qc-phu-my

Lĩnh vực ưu tiên trong hội nhập kinh tế quốc tế cần hướng tới kinh tế xanh

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế, chiều 10/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, kinh tế là trụ cột quan trọng, tiên phong trong hoạt động hội nhập quốc tế, cần đánh giá chính xác xu hướng quốc tế để hội nhập hiệu quả.

Toàn cảnh buổi họp. Ảnh: VGP
Toàn cảnh buổi họp. Ảnh: VGP

Theo Phó Thủ tướng, Ban Chỉ đạo có tính liên ngành với sự tham gia của các bộ, ngành, thành phố lớn, vì vậy, cần tạo sự liên kết chặt chẽ nhằm thúc đẩy hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế với sự tham gia toàn diện của các thành phần kinh tế.

Phó Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá toàn diện sự tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam, nhất là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước; phân tích các chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế trước sự thay đổi, biến động nhanh, khó đoán định của bối cảnh kinh tế, chuỗi giá trị toàn cầu; sự khủng hoảng về mô hình kinh tế trên thế giới…

Đồng thời, cần đưa ra cơ chế hoạt động linh hoạt, phản ứng kịp thời trước những vấn đề mới xuất hiện dựa trên đề xuất, phát hiện của các thành viên Ban Chỉ đạo.

FTA là động lực lớn cho nền kinh tế

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, thời gian qua, công tác hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả quan trọng như góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế; nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm; thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại; góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đến nay, Việt Nam đã và đang tham gia 17 FTA, chuẩn bị đàm phán tham gia một số hiệp định thương mại song phương, đa phương. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với trên 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20.

Trong đó, 15 FTA có hiệu lực, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, củng cố thị trường truyền thống, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia vào các thị trường tiềm năng trên thế giới.

Ở tất cả các thị trường Việt Nam có FTA đều ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu vượt trội, năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, về chính trị, ngoại giao, việc tham gia các FTA góp phần nâng cao vị thế đối ngoại của đất nước, tăng cường đan xen lợi ích với các đối tác chủ chốt, góp phần bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển đất nước.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết, năm 2022, năm đầu tiên tất cả 15 FTA đã ký có hiệu lực thực thi, tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường đối tác FTA đạt 526 tỷ USD, chiếm 72% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với toàn thế giới.

Trong đó xuất khẩu đạt 238 tỷ USD, chiếm gần 64% kim ngạch xuất khẩu. Điều đó cho thấy phần lớn dòng chảy thương mại của hàng hoá Việt Nam là với các đối tác FTA. Thương mại với các thị trường này là một trong những động lực lớn cho tăng trưởng sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam.

Tận dụng ưu đãi thuế quan của FTA năm 2022 đạt 78,3 tỷ USD, tương đương 33,6% tổng kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường này. Trong so sánh với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đây là tỉ lệ khá lạc quan.

Tuy nhiên, những hạn chế trong thực thi các FTA thời gian qua thể hiện trên một số mặt. Về tăng trưởng xuất khẩu đi các thị trường FTA chưa có sự vượt trội so với một số thị trường chưa có FTA.

Tỉ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan FTA đang có xu hướng giảm và diễn tiến không ổn định với từng hiệp định. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi đã giảm từ mức kỷ lục 39,7% năm 2018 giảm dần xuống mức 32,7% năm 2021 và mới cải thiện chút ít với mức 33,6% năm 2022.

Điều này cho thấy các doanh nghiệp dường như chưa có chiến lược ổn định cho việc tận dụng ưu đãi. Những lực cản khiến doanh nghiệp khó hiện thực hoá các cơ hội tiềm năng từ FTA.

Khảo sát của VCCI năm 2022 cũng cho thấy, doanh nghiệp lo ngại nhất là các biến động và bất ổn thị trường (46,8%), hạn chế trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (46,4%), thiếu thông tin về cam kết và cách thức áp dụng (40,1%), bất cập trong tổ chức thực thi FTA của các cơ quan Nhà nước (28,2%).

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang có sự thay đổi với những quy định mới

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, nhận định kim ngạch xuất nhập khẩu theo các FTA thế hệ mới đã vượt các FTA truyền thống cho thấy hướng đi đúng trong việc đa dạng hoá thị trường.

Tuy nhiên, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang có những vấn đề mới nổi lên với các tiêu chuẩn, quy định mới về bảo vệ môi trường, kỹ thuật số, năng lượng sạch…

Đồng tình với ý kiến này, đại diện Bộ Ngoại giao nêu một số xu thế chính trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay như tái cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu; ưu tiên các thoả thuận khu vực và song phương, tập trung vào các lĩnh vực cụ thể; tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu; nhiều nước đẩy nhanh tự chủ chiến lược, gắn kinh tế với phát triển xanh, bền vững.

"Việc các nước đẩy mạnh thiết lập các sáng kiến, khuôn khổ hợp tác mới, tạo cơ hội Việt Nam tham gia ngay từ đầu vào quá trình xây dựng, định hình các quy định, luật chơi trong các lĩnh vực hợp tác mới, then chốt, qua đó bảo đảm tối đa lợi ích của đất nước."

Bà Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao

Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành cho biết thêm, nhiều FTA thế hệ mới có các cam kết rất cao trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu… hướng tới phát triển bền vững.

Trong thời gian tới, Bộ TN&MT tiếp tục tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm nội luật hoá các cam kết quốc tế về tài nguyên, môi trường; rà soát, hoàn thiện các hàng rào kỹ thuật về môi trường, quy định về giảm phát thải khí nhà kính, thị trường carbon phù hợp với các FTA thế hệ mới…

Các thành viên Ban Chỉ đạo cũng thảo luận và cho ý kiến đánh giá công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong năm qua. Công tác thực thi và tận dụng cam kết FTA gắn với cải cách thể chế, chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, từng lĩnh vực ngành hàng, hướng tới tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trước tình hình các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đang đối mặt với những thách thức lớn từ sự suy giảm của thị trường, nhất là các thị trường chủ lực.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hội nhập quốc tế

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định công tác hội nhập kinh tế quốc tế là một điểm sáng trong quá trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có được chính sách chủ động, chuẩn bị đầy đủ năng lực nhằm tận dụng được các FTA và hội nhập kinh tế hiệu quả.

Phó Thủ tướng khẳng định Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong quá trình đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế kết hợp với thực hiện các mục tiêu toàn cầu; thể chế hoá, tạo môi trường pháp lý, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân ngang hàng với các đối tác quốc tế; lựa chọn những thương hiệu quốc gia để xây dựng thành thương hiệu quốc tế.

Từ lợi thế, kinh nghiệm thành công trong quá trình chuyển đổi số, Phó Thủ tướng cho rằng cần có sự chuẩn bị lộ trình, hoạch định của Nhà nước trong việc lựa chọn một số lĩnh vực ưu tiên trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xây dựng nền kinh tế xanh, bảo vệ thiên nhiên, sử dụng năng lượng tái tạo…

Lĩnh vực ưu tiên trong hội nhập kinh tế quốc tế cần hướng tới kinh tế xanh

"Đơn cử, sức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời gian tới không phải là ưu đãi về đất đai, thuế, nhân công giá rẻ mà là năng lượng tái tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, tài nguyên số, các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu thông qua trồng rừng, Net Zero…"

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp là người trực tiếp thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, Phó Thủ tướng gợi mở, hiện nay nhiều lĩnh vực kinh tế đã dựa trên trình độ công nghệ khác như năng lượng tái tạo, công nghiệp xanh… Vì vậy, các doanh nghiệp cần tận dụng nguồn lực FDI để đào tạo con người, thay đổi tư duy, nhận thức, phương thức làm việc, nắm bắt được công nghệ, mở ra những lĩnh vực mới dựa trên đầu tư công nghệ cao.

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến chỉ đạo về công tác tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, chú trọng đưa ra các giải pháp nâng cao sự phối hợp triển khai giữa các lĩnh vực hội nhập trong một chiến lược hội nhập tổng thể, làm cơ sở xây dựng những định hướng mới cho công tác hội nhập trong giai đoạn tới.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai công tác rà soát các FTA đã ký thuộc lĩnh vực, nhiệm vụ quản lý được giao.

Chuyển đổi số là công cụ quan trọng hỗ trợ thực thi công lý

Chuyển đổi số là công cụ quan trọng hỗ trợ thực thi công lý

Thủ tướng yêu cầu ngành tư pháp cần tích cực chuyển đổi số, xác định xây dựng tòa án điện tử là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
TAND tiết kiệm 100 tỷ đồng nhờ xét xử trực tuyến

TAND tiết kiệm 100 tỷ đồng nhờ xét xử trực tuyến

Từ đầu năm 2022 đến nay, TAND các cấp phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức xét xử trực tuyến được gần 20.000 vụ án, tiết kiệm khoảng 100 tỷ đồng.
Cải cách hành chính tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ Đề án 06

Cải cách hành chính tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ Đề án 06

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long cho biết, việc triển khai sổ hộ khẩu điện tử thay thế sổ hộ khẩu giấy đạt 150.000 lượt sử dụng hàng ngày, giúp tiết kiệm khoảng 450 tỷ đồng mỗi tháng...
Bộ KH&ĐT: Các dự án đầu tư ngành bán dẫn được ưu đãi cao nhất

Bộ KH&ĐT: Các dự án đầu tư ngành bán dẫn được ưu đãi cao nhất

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết, các tập đoàn nước ngoài đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử…
Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Trường hợp xảy ra sự cố tấn công mạng, Thủ tướng yêu cầu báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia, tuân thủ sự điều phối của cơ quan này.
Công bố danh mục sản phẩm phải chứng nhận, công bố hợp quy

Công bố danh mục sản phẩm phải chứng nhận, công bố hợp quy

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Thông tư số 2/2024/TT-BTTTT quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.
Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ điều tra dân số

Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ điều tra dân số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản số 221 ngày 3/4/2024 về việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.
Hải Dương công bố chỉ số cải cách hành chính các sở ngành và cấp huyện

Hải Dương công bố chỉ số cải cách hành chính các sở ngành và cấp huyện

​​Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương tiếp tục là đơn vị dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính với tổng số điểm 92,86 điểm/100 điểm. UBND huyện Nam Sách tiếp tục xếp thứ nhất cấp huyện với tổng số điểm 90,86 điểm.
'Triển khai chuyển đổi IPv6 là việc không thể chậm trễ'

'Triển khai chuyển đổi IPv6 là việc không thể chậm trễ'

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, chuyển đổi sang địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6 là xu thế chung của toàn cầu, đáp ứng nhu cầu các dịch vụ mới, chất lượng cao như 5G, 6G, IoT, đô thị thông minh, điện toán đám mây...
Việt Nam có nhiều cơ hội trong ứng dụng AI, điện toán đám mây và thiết kế chip

Việt Nam có nhiều cơ hội trong ứng dụng AI, điện toán đám mây và thiết kế chip

Các chuyên gia Trường Đại học Harvard Kennedy cho rằng Việt Nam cần tận dụng các cơ hội từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, AI để phát triển trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu như hiện nay.
Thanh niên là lực lượng nòng cốt đưa Việt Nam trở thành quốc gia số

Thanh niên là lực lượng nòng cốt đưa Việt Nam trở thành quốc gia số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần “5 xung kích”, "6 khát vọng", giương cao ngọn cờ tiên phong, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.
Kiểm toán Nhà nước chủ động thích ứng linh hoạt với chuyển đổi số

