Theo báo cáo tại hội nghị, đến nay 100% các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã phê duyệt danh sách hộ gia đình đủ điều kiện hỗ trợ về nhà ở. Tổng số hộ hỗ trợ là 1.638 hộ (người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ: 984 hộ; hộ nghèo, hộ cận nghèo: 654 hộ); trong đó xây dựng mới nhà ở là 782 hộ (380 hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, 402 hộ nghèo, hộ cận nghèo), sửa chữa nhà ở là 856 hộ (604 hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, 252 hộ nghèo, hộ cận nghèo).
Tổng kinh phí cần hỗ trợ dự kiến là 121 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 80% kinh phí đối với hộ gia đình người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ với mức 60 triệu đồng/nhà đối với hộ xây dựng nhà ở mới, 30 triệu đồng/nhà đối với hộ sửa chữa nhà ở hiện có, với tổng kinh phí hỗ trợ là 32,736 tỷ đồng. Số kinh phí còn lại do ngân sách tỉnh cấp và nguồn huy động xã hội hoá.
![]() |
Ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. |
Dự kiến trong tháng 2/2025, HĐND tỉnh Hải Dương sẽ thông qua dự thảo Nghị quyết hỗ trợ kinh phí về nhà ở đối với hộ gia đình người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh tại kỳ họp chuyên đề.
Để huy động nguồn lực xã hội hóa, ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương phát động, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ được 9,3 tỷ đồng và đang tiếp tục kêu gọi, tiếp nhận các nguồn tài trợ.
Ngoài ra, UBND thị xã Kinh Môn cam kết thực hiện hỗ trợ thêm 20 triệu đồng/nhà xây mới và 10 triệu đồng/nhà sửa chữa đối với các hộ trên địa bàn quản lý; thành phố Chí Linh cam kết hỗ trợ toàn bộ 100% căn nhà xây mới, sửa chữa trên địa bàn quản lý bằng nguồn huy động xã hội hóa; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đăng ký hỗ trợ 11 nhà xây mới và 4 nhà sửa chữa trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố với tổng kinh phí hỗ trợ 880 triệu đồng và sẽ hỗ trợ 200 triệu đồng cho 2 hộ gia đình xây mới nhà ở ngay trong tháng 02/2025.
Công an tỉnh Hải Dương đăng ký số lượng 380 - 570 lượt cán bộ, chiến sĩ phối hợp các lực lượng khác tham gia hỗ trợ triển khai thi công xây dựng nhà mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hải Dương đăng ký hỗ trợ 50% tổng số ngày công đối với nhà sửa chữa, 30% tổng số ngày công đối với nhà xây mới, lực lượng tham gia từ 5 - 7 cán bộ, chiến sĩ/nhà. Dự kiến số ngày công tham gia khoảng 5.400 - 7.560 ngày công. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đăng ký tham gia hỗ trợ 18.781 ngày công; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tham gia hỗ trợ 11.460 ngày công.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương biểu dương sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của một số sở, ngành, địa phương trong triển khai kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Nhấn mạnh việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn thể hiện tình cảm, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đề nghị Ban Chỉ đạo các câp tiếp tục chỉ đạo, triển khai quyết liệt các nội dung công việc, phấn đấu hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong tháng 6/2025. Lãnh đạo các sở, ngành, UBND các cấp bám sát, đôn đốc việc triển khai theo địa bàn được phân công phụ trách, đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Ông Lê Ngọc Châu giao Sở Tài chính tiếp tục nghiên cứu, tham mưu quy định sử dụng các nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách đảm bảo công bằng. Phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn các địa phương phân bổ nguồn lực từ xã hội hóa, đồng thời quản lý, hướng dẫn các địa phương sử dụng kinh phí không để xảy ra lãng phí, thất thoát.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục kêu gọi, vận động các các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm, hỗ trợ nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, hoàn thành việc tiếp nhận vào ngày 15/2/2025 để đảm bảo việc cân đối, phân bổ nguồn lực cho các địa phương triển khai.
Các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát, tổng hợp số liệu các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu hỗ trợ nhân công tham gia xây dựng, sửa chữa nhà ở để báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo. Trên cơ sở đó có kế hoạch phân bổ nguồn nhân lực hỗ trợ từ các lực lượng đã đăng ký hỗ trợ ngày công như công an, quân đội, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nội vụ, phối hợp với các địa phương theo dõi, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, tích cực trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh…
Trước đó, sáng 5/2, huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) tiến hành khởi công xây dựng nhà ở cho gia đình bà Nguyễn Thị Nụ, thôn Kỳ Tây, xã Cẩm Việt là người có công với cách mạng, được tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì.
![]() |
Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Thanh Hà dự lễ khởi công. |
Theo kế hoạch ngôi nhà sẽ được xây dựng kiên cố, kiến trúc một tầng, mái bằng, đảm bảo 3 cứng (nền, tường, mái) diện tích 80m2, tại vị trí nhà cũ. Thời gian thi công, hoàn thành trong tháng 5/2025.
Năm 2025, huyện Thanh Hà sẽ hỗ trợ xây dựng 135 ngôi nhà cho người có công với cách mạng và hộ nghèo, hộ cận nghèo; trong đó có 110 hộ là người có công, 25 hộ là hộ nghèo và cận nghèo.
![]() Đây là thông tin tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương diễn ra chiều 9/1, tại thành phố Hải Dương. |
![]() Đây là thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; kế hoạch kịch bản tăng trưởng kinh tế và kịch bản tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 do UBND tỉnh Hải Dương tổ chức sáng 14/1, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông (thành phố Hải Dương). |
![]() Đến hẹn lại lên, từ ngày 14 - 23 tháng Giêng âm lịch, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) diễn ra Lễ hội mùa xuân. Tại đây, các nghi lễ được thực hiện theo nghi thức truyền thống và phần hội được tổ chức phong phú, đa dạng với những nét đặc trưng. |
![]() Lễ rước nước, Lễ mộc dục trong khuôn khổ Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) là một nghi lễ truyền thống đặc sắc trong kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc. Các hoạt động cổ truyền này vẫn lưu giữ nguyên vẹn nét đặc sắc có từ hơn 700 năm trước. |
![]() “Ngũ Nhạc linh từ” là những miếu thờ thiêng liêng nằm trên dãy núi Ngũ Nhạc. Tại đây, hàng năm diễn ra lễ tế quan trọng trong Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc nhằm cầu phúc, tránh họa, mong cho mùa màng tươi tốt, phong đăng hòa cốc, quốc thái dân an. |
![]() Chiều 26/11, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (thành phố Hải Dương), ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân trong tỉnh năm 2024. |