Hàn Quốc sẽ nhập khẩu 120.000 tấn urê từ Việt Nam mỗi năm

XUẤT KHẨU Việt - Hàn
09:12 - 28/12/2021
Hàn Quốc tăng tốc nhập khẩu ure giải quyết khủng hoảng trong nước - Ảnh minh họa
Hàn Quốc tăng tốc nhập khẩu ure giải quyết khủng hoảng trong nước - Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Sau cơn khùng hoảng về nhiên liệu trong năm nay, và sau sự cố thiếu hụt urê nghiêm trọng hồi đầu thắng 11, Hàn Quốc đã đẩy mạnh hơn việc mở rộng tìm nguồn cung urê, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, ông Moon Sung-wook vừa có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên, người đang có chuyến thăm Hàn Quốc, tại khách sạn Lotte, Seoul vào ngày 22 và ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác cung cấp các dung dịch xử lý khí thải động cơ diesel (urê) giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Theo Biên bản này, mỗi năm, Chính phủ Hàn Quốc sẽ nhập khẩu 120.000 tấn dung dịch urê của Việt Nam, trong vòng 3 năm từ năm 2022. Năm 2020, Hàn Quốc đã nhập khẩu 370.000 tấn urê công nghiệp, và lượng urê nhập khẩu từ Việt Nam từ năm 2022 sẽ chiếm 30% tổng lượng nhập khẩu hàng năm. Đây được cho là động thái nhằm đa dạng hóa nguồn nhập khẩu urê, thay đổi tình trạng phụ thuộc nhập khẩu urê từ thị trường Trung Quốc của chính phủ Hàn Quốc. Trong 9 tháng năm 2021, 97,6% lượng urê nhập khẩu của nước này đến từ Trung Quốc.

Đồng thời cũng là một biện pháp dự phòng của Hàn Quốc, sau khi rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung và phải nhập khẩu khẩn cấp 10.000 tấn urê trên thế giới, trong đó có 200 tấn urê từ Việt Nam vào hồi đầu tháng 11/2021.

Thời điểm đó, Hàn Quốc thiếu hụt urê nghiêm trọng để tạo thành dung dịch urê, nhằm giảm lượng khí thải trong các phương tiện chạy bằng dầu diesel. Cùng ngày, hai Bộ trưởng cũng đã tổ chức 'Ủy ban chung Công nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam và Ủy ban chung về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA)'.

Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Moon cho biết rằng ông đã bắt đầu các cuộc thảo luận xã hội như thu thập ý kiến dư luận để thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và mong muốn nhận được sự ủng hộ tích cực của Việt Nam, một quốc gia thành viên CPTPP.

Hai bộ trưởng cũng thảo luận về các cách thức để mở rộng hợp tác song phương trên phạm vi nền kinh tế thực tế. Đặc biệt thúc đẩy hợp tác kinh tế trong ba lĩnh vực: thương mại, công nghiệp và năng lượng.

Việt Nam-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư trên nhiều lĩnh vực - Ảnh minh họa

Việt Nam-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư trên nhiều lĩnh vực - Ảnh minh họa

Trong lĩnh vực thương mại, hai nước quyết định nỗ lực đa dạng hóa thương mại và đầu tư, nới lỏng hàng rào phi thuế quan nhằm sớm đạt được mục tiêu 'kim ngạch thương mại hàng năm đạt 10 triệu USD vào năm 2023' đã được thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh song phương vào tháng 9.

Các biện pháp cụ thể bao gồm hợp tác, phân phối và hậu cần, thúc đẩy áp dụng tích lũy nguồn gốc xuất xứ của hàng dệt may Hàn Quốc liên quan đến FTA giữa Anh và Việt Nam (UKVFTA), cũng như thảo luận về việc tổ chức một sự kiện kinh tế công tư vào năm tới để kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Về mặt công nghiệp, cùng với hợp tác chuỗi cung ứng toàn cầu (GVC) trong đó có urê, hai bộ trưởng đã thảo luận về phương án tăng cường hợp tác kỹ thuật và giải quyết khó khăn của doanh nghiệp tập trung vào các ngành công nghiệp mà 2 nước có quan hệ hợp tác chặt chẽ như dệt may, quần áo, ô tô.

Trong lĩnh vực năng lượng, 2 bên đã đề cập đến phương án mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như chia sẻ chính sách chuyển đổi năng lượng để thực hiện mục tiêu trung hòa carbon, hiệu quả năng lượng, nghiên cứu và phát triển (R&D) điện.

Hai Bộ trưởng cũng đánh giá, Hiệp định FTA Hàn Quốc - Việt Nam đã góp phần to lớn vào việc mở rộng thương mại và đầu tư giữa hai nước, đồng thời quyết định tìm kiếm hợp tác trong các dự án hợp tác kinh tế FTA, giải quyết các rào cản kỹ thuật thương mại, kết nối hệ thống trao đổi thông tin nước xuất xứ cũng như các biện pháp phòng vệ thương mại.

Đặc biệt, 2 bên đã đồng ý tổ chức đàm phán bảo lưu đầu tư và ủy ban kiểm dịch vệ sinh (SPS) vào năm tới để thảo luận sâu về các vấn đề còn tồn đọng.

Bộ trưởng Moon và Bộ trưởng Diên cũng đã ký 'Bản ghi nhớ trao đổi về Hiệp định FTA Hàn-Việt sửa đổi tiêu chuẩn xuất xứ hàng may mặc'.

Trước đây, tiêu chuẩn xuất xứ chỉ được công nhận cho quần áo được may và đóng gói trong khu vực. Tuy nhiên, trong tương lai việc công nhận tiêu chuẩn xuất xứ còn được mở rộng cho khái niệm nguồn gốc của vải dệt. Điều này dự kiến sẽ giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng thương mại dệt may và quần áo.

Đây là cơ hội cho cả hai bên khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba và là đối tác chủ chốt trong Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc.

Ảnh tác giả

“Chúng ta hãy cùng nhau mở rộng hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực như công nghệ công nghiệp và tài nguyên năng lượng."

Ông Moon Sung-wook, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng

Tin liên quan

Đọc tiếp