Nông sản Việt chịu sự cạnh tranh khốc liệt khi tìm đường vào thị trường Brazil

Mặc dù Brazil là thị trường có quy mô tiêu thụ lớn nhưng do sự phát triển mạnh về nông nghiệp của nước này cũng như sự cạnh tranh từ các đối thủ xuất khẩu, nên các mặt hàng nông sản Việt gần như vẫn chưa có chỗ đứng tại quốc gia đông dân ở Nam Mỹ này.

Nông sản Việt chịu sự cạnh tranh khốc liệt khi tìm đường vào thị trường Brazil

Ba tháng đầu năm 2022, thương mại song phương giữa Việt Nam – Brazil đạt gần 1,7 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 533 triệu USD, nhập khẩu từ Brazil đạt 1,17 tỷ USD.

Chia sẻ tại Phiên tư vấn xuất khẩu hàng hoá sang Brazil do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức ngày 6/5, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu cho biết, Brazil hiện là thị trường có thương mại lớn nhất với Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ. Việt Nam cũng đang là đối tác lớn nhất của Brazil tại khu vực Đông Nam Á.

Nhìn chung, Brazil là thị trường tiêu thụ lớn khi có quy mô dân số hơn 200 triệu dân với kim ngạch nhập khẩu trung bình đạt hơn 230 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn khiêm tốn.

Nguy cơ bị xâm nhập ngược

Trong 3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Brazil một số mặt hàng chính như điện thoại và các loại linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng dệt may, giày dép các loại….

Với mặt hàng dệt may, đây là thị trường tiêu thụ lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may của Brazil tương đối phát triển. Trong quý đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này đạt 12 triệu USD, so với năm trước chỉ tăng hơn 1 triệu USD.

Chia sẻ tại Phiên tư vấn, ông Fanzi Hamuche, đại diện một doanh nghiệp dệt may lớn tại Brazil cho biết: “Doanh nghiệp của chúng tôi chuyên sản xuất quần jean với nhiều loại khác nhau. Hiện doanh nghiệp của tôi đang sản xuất và cung cấp sản phẩm cho hàng trăm nghìn các siêu thị với doanh số đạt hàng triệu USD cho mỗi siêu thị”.

Giá sản phẩm của doanh nghiệp này cũng tương đối rẻ, trung bình khoảng 5 USD/sản phẩm, có những sản phẩm tốt cũng chỉ có giá 3 USD/sản phẩm. Có thể thấy, với các doanh nghiệp nội địa như vậy thì hàng Việt khó mà có cơ hội cạnh tranh.

Các diễn giả chia sẻ tại Phiên tư vấn.
Các diễn giả chia sẻ tại Phiên tư vấn.

Mặt khác, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bị xâm nhập ngược khi mà doanh nghiệp Brazil đang có xu hướng xuất khẩu ra bên ngoài. Ông Fanzi Hamuche cho biết, doanh nghiệp của ông không chỉ quan tâm đến thị trường trong nước mà bắt đầu chú trọng lại các thị trường nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Với giá cả cạnh tranh như hiện tại, dự báo các sản phẩm này sẽ nhanh chóng chiếm được chỗ đứng tại thị trường Việt.

Về mặt hàng giày dép, xuất khẩu sang Brazil trong 3 năm trở lại đây tăng hơn 70%. Tuy nhiên, theo ông Ngô Xuân Tỵ, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil thì xuất khẩu giày dép sang thị trường này đang có xu hướng giảm.

Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu sang Brazil mặt hàng thuỷ sản, tuy nhiên kim ngạch vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, các sản phẩm nội thất xuất sang Brazil chủ yếu là thành phẩm, trong đó nguyên liệu gỗ thô lại nhập khẩu từ Brazil. Trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Brazil đạt 21 triệu USD.

Khó thâm nhập thị trường có nền nông nghiệp phát triển

Việt Nam nhập khẩu từ Brazil các mặt hàng chính như bông, quặng và khoáng sản; các sản phẩm nông nghiệp như đậu tương, lúa mì, ngô…

Nhìn chung, Brazil là thị trường có nền nông nghiệp rất phát triển. Nước này đang đặt mục tiêu trở thành một trong những quốc gia sản xuất lương thực hàng đầu thế giới, có thể đáp ứng 40% nhu cầu toàn thế giới. Brazil dự kiến đến năm 2030, nông sản của nước này sẽ chiếm tới 30% lượng nông sản lưu thông trên thị trường thế giới, nhu cầu tăng chủ yếu từ các nước châu Á.

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) dự báo, Brazil sẽ vượt Hoa Kỳ, trở thành quốc gia sản xuất đậu tương số một thế giới vào năm 2025. Nghiên cứu của FAO cho biết vào năm 2025, sản lượng đậu tương của Brazil sