qc-phu-my

Masan chấp nhận mua đắt Phúc Long tương tự ThaiBev thâu tóm Sabeco

Chỉ sau nửa năm, Masan đã định giá Phúc Long tăng gấp 5 lần lên 355 triệu USD. Mức định giá này tương ứng P/E foward 250x, trong khi so sánh chỉ số này của công ty sữa thị phần số 1 Việt Nam là Vinamilk cũng chỉ ở mức 15x.

Chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long.
Chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long.

Đầu năm 2021, Masan bắt đầu nhắm đến Phúc Long bằng việc tích hợp 2 quầy hàng đồ uống này bên trong chuỗi siêu thị WinMart (đổi tên từ Vinmart mua của Vingroup). Không lâu sau đó, Tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chính thức công bố mua lại 20% cổ phần Phúc Long với mức giá 15 triệu USD (340 tỷ đồng), tương đương với việc định giá công ty là 75 triệu USD.

Tháng 1/2022, Masan tiếp tục mua 31% cổ phần Phúc Long với giá 110 triệu USD (2.500 tỷ đồng). Như vậy chỉ sau 6 tháng, Masan đã định giá Phúc Long cao gấp 4,7 lần, tương đương 355 triệu USD.

Theo AFA Research & Education (tổ chức nghiên cứu và đào tạo tài chính), với một công ty trong ngành giải khát trung bình thì P/E (giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận mỗi năm) là 25-30x. Nhưng với định giá trên, P/E của Phúc Long lên tới 250 lần. Vậy câu hỏi đặt ra là hãng trà lâu đời của Việt Nam thực sự đáng giá hay Masan đang trả giả quá đắt?

Trả lời câu hỏi này, ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc AFA Research & Education, cho rằng đầu tiên cần phần biệt việc mua cổ phiếu theo thị giá niêm yết trên sàn với việc mua kiểm soát một doanh nghiệp. Không thể mang mức giá giao dịch trên sàn so với mức giá mua kiểm soát một doanh nghiệp có thương hiệu tốt như Phúc Long.

Ông Long lý giải, khi mua kiểm soát một doanh nghiệp như Masan thâu tóm Phúc Long, bên mua sẽ phải trả một mức giá cao hơn giá trị định giá của doanh nghiệp bị/được mua. Phần giá trả cao hơn này gọi là phần bù kiểm soát (Control Premium), tức là trả cho quyền kiểm soát một doanh nghiệp có thương hiệu lâu đời và nhiều tài sản vô hình không được ghi nhận trên báo cáo tài chính.

Thứ hai là với Masan, việc xây dựng một thương hiệu chuỗi trà, cafe như Phúc Long để tích hợp vào chiến lược Point of Life (POL) trong chuỗi hàng tiêu dùng của mình có thể mất trên 10 năm. Nên để có lợi thế về thời gian trong hoàn thiện hệ sinh thái, việc mua lại công ty như Phúc Long là chiến lược hợp lý.

Hơn nữa, Masan thực hiện chiến dịch thâu tóm này theo hai bước. Bước một mang tính thử nghiệm, mua 20%, tích hợp sản phẩm vào chuỗi Winmart xem khả năng cộng hưởng như thế nào. Bước hai là mua kiểm soát trên 50% vốn.

Theo ông Long, câu chuyện này không mới. ThaiBev đã trả 5 tỷ USD cho 51% cổ phần để kiểm soát Sabeco với giá 320.000 đồng/cp. Sau đó giá SAB giảm còn quanh 230.000 đồng. Khi đó, nhiều người cho rằng ThaiBev mua đắt.

“Nhưng người Thái không nghĩ thế, họ mua kiểm soát một công ty có thị phần Top 2 của một quốc gia gần 100 triệu dân, có mức độ tiêu thụ bia lớn. Sau này nếu muốn, ThaiBev có thể IPO mảng Beverage để kiếm về nhiều tiền hơn”, ông Long cho biết. Thực tế sau khi thâu tóm không lâu, ThaiBev đã thay toàn bộ ban điều hành Sabeco.

Và cuối cùng, điều quan trọng là ThaiBev hay Masan có thể làm đó là tạo giá trị cộng hưởng (Synergy) cho công ty được mua bằng cách đưa vào sản phẩm mới, hệ thống phân phối/bán lẻ rộng khắp, thay đổi quản trị công ty nhằm tăng hiệu quả kinh doanh… Tức là 1+1 bằng 3, 5, 10, thậm chí bằng cả trăm chứ không phải là 1+1=2.

Lịch sử thâu tóm của Masan đã cho thấy rõ điều này. Vinacafe Biên Hoà, Nước khoáng Vĩnh Hảo là những ví dụ điển hình. Những công ty này trước đó hoạt động khá trầm lắng. Nhưng khi về tay tập đoàn có nhiều lợi thế kinh doanh hàng tiêu dùng đều “cất cánh” bay cao. Có thể thấy, các công ty này đóng góp nguyên liệu, kinh nghiệm sản xuất, thương hiệu… nhưng Masan giúp họ đẩy mạnh phân phối và phát triển các sản phẩm mới.

Giá trị cộng hưởng hậu M&A giữa Masan và Vinacafe Biên Hòa.

Qua thương vụ M&A của Masan và Phúc Long, chuyên gia của AFA Research & Education cũng lưu ý đến tình trạng đẩy giá một công ty lên quá mức, đang có dấu hiệu phổ biến trong thời gian gần đây.

Ông Long cho biết, thực tế theo báo cáo tài chính năm 2021, rất nhiều công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ghi nhận lợi nhuận tăng nhưng hoạt động kinh doanh chính không có gì, thậm chí âm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Thay vào đó, lợi nhuận lại đến từ việc bán lại dự án cho các công ty mà… không ai biết tên.

Thực tế các giao dịch không có dòng tiền chảy mà chỉ đơn thuần là các dự án được mang đi góp vốn rồi đẩy giá trị lên, phần chênh lệch được ghi vào lợi nhuận tài chính hoặc lợi nhuận khác. Điểm khác biệt giữa các thương vụ M&A thật và ảo là tính chất thật của giao dịch, trao đổi có thực sự ngang giá hay không.

Vì vậy, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về các công ty mua, bán chứ không nên chỉ dựa vào con số M&A được công bố.
Viconship chi hơn 2.000 tỷ đồng nâng sở hữu tại Nam Hải Đình Vũ lên 100%

Viconship chi hơn 2.000 tỷ đồng nâng sở hữu tại Nam Hải Đình Vũ lên 100%

Bên cạnh nâng sở hữu tại Cảng Nam Hải Đình vũ lên 100%, Vinconship cũng sẽ thoái vốn khỏi Hyatt Place – dự án khách sạn hợp tác cùng T&D Group.
Nam Long chuyển nhượng 25% dự án Nam Long Đại Phước cho đối tác Nhật

Nam Long chuyển nhượng 25% dự án Nam Long Đại Phước cho đối tác Nhật

CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) vừa có thông báo về việc chính thức hoàn tất thương vụ chuyển nhượng 25% vốn tại Nam Long Đại Phước cho đối tác Nhật Bản – Nishi Nippon Railroad.
Nhóm Xuân Thiện gia tăng sở hữu tại Chứng khoán GLS

Nhóm Xuân Thiện gia tăng sở hữu tại Chứng khoán GLS

CTCP Chứng khoán Sen Vàng (Chứng khoán GLS) vừa công bố kết quả giao dịch của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.
Bamboo Capital hạ sở hữu tại BCG Energy xuống dưới 50%

Bamboo Capital hạ sở hữu tại BCG Energy xuống dưới 50%

Theo kế hoạch, Bamboo Capital sẽ hạ sở hữu tại BCG Energy xuống còn 47% vốn điều lệ. Trước đó tính đến cuối quý 3/2023, BCG vẫn sở hữu tới hơn 82% vốn tại BCG Energy.
Thương vụ nghìn tỷ của OCH và IDS Equity Holdings

Thương vụ nghìn tỷ của OCH và IDS Equity Holdings

Vào tháng 11/2023, CTCP One Capital Hospitality chuyển nhượng 99% vốn của Công ty TNHH Sản xuất Bình Hưng. Ngay sau động thái này, Bình Hưng tăng mạnh vốn từ 65 tỷ đồng lên 2.150 tỷ đồng, trước khi được bán lại cho chính OCH vào cuối năm 2023.
Xuân Thiện Yên Bái về tay Bitexco?

