Sau khi loại bỏ các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu thuần hợp nhất của DCM đạt 2.734 tỷ đồng, giảm 32% so với mức 4.074 tỷ đồng ghi nhận tại quý 1/2022, chủ yếu do giá bán sản phẩm ure trong quý của công ty mẹ giảm mạnh (-32% so với cùng kỳ năm 2022).
Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp lại ghi nhận tăng 2% so với quý 1/2022, đạt 2.165 tỷ đồng. Từ đó, lợi nhuận gộp của DCM đạt 568,7 tỷ đồng, giảm 71% so với mức 1.977 tỷ đồng trong quý 1/2022.
Doanh thu hoạt động tài chính của DCM tăng 71% so với quý 1/2022, đạt 118 tỷ đồng. Chi phí tài chính lại giảm từ 19,7 tỷ đồng xuống còn 8,9 tỷ đồng, tương ứng giảm 54%.
Chi phí bán hàng trong quý của DCM tăng 55% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 276 tỷ đồng…
Khấu trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 229,6 tỷ đồng, giảm 84% so với quý 1/2022.
Trong năm 2023, Đạm Cà Mau đặt mục tiêu tài chính hợp nhất với 13.458 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 1.383 tỷ đồng. Với kết quả đạt được trong quý 1, DCM đã hoàn thành 21% kế hoạch về doanh thu và 16% kế hoạch về lợi nhuận.
Đạm Cà Mau đặt mục tiêu vào Top 5 doanh thu lớn nhất Đông Nam Á
Tính đến ngày 31/3, tài sản của Đạm Cà Mau ở mức 14.571 tỷ đồng, tăng 2% so với mức 14.166 tỷ đồng ngày đầu năm.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp đạt 2.319 tỷ đồng, giảm 4%. Trong đó, hàng thành phẩm lại ghi nhận tăng 32%, từ 1.165 tỷ đồng (ngày đầu năm 2023) lên 1.541 tỷ đồng (ngày 31/3/2023).
Các mục khác như nguyên vật liệu, chi phí sản xuất dở dang, hàng hóa đều ghi nhận giảm so với ngày đầu năm với lần lượt -15%; -6%; -90%. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng giảm từ 139,3 tỷ đồng ngày đầu năm xuống còn 74,86 tỷ đồng.
Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn của doanh nghiệp tăng từ 2.124 tỷ đồng lên 2.354 tỷ đồng, tương ứng tăng 10% so với ngày đầu năm. Trong quý 1/2023, DCM cũng ghi nhận thêm 30 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng.
Trong quý, các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp tăng gấp 4 lần so với ngày đầu năm, từ 188 tỷ đồng lên 814 tỷ đồng. Biến động chủ yếu ở mục trả trước cho người bán ngắn hạn, tăng từ 86 tỷ đồng lên 673 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/3, tổng nợ của doanh nghiệp ở mức 3.760 tỷ đồng, tăng 5% so với mức 3.561 tỷ đồng ghi nhận ngày đầu năm.
Biến động diễn ra chủ yếu ở mục dự phòng phải trả ngắn hạn (chi phí tiền khí và bảo dưỡng tổng thể) khi tăng 45% so với ngày đầu năm, từ 679 tỷ đồng lên 986 tỷ đồng.
Trong quý, Đạm Cà Mau có thêm các khoản phí quảng cáo (90,9 tỷ đồng), phí an sinh xã hội (35,9 tỷ đồng), góp phần đưa chi phí phải trả của doanh nghiệp tăng từ 238 tỷ đồng lên 378 tỷ đồng.
Phải trả cho người bán ngắn hạn lại giảm 19% so với ngày đầu năm, còn đạt 824 tỷ đồng.
Vay, nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn lần lượt đạt 1,83 tỷ đồng và 1,02 tỷ đồng, giảm 28% và 2% so với ngày đầu năm.
Vốn chủ sở hữu của Đạm Cà Mau đến ngày 31/3 đạt 10.810 tỷ đồng, bao gồm 5.294 tỷ đồng vốn góp của chủ sở hữu và 3.254 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến 31/3 (lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này đạt 136,5 tỷ đồng).
Trên sàn chứng khoán, chốt phiên 25/4 giá cổ phiếu DCM ở mức 23.350 đồng/cp, tăng 0,8% so với đáy ngắn hạn phiên 8/3 và giảm 48% so với đỉnh lịch sử 45.730 đồng/cp phiên 28/3/2022.
Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức được khởi công xây dựng vào năm 2008. Năm 2011, công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau được thành lập. Lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là sản xuất và tiêu thụ phân bón. Năm 2015, DCM chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE.