Mã vùng trồng tạo thế khó cho doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng

Mặc dù sầu riêng và chanh leo đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn còn gặp thế khó, đặc biệt khi phải đăng ký mã số vùng trồng trước khi xuất khẩu.

Mã vùng trồng tạo thế khó cho doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng

Ngày 26/8/2022, tại tỉnh Đăk Lăk, Vụ thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị cung cấp thông tin thị trường, kết nối doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng và chanh leo Việt Nam với các nhà phân phối, nhập khẩu từ phía Trung Quốc.

Sau 6 năm đàm phán, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã có văn bản đồng ý thí điểm nhập khẩu chanh leo từ Việt Nam vào Trung Quốc. Theo ông Tô Ngọc Sơn, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), việc thí điểm này xuất phát từ nhu cầu của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Từ tháng 7/2022, chanh leo và sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Hiện chanh leo mới chỉ được xuất khẩu sang Quảng Tây thông qua 7 cửa khẩu. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy mở rộng thí điểm tại thị trường Vân Nam (Trung Quốc).

Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đăk Lăk ông Huỳnh Ngọc Dương phát biểu khai mạc.
Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đăk Lăk ông Huỳnh Ngọc Dương phát biểu khai mạc.

Khác với chanh leo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) và GACC đã ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch trái sầu riêng vào thị trường Trung Quốc thông qua tất cả cửa khẩu liên kết với quốc gia này. Nghị định chính thức có hiệu lực trong vòng 3 năm.

Nghị định thư cũng đánh dấu Việt Nam trở thành quốc gia thứ 2 được cung cấp sầu riêng tươi cho thị trường Trung Quốc (sau Thái Lan). Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng mới chỉ cho phép thêm Malaysia cung cấp sản phẩm sầu đông lạnh cho quốc gia này.

Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm và vấn đề bảo vệ môi trường

Mặc dù được cấp “giấy thông hành” xuất chính ngạch sang Trung Quốc nhưng thực tế 2 loại trái cây trên còn gặp nhiều khó khăn. Với mặt hàng chanh leo, theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, chanh leo của Việt Nam hiện không đảm bảo sản lượng để xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu do gặp vấn đề về giống, sâu bệnh khiến năng suất năm nay giảm.

Trong khi đó, sầu riêng lại gặp vướng mắc ở vùng trồng, cơ sở đóng gói khi chưa có sự liên kết chặt chẽ. Phía Trung Quốc sẽ kiểm tra bằng hệ thống điện tử, nếu có sự chênh lệch như mã vùng trồng vượt mã sản lượng... lập tức hàng sẽ không được xuất khẩu.

“Cần làm thật ăn thật chứ đừng nghĩ che giấu nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tương lai”, ông Hòa khẳng định. Với việc Lệnh 248 và 249 có hiệu lực, phía Trung Quốc sẽ giám sát quy trình an toàn thực phẩm từ khâu trồng trọt đến sơ chế xuất khẩu.

Bàn rõ hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Sơn, Phó Vụ trưởng, Phó Chánh văn phòng, Văn phòng ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công Thương) cho rằng có 2 vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm. Một là phải đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, hai là vấn đề môi trường.

Về tiêu chuẩn môi trường, doanh nghiệp được khuyến khích áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP…), hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc hữu cơ. Ông Sơn nhấn mạnh doanh nghiệp cần chú trọng đến mô hình kinh tế tuần hoàn, bởi mô hình này sẽ làm giảm hạn chế rác thải ra môi trường.

Yêu cầu chặt chẽ về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm xuất phát từ việc chuyển đổi phương thức quản lý của các nước nhập khẩu. Nếu như trước đây, quá trình kiểm tra còn tương đối lỏng lẻo, một lô hàng kiểm tra một vài container thì giờ đây, doanh nghiệp sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ ngay từ khâu quản lý nguồn, tức là kiểm tra giám sát cơ sở sản xuất.

Mặt khác, từ năm 2018, phía Trung Quốc đã yêu cầu tất cả vùng trồng của doanh nghiệp xuất khẩu vào quốc gia này phải đóng gói, đăng ký mã số với cơ quan có thẩm quyền (hiện là Tổng cục Hải quan Trung Quốc). Điều này đã tác động đến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường này.

Ảnh tác giả“Mới đây, phía Trung Quốc đã tiến hành yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đăng ký mã, vùng trồng dán nhãn mã vạch truy xuất nguồn gốc. Tương tự, phía châu Âu cũng yêu cầu về nhãn dán đối với trái cây nhập khẩu, quy trình thực hành nông nghiệp tốt như GlobalGAP”

Ông Nguyễn Sơn - Phó Vụ trưởng, Văn phòng ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công Thương)

Bên cạnh đó, chính sách “Zero Covid” vẫn đang kìm chân trái cây Việt. Ông Hòa thông tin, ngày 22/8/2022 mặt hàng tinh bột sắn của Việt Nam đã phải tạm dừng xuất khẩu sang Trung Quốc do phát hiện Covid. Cuối năm 2021, đầu năm 2022 mặt hàng thanh long cũng đã phải gặp tình trạng tương tự.

