Mirae Asset: Ngành dệt may sẽ nhận tín hiệu tích cực từ các FTA năm 2023

Theo chuyên gia Mirae Asset, mặc dù triển vọng ngành dệt may trong năm nay không mấy tích cực, tuy nhiên ngành này vẫn nhận được các tín hiệu tích cực từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nên có thể xuất khẩu vẫn tăng trưởng dương.

Mirae Asset: Ngành dệt may sẽ nhận tín hiệu tích cực từ các FTA năm 2023

Ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc

Tại báo cáo về triển vọng ngành dệt may 2023, Chứng khoán Mirae Asset nhận định, việc lãi suất tăng cao và lạm phát đã tạo nên áp lực về nhu cầu tiêu thụ của mặt hàng may mặc trong năm nay.

Nhìn lại năm 2022, hoạt động sản xuất mảng may mặc đã có một năm phục hồi khá tốt. Mirae Asset cho biết, chỉ số IIP mảng may mặc duy trì tăng trưởng trong quý 3/2022. Hệ số sử dụng lao động cũng thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ so với năm 2021. Tuy nhiên, đến các tháng cuối năm đã xuất hiện tình trạng thiếu đơn hàng và suy giảm sản xuất.

Đối với ngành sợi, trong năm 2022 ngành này gặp khó khăn từ thị trường chính là Trung Quốc do suy giảm khi kéo dài chính sách Zero Covid nên giá trị xuất khẩu sợi đã giảm 16,4% so với cùng kỳ, ước đạt 4,7 tỷ USD.

Trong đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 24,1% so với cùng kỳ 2021; các thị trường khác như Hàn Quốc cũng sụt giảm khoảng 14,6% so với cùng kỳ.

Chỉ số tiêu thụ mảng dệt năm 2022 cũng giảm 7,7% so với cùng kỳ trong khi tồn kho sản phẩm dệt tăng 29,3%. Chỉ số sử dụng lao động mảng dệt qua đó cũng suy giảm mạnh từ cuối quý 3/2022 và chuyên gia Mirae Asset cũng ước tính mảng dệt sẽ giảm 17,3% so với cùng kỳ vào đầu tháng 1/2023.

Các nhu cầu về hàng dệt may trên thế giới bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế khó khăn trong bối cảnh lạm phát ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục ở mức cao và các ngân hàng trung ương duy trì tăng lãi suất. Bên cạnh đó, giá cotton cuối tháng 1/2023 đã về quanh mức trung bình giai đoạn 2012-2019 là khoảng 80 USD cho thấy tín hiệu về nhu cầu sụt giảm của chuỗi cung ứng ngành này.

Trước diễn biến thị trường dệt may trong năm 2022, đối với tháng đầu năm 2023, chuyên gia Mirae Asset đánh giá, nhu cầu về hàng dệt may sẽ yếu đi do lo ngại về suy thoái kinh tế ảnh hưởng mạnh đến tình hình xuất khẩu trong tháng đầu năm.

Kết hợp với kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán và mức nền cao trong tháng 1/2023, xuất khẩu mặt hàng sợi và hàng dệt may đã ghi nhận tháng sụt giảm mạnh, lần lượt giảm 47,8% và 30,7% so với cùng kỳ với giá trị ước đạt 247 triệu USD và 2,5 tỷ USD. Đáng chú ý, đối với mảng sợi, đây là giá trị xuất khẩu thấp nhất trong cùng kỳ từ năm 2018.

Chuyên gia Mirae Asset cũng đánh giá, hoạt động sản xuất cho tín hiệu suy giảm khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) mảng may mặc giảm 21% so với cùng kỳ trong tháng 1, mức giảm mạnh nhất từ khi Covid-19 bùng phát năm 2020. Đây là tháng thứ 5 sụt giảm liên tiếp của chỉ số này cho thấy nhu cầu đang ở mức thấp.

Mirae Asset: Ngành dệt may sẽ nhận tín hiệu tích cực từ các FTA năm 2023

Đối với các nước tiêu thụ chính mặt hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam, chuyên gia Mirae Asset cho biết, dự phóng tăng trưởng GDP năm 2023 ở Mỹ tăng 0,5%, Nhật Bản tăng 1% và EU giữ nguyên của World Bank ở mức thấp, kết hợp với việc tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ gây lo ngại về kịch bản suy thoái.

Chỉ số CPI tháng 12/2022 của các thị trường như Mỹ (+6.5%), EU (+9.2%), vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu. Tình huống này tạo áp lực lên nhu cầu tiêu dùng chung cũng như nhu cầu về hàng dệt may. Chỉ số niềm tin tiêu dùng tại các thị trường lớn đang tương đương hoặc thậm chí thấp hơn các đợt khủng hoảng tài chính.

Ngoài ra, ngành dệt may cũng đối mặt với rủi ro đối tác tăng lên trong ngắn hạn: Bên cạnh khả năng nhu cầu suy giảm, nền kinh tế khó khăn gia tăng rủi ro liên quan đến đối tác thương mại ở các thị trường xuất khẩu chính.

Nhu cầu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam dự kiến suy yếu trong năm 2023.
Nhu cầu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam dự kiến suy yếu trong năm 2023.

Vẫn có các tín hiệu hỗ trợ tích cực

Mặc dù triển vọng kinh tế chung nhiều khả năng gặp khó, tuy nhiên ngành dệt may tại Việt Nam trong năm 2023 vẫn có sự hỗ trợ tích cực ở một số khía cạnh, theo Mirae Asset đánh giá.

Chuyên gia cho rằng, bán lẻ hàng thời trang ở các thị trường chính vẫn tăng trưởng dương cho thấy nhu cầu mua sắm hàng thời trang vẫn được duy trì mặc dù triển vọng kinh tế kém khả quan.

Chuỗi giá trị ngành dệt may thế giới bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế thấp khiến chi phí đầu vào của ngành dệt may như giá nguyên vật liệu, chi phí vận tải biển giảm mạnh. Điều này hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát chi phí và duy trì biên lợi nhuận trong bối cảnh lạm phát tăng cao và giá bán đầu ra gặp áp lực vì lực cầu giảm.

Ngoài ra, áp lực từ việc mở cửa ồ ạt sau đại dịch giảm bớt giúp giảm áp lực lên chuỗi cung ứng sẽ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may, giúp các doanh nghiệp chủ động về mua nguyên vật liệu và tính toán thời gian giao hàng, giảm thiểu các chi phí vận chuyển.

Đặc biệt, trong năm 2023, các mặt hàng xuất khẩu sang EU giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình của EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam), trong đó các sản phẩm thuộc danh mục B3 sẽ được hưởng thuế suất 0%.

Mirae Asset cho rằng, điều này giúp hàng dệt may Việt Nam có thêm sức cạnh tranh tại thị trường này, khi các đối thủ chính như Bangladesh, Pakistan đang được hưởng thuế suất ưu đãi 0%.

Bên cạnh EU, các thị trường thuộc khuôn khổ CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) như Canada ( tăng 44%), Mexico (tăng 68%) đã ghi nhận tăng trưởng tốt trong năm 2022, cho thấy khả năng CPTPP sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả nhờ vào ưu đãi thuế từ hiệp định.

Vì vậy, chuyên gia Mirae Asset dự phóng, tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam trong năm 2023 có thể giao động trong phạm vi giảm 4% đến tăng 2% so với cùng kỳ, trong khi xuất khẩu sợi nhiều khả năng sẽ đi ngang so với năm 2022.

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

9 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông sản đồng loạt ghi nhận tăng tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước, nổi bật là cà phê khi tăng tới 56%.
Thái Lan khởi xướng chống bán phá giá thép không gỉ từ Việt Nam

Thái Lan khởi xướng chống bán phá giá thép không gỉ từ Việt Nam

Ngày 3/10, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nhận được thông tin về việc Cục Ngoại thương Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt mức 13 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Việt Nam ghi nhận nhập siêu 2,56 tỷ USD từ thị trường này.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Quý 3/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng gần 13%, lên mức 2,76 tỷ USD.
Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam

Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam

Trong tổng 259 vụ phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngành thép chiếm khoảng hơn 30% với 79 vụ.
Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Chiếm 23% tỷ trọng giá trị xuất khẩu, CTCP Nam Việt (Navico) trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam sang Colombia.
Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Pháp đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Ba quốc gia chiếm gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu của Campuchia

Ba quốc gia chiếm gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu của Campuchia

Theo Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), 8 tháng đầu năm 2024, Campuchia chi 18,9 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới.
Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Thị trường điều tra ngày càng mở rộng, xu hướng điều tra khắt khe hơn, phạm vi sản phẩm điều tra đa dạng.... là những điểm nổi bật trong vấn đề phòng vệ thương mại của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.
Khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc

Khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 29/9, Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc đã được khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn và Nam Việt tăng trưởng trái chiều

Giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn và Nam Việt tăng trưởng trái chiều

Trong tháng 8/2024, giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn tăng mạnh, trong khi Nam Việt lại quay đầu giảm.
Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Theo tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, thương mại nông sản của Việt Nam và thế giới đạt 1,48 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Nhóm 5 thị trường nước ngoài cung cấp thủy sản lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024 lần lượt là Ecuador, Nga, Việt Nam, Canada và Ấn Độ.
Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Tháng 8/2024, cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang Israel, Nga ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch với mức tăng tới 3 con số.
Thương mại Campuchia với các nước RCEP tăng hơn 17% trong 8 tháng 2024

Thương mại Campuchia với các nước RCEP tăng hơn 17% trong 8 tháng 2024

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại của Campuchia với các thành viên Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đạt 22,92 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 62% tổng kim ngạch thương mại của nước này.
Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Ngày 25/9, Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt và may Việt Nam – VTG 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP HCM.
Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/9, Việt Nam xuất khẩu 1,85 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, thu về 851 triệu USD, giảm 6,4% về lượng nhưng lại tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Sắp diễn ra hội chợ kinh tế, du lịch biên giới Việt - Trung 2024

Sắp diễn ra hội chợ kinh tế, du lịch biên giới Việt - Trung 2024

Sự kiện dự kiến diễn ra từ 26/11 – 1/12/2024 tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD hàng hóa sang Philippines

Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD hàng hóa sang Philippines

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Philippines đạt 5,7 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam ghi nhận xuất siêu 2,41 tỷ USD hàng hóa sang thị trường này.
Tôm có tháng xuất khẩu cao nhất từ đầu năm

Tôm có tháng xuất khẩu cao nhất từ đầu năm

Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 404 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD trong nửa đầu tháng 9/2024

Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD trong nửa đầu tháng 9/2024

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 9/2024 (1/9 – 15/9), thương mại Việt Nam – thế giới đạt 28,5 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY), Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD.
Phân bón Cà Mau gần hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm chỉ sau 8 tháng

Phân bón Cà Mau gần hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm chỉ sau 8 tháng

8 tháng đầu năm 2024, Phân bón Cà Mau (DCM) đã xuất khẩu hơn 200.000 tấn ure, tương ứng hoàn thành 93% kế hoạch cho cả năm 2024.
Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Theo CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC), tháng 8/2024, doanh nghiệp thu về 1.172 tỷ đồng doanh thu, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch (GFT) của Campuchia trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 9,08 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước (YoY) và chiếm 51,7% tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia này.
Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia đạt 6,83 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm cao nhất giai đoạn 2013 - 2024.
Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - ASEAN đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD hàng hóa từ khối này.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Anh, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang 2024 và Hội chợ xuất khẩu Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam (Zhejiang Expo 2024) sẽ khai mạc vào ngày 26/9 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế & Hội nghị Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM.
Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 27,2 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận xuất siêu 9,6 tỷ USD.
Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam chi 17,2 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Theo số liệu công bố ngày 11/9 của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 – 31/8), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 20,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam chi 763,8 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa từ Lào trong 7 tháng đầu năm 2024, tương ứng tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Trong 19 mặt hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang Lào, xăng dầu là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất với 43 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 17,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, lễ hội trái cây tại Bắc Kinh sắp tới sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả.
Xem thêm