Theo báo tài chính hợp nhất của CTCP Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC), doanh thu thuần quý 2/2023 của doanh nghiệp đạt 2.334 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp ở mức 2.074 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp của BFC cũng vì vậy mà tăng 25%, lên mức 260 tỷ đồng.
Khoản chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng 1,5 lần, đạt 42 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính lại giảm 35%, đạt 2,2 tỷ đồng. Các khoản chi phí khác là bán hàng và quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 100% và 14%.
Khấu trừ các khoản chi phí, lợi nhuận trước thuế của BFC đạt 80,8 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của BFC đạt 3.677 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán đạt 3.333 tỷ đồng, giảm 14%. Lợi nhuận gộp đạt 343 tỷ đồng, giảm 34%.
Chi phí tài chính ghi nhận tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, đạt 77,6 tỷ đồng. Các khoản chi phí khác là bán hàng và doanh nghiệp lại giảm 9,9% và 18%, đạt lần lượt 163 tỷ đồng và 66 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2023 của BFC đạt 41,6 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, BFC đặt kế hoạch đạt 220 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, với kết quả 6 tháng đầu năm 2023 BFC đã hoàn thành 18% so với kế hoạch.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của BFC đến ngày 30/6 ở mức 3.806 tỷ đồng, giảm 11% so với mức 4.288 tỷ đồng tại ngày đầu năm 2023.
Khoản tiền gửi tại các ngân hàng không kỳ hạn của doanh nghiệp giảm từ 533 tỷ đồng xuống còn 310 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn khách hàng (chủ yếu thu thương mại mua bán phân bón) lại tăng từ 569 tỷ đồng lên 739 tỷ đồng.
Hàng tồn kho của BFC ghi nhận giảm 17,7%, từ mức 2.338 tỷ đồng tại ngày đầu năm 2023 xuống còn 1.922 tỷ đồng tại ngày 30/6. Biến động lớn đến từ nguyên, vật liệu (chủ yếu là nguyên liệu phân bón) giảm 32%, còn đạt 899 tỷ đồng. Hàng thành phẩm là phân bón các loại lại tăng 6,9%, lên mức 933 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/6, nợ của doanh nghiệp ở mức 2.586 tỷ đồng, giảm 11,9% so với ngày đầu năm 2023. Chi phí trả ngắn hạn ghi nhận tăng 32%, lên mức 102 tỷ đồng. Khoản phải trả người bán ngắn hạn lại giảm 6,4%, còn 475 tỷ đồng.
Vay và thuê nợ tài chính ngắn hạn từ các ngân hàng tăng từ 2.058 tỷ đồng (ngày đầu năm) lên 1.693 tỷ đồng (ngày 30/6).