Kiểm toán Nhà nước chủ động thích ứng linh hoạt với chuyển đổi số

Công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bộ, ngành, địa phương, trong đó có Kiểm toán Nhà nước. Đơn vị này đã và đang chung tay cùng cả nước phát triển nền kinh tế số và thích ứng linh hoạt với quá trình chuyển đổi số.
Lãnh đạo các bộ ngành đối thoại với thanh niên nhiều vấn đề nóng trong chuyển đổi số

Lãnh đạo các bộ ngành đối thoại với thanh niên nhiều vấn đề nóng trong chuyển đổi số

Những kiến nghị của thanh niên xoay quanh vấn đề an ninh mạng, chuyển đổi số, chia sẻ dữ liệu và cơ sở dữ liệu quốc gia đã được đại diện các Bộ ngành, lãnh đạo Chính phủ giải đáp tại Hội nghị Thủ tướng gặp mặt và đối thoại với thanh niên sáng 26/3.
Chủ tịch Quốc hội: Mạng xã hội giúp truyền thông các luật mới

Chủ tịch Quốc hội: Mạng xã hội giúp truyền thông các luật mới

Có TikToker lên sóng chỉ phân tích khoản 4 của Luật Đất đai về định nghĩa thế nào là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài gốc Việt Nam mà thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.
TP HCM ra mắt phần mềm lắng nghe mạng xã hội

TP HCM ra mắt phần mềm lắng nghe mạng xã hội

Ngày 27/2, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM ra mắt phần mềm lắng nghe mạng xã hội Socialbeat.
Việt Nam ban hành chiến lược dữ liệu quốc gia

Việt Nam ban hành chiến lược dữ liệu quốc gia

Chiến lược đặt mục tiêu phát triển thị trường dữ liệu, hoàn thành thí điểm, thử nghiệm 5 sàn giao dịch dữ liệu tạo môi trường mua bán, trao đổi dữ liệu có sự giám sát đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định của pháp luật.
4 lĩnh vực ưu tiên thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

4 lĩnh vực ưu tiên thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp tích cực vào sự nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam, tạo nên những "kỳ lân" tầm cỡ khu vực và thế giới.
Việt Nam - Hàn Quốc tăng cường hợp tác công nghệ số

Việt Nam - Hàn Quốc tăng cường hợp tác công nghệ số

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm đánh giá Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm chung và cơ hội hợp tác về công nghệ số, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển Chính phủ số và nguồn nhân lực số.
Chính thức phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chính thức phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia

Trung tâm dữ liệu quốc gia hoạt động được kỳ vọng sẽ là tiền đề thúc đẩy quá trình phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Chủ tịch nước nêu 3 trụ cột về hợp tác và phát triển kinh tế số

Chủ tịch nước nêu 3 trụ cột về hợp tác và phát triển kinh tế số

Phát biểu tại phiên họp cấp cao về kinh tế số, Chủ tịch nước đã đề xuất hợp tác và phát triển kinh tế số dựa trên 3 trụ cột gồm thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số.
Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên cả nước

Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên cả nước

Thăm Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cơ sở Hòa Lạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị sau khi khánh thành cơ sở này, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên cả nước.
Thủ tướng: 'Chuyển đổi số cần ưu tiên chất lượng hơn chạy theo số lượng'

Thủ tướng: 'Chuyển đổi số cần ưu tiên chất lượng hơn chạy theo số lượng'

Phát biểu trên được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, đưa ra tại buổi lễ chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023, diễn ra sáng 10/10.
Lần đầu tiên 8 lĩnh vực có bản đồ công nghệ

Lần đầu tiên 8 lĩnh vực có bản đồ công nghệ

Ngày 9/10, tại Hội nghị giao ban công tác quản lý Nhà nước quý 3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức công bố Bản đồ công nghệ lĩnh vực thông tin và truyền thông trong 8 lĩnh vực quản lý.
Cần xây dựng chiến lược quốc gia về dữ liệu