Đi đường chính ngạch là cơ hội tăng kim ngạch vào Trung Quốc

Việc xuất khẩu thông qua đường chính ngạch được đánh giá là cơ hội đối với các doanh nghiệp, đặc biệt phương thức này sẽ giúp hạn chế tình cảnh hàng nghìn container hàng hóa nông sản bị ùn tắc chờ đợi tại cửa khẩu.

Ảnh tác giả

“Trong thời gian qua, chúng ta nhìn thấy sự thật phơi bày của vấn đề xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Đại dịch một lần nữa cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về sự cần thiết chuyển dịch hình thức xuất khẩu nông sản, đặc biệt là xuất khẩu trái cây"

Ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương)

Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, xuất khẩu chính ngạch sẽ là cơ hội tăng thị phần của hàng Việt Nam tại Trung Quốc (Hàng Việt Nam mới chỉ chiếm 3,5% thị phần trong tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này).

Theo thông tin từ thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, mỗi năm quốc gia này tiêu thụ khoảng 270 triệu tấn trái cây, bình quân đầu người đạt 56,3 kg/năm. Năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 15,2 tỷ USD trái cây. Riêng mặt hàng sầu riêng, nếu như năm 2014 chỉ mới nhập khoảng 300.000 tấn thì năm 2021 quốc gia này đã nhập khoảng 800.000 tấn.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp. Năm 2021, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,9 tỷ USD; 7 tháng đầu năm 2022 đạt 877 triệu USD.

Để thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới, ông Hòa cho rằng các địa phương có cơ sở trồng chanh leo, sầu riêng nên phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật và các cơ quan có thẩm quyền xây dựng quy trình hướng dẫn, thực hành nông nghiệp tốt. Đặc biệt, cần lưu giữ hồ sơ, phải ghi rõ ràng thời gian xuống giống, vấn đề sâu bệnh. Nếu doanh nghiệp vi phạm, phía Trung Quốc sẽ yêu cầu kiểm tra trực tuyến 2 tuần. Doanh nghiệp không đáp ứng được sẽ bị dừng xuất khẩu.

“Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã bị dừng xuất khẩu dù đã xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều năm. Một doanh nghiệp thủy sản lớn của Trà Vinh đã phải buộc dừng xuất khẩu. Doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị ngay từ đầu, chứ đừng để bị kiểm tra mới loay hoay chuẩn bị”, ông Hòa nói.

Chi tiết kế hoạch xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương

Chi tiết kế hoạch xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1620 ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc.
Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Đài Loan nhập khẩu 12.059 tấn chè từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, với trị giá 20,57 triệu USD, giảm nhẹ 0,05% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Trong khi sản phẩm cá ngừ, cua ghẹ xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng tốt với hai con số thì mực, bạch tuộc lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ghi nhận kết quả kỷ lục hơn 10 năm (giai đoạn 2013 – 2024).
Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Lào đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu cao su tại các thị trường khu vực ASEAN ghi nhận biến động trái chiều, trong khi cao su xuất khẩu của Thái Lan và Campuchia tăng trưởng thì Indonesia lại giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Theo VASEP, cá tra hiện là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông khi chiếm tỷ trọng 40% kim ngạch trong 11 tháng đầu năm 2024.
Việt Nam kỳ vọng Nhật Bản sẽ có thêm các dự án đầu tư về công nghệ bán dẫn

Việt Nam kỳ vọng Nhật Bản sẽ có thêm các dự án đầu tư về công nghệ bán dẫn

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản ngày 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kỳ vọng Nhật Bản sẽ sớm có các dự án đầu tư mới tại Việt Nam, nhất là các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, chế biến chế tạo, điện tử...
Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm 2024.
Doanh thu nội địa của Vĩnh Hoàn có tháng giảm đầu tiên trong năm 2024

Doanh thu nội địa của Vĩnh Hoàn có tháng giảm đầu tiên trong năm 2024

Tháng 11/2024, trong khi hầu hết các thị trường chính của Vĩnh Hoàn tăng trưởng tốt về doanh thu thì nội địa lại ghi nhận giảm -9%. Đây cũng là tháng đầu tiên trong năm thị trường này có mức tăng trưởng âm.
Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Trải qua 11 tháng đầu năm 2024, hai thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 6,39 triệu tấn với 2,23 tỷ USD kim ngạch, tăng lần lượt 26% về lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

11 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Brazil và Mỹ là ba thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Xuất nhập khẩu của Campuchia đạt gần 50 tỷ USD trong 11 tháng

