Masan phải trả hơn 3.500 tỷ đồng lãi vay trong 6 tháng

MSN MASAN
15:09 - 28/07/2023
Mở rộng hệ sinh thái khiến Masan phải gia tăng đòn bẩy tài chính.
Mở rộng hệ sinh thái khiến Masan phải gia tăng đòn bẩy tài chính.
0:00 / 0:00
0:00
Mặc dù doanh thu vẫn tăng trưởng nhưng do chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng mạnh nên lợi nhuận của Masan bị kéo xuống.

CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN) ngày 28/7 công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023. Tổng doanh thu của tập đoàn đạt 18.608 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn bán hàng tăng chậm hơn nên lợi nhuận gộp thu về đạt 5.327 tỷ đồng, tăng 7%.

Doanh thu hoạt động tài chính đạt 690 tỷ đồng, tăng 18% so với quý 2 năm ngoái. Tuy nhiên chi phí tài chính tăng vọt 36% lên 2.139 tỷ đồng; riêng lãi vay chiếm 1.785 tỷ đồng, tăng hơn 700 tỷ đồng (66%) so với cùng kỳ.

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 17% lên mức 3.432 tỷ đồng, trong khi phần lãi từ công ty liên kết sụt giảm 26% về còn 923 tỷ đồng.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Masan còn 429 tỷ đồng, giảm 65% so với số lãi hơn 1.200 tỷ đồng của quý 2/2022.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang mang về 37.314 tỷ đồng doanh thu, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 868 tỷ đồng, giảm 72%.

Lợi nhuận của Masan giảm trong 6 tháng đầu năm chủ yếu do chi phí lãi vay tăng mạnh, với 3.532 tỷ đồng, tăng gần 1.300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Số lãi vay “khổng lồ” của Masan đến từ khoản nợ vay tài chính lên tới gần 70.000 tỷ đồng, chiếm 50% tổng tài sản. Con số nợ vay không có nhiều thay đổi so với đầu năm, tuy nhiên đã cơ cấu lại theo hướng tăng nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn giảm từ hơn 40.500 tỷ đồng xuống hơn 31.000 tỷ đồng. Riêng nợ trái phiếu là 36.000 tỷ đồng.

Trong báo cáo giải trình tình hình kinh doanh, Masan cho biết sẽ tiếp tục tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế trên thị trường vốn để gia hạn các khoản nợ, cải thiện lãi suất, và gia tăng lợi nhuận thông qua việc giảm đòn bẩy tài chính. Thời gian qua, Masan đã liên tục phát hành các đợt trái phiếu để đảo nợ.

Không chỉ tăng vay nợ, Masan còn giảm khoản tiền và tương đương tiền từ gần 14.000 tỷ đồng xuống còn gần 9.000 tỷ đồng. Đầu tư tài chính ngắn hạn ở mức 4.600 tỷ đồng, trong đó chứng khoán kinh doanh chiếm hơn 2.600 tỷ đồng. Công ty rót hơn 1.400 tỷ đồng vào chứng chỉ tiền gửi và hơn 1.200 tỷ đồng vào trái phiếu.

Các tài sản lớn khác gồm hàng tồn kho 13.900 tỷ đồng, đầu tư vào công ty liên kết hơn 30.000 tỷ đồng…

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.