Cần xây dựng chiến lược quốc gia về dữ liệu

Dữ liệu được ví như một nguồn tài nguyên mới trong kỷ nguyên số, tuy nhiên thực tế Việt Nam đang thiếu những hình mẫu giúp doanh nghiệp định hướng khai thác dữ liệu tốt hơn. Do đó, cần xây dựng chiến lược quốc gia về dữ liệu để nâng cao giá trị dữ liệu.
Sắp tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023

Sắp tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023

Ngày 5/10, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 7712/VPCP-KSTT truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023.
Vận hành sàn giao dịch công nghệ tại Hà Nội và TP HCM vào quý 4/2024

Vận hành sàn giao dịch công nghệ tại Hà Nội và TP HCM vào quý 4/2024

Thông tin trên được nêu trong Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập, được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký ngày 5/10.
Việt Nam tăng 2 bậc chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023

Việt Nam tăng 2 bậc chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ghi nhận năm 2023 Việt Nam tăng 2 bậc chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu so với năm ngoái, đồng thời đánh giá Việt Nam là một trong 3 quốc gia kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức phát triển trong 13 năm liên tiếp.
Góc nhìn: Chia sẻ dữ liệu giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý

Góc nhìn: Chia sẻ dữ liệu giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý

Làm thế nào để việc chia sẻ dữ liệu giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước vừa đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích của doanh nghiệp vừa phục vụ mục tiêu phát triển chung là vấn đề được đặt ra tại một hội thảo hôm nay 27/9.
Mỗi tỉnh sẽ thành lập một trung tâm về chuyển đổi số

Mỗi tỉnh sẽ thành lập một trung tâm về chuyển đổi số

Cùng với việc ban hành cẩm nang hướng dẫn chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thành lập trung tâm chuyển đổi số ở các tỉnh, nhằm giúp các doanh nghiệp, địa phương tháo gỡ những khó khăn trong tiến trình chuyển đổi số.
Sẽ ban hành cẩm nang hướng dẫn chuyển đổi số

Sẽ ban hành cẩm nang hướng dẫn chuyển đổi số

Cẩm nang hướng dẫn cùng bộ 30 nền tảng số miễn phí sẽ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tự tiến hành chuyển đổi số, góp phần giải bài toán thiếu hụt nhân lực.
Siết chặt nhiều quy định để bảo vệ quyền lợi người dùng Internet

Siết chặt nhiều quy định để bảo vệ quyền lợi người dùng Internet

Ngày 8/9, Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Tán thành việc duy trì Quỹ dịch vụ viễn thông công ích

Tán thành việc duy trì Quỹ dịch vụ viễn thông công ích

Chiều 28/8, hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 4 thảo luận một số nội dung lớn của Luật Viễn Thông (sửa đổi).
Bộ Y tế kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số

Bộ Y tế kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số

Theo quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan là Trưởng Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn là Phó Trưởng ban thường trực, các Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Nguyễn Thị Liên Hương và Lê Đức Luận là Phó Trưởng ban.
Triển khai cửa khẩu số tại Kim Thành từ 21/8

Triển khai cửa khẩu số tại Kim Thành từ 21/8

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai, từ ngày 21/8, cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành sẽ triển khai áp dụng nền tảng cửa khẩu số.
Xây dựng và bảo vệ hình ảnh của chính quyền trên không gian mạng

Xây dựng và bảo vệ hình ảnh của chính quyền trên không gian mạng

Cổng TTĐT các cấp là một nội dung quan trọng trong xây dựng và thực hiện truyền thông số, hướng đến thực hiện Chính phủ số.
Lập tổ công tác về đối tác kinh tế số Việt Nam - Singapore

Lập tổ công tác về đối tác kinh tế số Việt Nam - Singapore

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ngày 2/8 ký Quyết định số 912/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác liên ngành để triển khai biên bản ghi nhớ về quan hệ Đối tác kinh tế xanh - kinh tế số Việt Nam – Singapore.
Xem thêm