Xuân Thiện Yên Bái về tay Bitexco?

Sở hữu nhiều dự án thủy điện lớn ở tỉnh Yên Bái, CTCP Xuân Thiện Yên Bái từng là một thành viên quan trọng trong hệ sinh thái Xuân Thiện Group.
Cổ đông ngoại đồng ý cho Bảo hiểm PTI tăng vốn vượt 1.200 tỷ đồng

Cổ đông ngoại đồng ý cho Bảo hiểm PTI tăng vốn vượt 1.200 tỷ đồng

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức thành công ngày 24/4. Tổng số cổ đông tham dự đại hội đại diện cho 71,08 triệu cổ phần có quyền biểu quyết, tương đương 88,42% vốn điều lệ PTI.
CEO Helio Energy: Định hướng trở thành doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu

CEO Helio Energy: Định hướng trở thành doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của CTCP Helio Energy (UpCOM: HIO) được tổ chức ngày 15/4 tại tại tòa VOV, 37 Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Đức Giang muốn sáp nhập PAT

Đức Giang muốn sáp nhập PAT

CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Đức Giang – HoSE: DGC) ngày 2/3 công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Buổi họp sẽ diễn ra vào ngày 29/3 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Almaz , Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội.
Bamboo Capital hạ sở hữu tại BCG Energy xuống còn hơn 50%

Bamboo Capital hạ sở hữu tại BCG Energy xuống còn hơn 50%

BCG Energy là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái Bamboo Capital, đảm nhiệm mảng năng lượng tái tạo và sở hữu nhiều dự án quy mô lớn.
IPO thành công, Chứng khoán DNSE huy động về 900 tỷ đồng

IPO thành công, Chứng khoán DNSE huy động về 900 tỷ đồng

HĐQT CTCP Chứng khoán DNSE vừa có quyết nghị thông qua giá chào bán và danh sách nhà đầu tư được phân bổ cổ phiếu của đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty.
Hé mở CTCP Sài Gòn - Lâm Đồng, doanh nghiệp vừa hút về 1600 tỷ đồng trái phiếu

Hé mở CTCP Sài Gòn - Lâm Đồng, doanh nghiệp vừa hút về 1600 tỷ đồng trái phiếu

Chỉ ít tuần trước khi phát hành 1.600 tỷ đồng trái phiếu, CTCP Đầu tư và Du lịch Sài Gòn – Lâm Đồng đã tiến hành M&A hai doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ hơn 1.900 tỷ đồng.
FPT tiếp tục M&A một công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

FPT tiếp tục M&A một công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại thị trường Mỹ trong vòng 2 năm tới.
Phát Đạt bán công ty con cho doanh nghiệp của Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt

Phát Đạt bán công ty con cho doanh nghiệp của Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt

Trong năm 2023, Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt có 2 lần giảm vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng xuống còn 1.000 tỷ đồng.
Lộ diện cố vấn tài chính thương vụ Thomson Medical 'thâu tóm' Bệnh viện FV

Lộ diện cố vấn tài chính thương vụ Thomson Medical 'thâu tóm' Bệnh viện FV

Thương vụ Thomson Medical Group mua lại 100% cổ phần Bệnh viện FV với giá trị hơn 9.000 tỷ đồng được cố vấn tài chính bởi một công ty thành viên của Tập đoàn Maybank.
Vinaconex lại muốn thoái vốn khỏi công ty liên kết

Vinaconex lại muốn thoái vốn khỏi công ty liên kết

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - HoSE: VCG) ngày 15/6 công bố đăng ký giao dịch cổ phiếu VCM của CTCP Nhân lực và Thương mại Vinaconex (HNX: VCM).
IPO ở nước ngoài có là một kênh huy động vốn tốt cho doanh nghiệp Việt Nam?

IPO ở nước ngoài có là một kênh huy động vốn tốt cho doanh nghiệp Việt Nam?