Xuất nhập khẩu của Campuchia đạt gần 50 tỷ USD trong 11 tháng

11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia đạt 49,87 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

11 tháng đầu năm 2024, Campuchia thu về hơn 573 triệu USD từ bán mủ và gỗ cao su, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Sau khi lên mức đỉnh về kim ngạch 25 tháng trong tháng 10, sang tháng 11/2024 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có phần chững lại.
Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Dù mới trải qua 11 tháng đầu năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản đã ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao nhất các năm giai đoạn 2013 - 2023 như cà phê, rau quả, gạo...
Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – ASEAN đạt 76,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam thu về 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 35 thị trường trên thế giới, trong đó Hong Kong (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
ĐBSCL xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng

ĐBSCL xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 38,2 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ là thị trường xuất khẩu sò điệp lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu sò điệp lớn nhất của Việt Nam

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng sò điệp sang 20 thị trường, trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất khi chiếm 33% tỷ trọng.
Giá cà phê thế giới chinh phục đỉnh mới

Giá cà phê thế giới chinh phục đỉnh mới

Khép lại phiên giao dịch ngày 10/12, giá cà phê Arabica trên thị trường thế giới tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm.
Kinh tế Cà Mau năm 2024 tăng trưởng hơn 7%

Kinh tế Cà Mau năm 2024 tăng trưởng hơn 7%

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, tỉnh Cà Mau vẫn ghi nhận những kết quả tích cực, trong đó kinh tế của tỉnh tăng trưởng 7,09%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,26 tỷ USD, thu ngân sách hơn 5.900 tỷ đồng.
Campuchia mang về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

Campuchia mang về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

11 tháng đầu năm 2024, Campuchia đã thu về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa và gạo, tăng 32,59% so với cùng kỳ năm 2023.
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ năm 2025

Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ năm 2025

Năm 2025, các doanh nghiệp gỗ nên quan tâm sát sao về chính sách từ các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, yếu tố chi phí đầu vào và các quy định xanh.
Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 97,7 tỷ USD để nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện, chiếm 28% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa trong kỳ.
Việt Nam nhập siêu gần 9 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam nhập siêu gần 9 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

11 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đạt 76 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang khối đạt 33,7 tỷ USD và nhập khẩu từ khối đạt 42,3 tỷ USD.
Việt Nam xuất khẩu mặt hàng cá tra nào sang Malaysia?

Việt Nam xuất khẩu mặt hàng cá tra nào sang Malaysia?

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Malaysia đạt hơn 3 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin, sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký.
3 trụ cột trong hợp tác kinh tế bền vững giữa Việt Nam và Thụy Sỹ

3 trụ cột trong hợp tác kinh tế bền vững giữa Việt Nam và Thụy Sỹ

Ông Andri Meier, Phó trưởng ban hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Việt Nam cho rằng, Thụy Sỹ sẽ tập trung vào ba trụ cột chính trong việc hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu là nước có thu nhập cao vào năm 2045.
Triển vọng khai thác tài chính xanh cho doanh nghiệp nông nghiệp

Triển vọng khai thác tài chính xanh cho doanh nghiệp nông nghiệp

Ngày 4/12 tới, Bộ Công Thương sẽ tổ chức diễn đàn “Xúc tiến xuất khẩu xanh” tại Hà Nội.
Những yêu cầu để doanh nghiệp xuất khẩu mở cửa thị trường Hồi giáo

Những yêu cầu để doanh nghiệp xuất khẩu mở cửa thị trường Hồi giáo

Chiếm 1/4 dân số thế giới, thị trường Halal được đánh giá là thị trường mới nhưng quan trọng của Việt Nam, nhưng để xuất khẩu vào thị trường này doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng nhiều yêu cầu liên quan.
Brunei là một trong ba nguồn cung dầu thô chính của Việt Nam

Brunei là một trong ba nguồn cung dầu thô chính của Việt Nam

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/11/2024, Việt Nam xuất nhập khẩu tổng 14,3 triệu tấn dầu thô với kim ngạch 8,93 tỷ USD, tăng lần lượt 19,7% và 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tôm, cá tra dự báo lập kỷ lục, xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD trong tầm tay

Tôm, cá tra dự báo lập kỷ lục, xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD trong tầm tay

Năm 2024, dự báo tôm, cá tra, cá ngừ sẽ đạt mốc kim ngạch mới, góp phần hướng tới hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD của ngành thủy sản trong năm nay.
Giá cà phê tiếp đà leo lên mức đỉnh 27 năm

Giá cà phê tiếp đà leo lên mức đỉnh 27 năm

Kết phiên giao dịch ngày hôm qua (26/11), giá cà tiếp tục xu hướng tăng cao, trong đó cà Phê Arabica lên mức cao nhất trong 27 năm qua, Robusta cũng tiệm cận 5.200 USD/tấn.
Xem thêm