Ông David Nealis và Mike Beda - Chủ tịch và Giám đốc điều hành của quỹ tài chính Eden Global Capital nhận định, IPO ra thị trường nước ngoài là một cách huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam.
KIDO mua lại thương hiệu bánh bao Thọ Phát

KIDO mua lại thương hiệu bánh bao Thọ Phát

Ngày 19/4, CTCP Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) công bố quyết định đầu tư vào công ty sở hữu thương hiệu bánh bao Thọ Phát, hướng đến mục tiêu dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu tại Việt Nam.
Toshiba chấp nhận bán lại công ty với giá hơn 15 tỷ USD

Toshiba chấp nhận bán lại công ty với giá hơn 15 tỷ USD

Động thái mới này có thể là dấu chấm hết cho nhiều năm bê bối dẫn đến quyết định "bán mình" của Toshiba, hãng điện tử đã tồn tại 148 năm của Nhật Bản.
Thủy sản IDI rót vốn vào công ty cao su, chuẩn bị chi 341 tỷ đồng trả cổ tức

Thủy sản IDI rót vốn vào công ty cao su, chuẩn bị chi 341 tỷ đồng trả cổ tức

Ngày 15/9, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I (mã chứng khoán: IDI) thông qua nghị quyết sẽ nhận chuyển nhượng ít nhất 51% cổ phần vốn góp (theo vốn điều lệ) của CTCP Đầu tư Vĩnh An Đăk Nông. Nếu giao dịch thành công, IDI sẽ có công ty con đầu tiên.
Ernst & Young: M&A tiếp tục sôi động năm 2022 song cần cẩn trọng các cú sốc

Ernst & Young: M&A tiếp tục sôi động năm 2022 song cần cẩn trọng các cú sốc

Báo cáo của EY chỉ ra rằng, hoạt động M&A trên toàn cầu đã chứng tỏ khả năng lấy lại đà tăng trưởng đáng kể dù phải đối mặt với những khó khăn. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này có thể chịu đựng được các cú sốc tiếp theo hay không vẫn còn là một câu hỏi.
VPBank chi 585 tỷ đồng thâu tóm bảo hiểm OPES

VPBank chi 585 tỷ đồng thâu tóm bảo hiểm OPES

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - HoSE: VPB) vừa có Nghị quyết của HĐQT về việc triển khai việc mua vốn Bảo hiểm OPES.
PwC: Thị trường M&A trầm lắng nửa đầu năm, xu hướng tập trung vào ngành công nghệ

PwC: Thị trường M&A trầm lắng nửa đầu năm, xu hướng tập trung vào ngành công nghệ

Theo báo cáo mới nhất của PwC, hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập) sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp trong 6 tháng tới.
Masan chi 65 triệu USD mua 25% cổ phần Trusting Social

Masan chi 65 triệu USD mua 25% cổ phần Trusting Social

CTCP Tập đoàn Masan vừa công bố hoàn tất thỏa thuận đầu tư 65 triệu USD mua 25% cổ phần của doanh nghiệp fintech Trusting Social, với kỳ vọng sẽ giúp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Louis Capital tăng trưởng doanh thu đột biến gấp 77 lần

Louis Capital tăng trưởng doanh thu đột biến gấp 77 lần

CTCP Louis Capital (HoSE: TGG) nằm trong hệ sinh thái "họ Louis" đông đảo trên sàn chứng khoán vừa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, công bố tốc độ tăng trưởng cao và vạch ra những hướng đi mới sau một năm gia nhập nhà Louis Holdings.
Gỗ Đức Thành mua nhà máy sản xuất Đồng Nai, theo đuổi mục tiêu 600 tỷ

Gỗ Đức Thành mua nhà máy sản xuất Đồng Nai, theo đuổi mục tiêu 600 tỷ

Tiếp đà doanh thu năm 2021 đạt 338,6 tỷ đồng, Gỗ Đức Thành đặt ra mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng 55% và dự định mua nhà máy thứ 5 nâng doanh thu lên tối thiểu 600 tỷ đồng.
Sabeco: Hai năm lợi nhuận đi lùi và nguy cơ thành ‘ván bài thua’ của người Thái

Sabeco: Hai năm lợi nhuận đi lùi và nguy cơ thành ‘ván bài thua’ của người Thái

So với mức giá 320.000 đồng/cp (tương đương 5 tỷ USD) chi ra để thâu tóm 53,59% cổ phần Sabeco, khoản đầu tư khổng lồ của Thaibev vào cuối năm 2017 đến nay đã "bốc hơi" gần nửa giá trị do hàng loạt những diễn biến không thể lường trước.
Triển vọng thị trường M&A Việt Nam năm 2022

Triển vọng thị trường M&A Việt Nam năm 2022

Báo cáo trong hội thảo về triển vọng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2022 và tương lai, do ScoutAsia và FiinGroup JSC tổ chức, cho thấy Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt thông qua M&A.
Masan chấp nhận mua đắt Phúc Long tương tự ThaiBev thâu tóm Sabeco

Masan chấp nhận mua đắt Phúc Long tương tự ThaiBev thâu tóm Sabeco

Chỉ sau nửa năm, Masan đã định giá Phúc Long tăng gấp 5 lần lên 355 triệu USD. Mức định giá này tương ứng P/E foward 250x, trong khi so sánh chỉ số này của công ty sữa thị phần số 1 Việt Nam là Vinamilk cũng chỉ ở mức 15x.
Phúc Long liệu có ‘phất’ như các thương hiệu từng về tay Masan

Phúc Long liệu có ‘phất’ như các thương hiệu từng về tay Masan

Masan vừa thâu tóm thành công thương hiệu đồ uống Phúc Long với tỷ lệ sở hữu 51%. Đây tiếp tục là thương vụ M&A lớn từ tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang với mục tiêu xây dựng và gìn giữ thương hiệu mạnh của Việt Nam.
Sơn Đại Việt huy động 280 tỷ thâu tóm một doanh nghiệp cùng ngành

Sơn Đại Việt huy động 280 tỷ thâu tóm một doanh nghiệp cùng ngành

Trong năm vừa qua, Sơn Đại Việt đã tăng vốn gấp 7 lần, lên 280 tỷ đồng bằng cách phát hành riêng lẻ 24 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư. Thương vụ lần này cũng nhằm mục tiêu gia tăng năng lực sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Louis Holdings mua cổ phiếu AGM từ SCIC, nâng tỷ lệ sở hữu tại Angimex lên 51,17%

Louis Holdings mua cổ phiếu AGM từ SCIC, nâng tỷ lệ sở hữu tại Angimex lên 51,17%

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thu về 188 tỷ đồng sau thương vụ Louis Holdings mua trọn lô 5,1 triệu cổ phiếu của Công ty Xuất nhập khẩu An Giang - Angimex (HoSE: AGM).
Vừa bán xong AMC, MSB tiếp tục chuyển nhượng FCCOM với giá hơn 100 triệu USD

Vừa bán xong AMC, MSB tiếp tục chuyển nhượng FCCOM với giá hơn 100 triệu USD

AMC và FCCOM là hai công ty con mà MSB sở hữu 100% vốn. Trong đó AMC là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản MSB với vốn điều lệ 100 tỷ đồng còn FCCOM là Công ty Tài chính MTV Cộng đồng với vốn điều lệ 500 tỷ đồng.
Đại gia bán lẻ Thái Lan Central tấn công thị trường châu Âu

Đại gia bán lẻ Thái Lan Central tấn công thị trường châu Âu

Tập đoàn bán lẻ khổng lồ của Thái Lan Central Group chuẩn bị mua lại chuỗi cửa hàng cao cấp Selfridges Group của Anh, trong một động thái nhằm mở rộng sự hiện diện tại thị trường thương mại điện tử và bán lẻ châu Âu.
Bamboo Capital Group thành lập BCG Financial và mua lại 80,64% cổ phần của Bảo hiểm AAA

Bamboo Capital Group thành lập BCG Financial và mua lại 80,64% cổ phần của Bảo hiểm AAA

Bộ Tài chính cho biết Bamboo Capital Group và BCG Financial sẽ mua lại 80,64% cổ phần của Công ty Bảo hiểm AAA từ tay Tập đoàn Bảo hiểm Australia.
Thị trường M&A Việt Nam 2021 sẽ vượt 3,9 tỷ USD, lĩnh vực tài chính hút vốn nhất

Thị trường M&A Việt Nam 2021 sẽ vượt 3,9 tỷ USD, lĩnh vực tài chính hút vốn nhất

Lĩnh vực dịch vụ tài chính được xem là mảng hút vốn nhất với tổng giá trị các thương vụ ước đạt 1,47 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, chiếm 50% giá trị các thương vụ M&A cùng kỳ.
Xem thêm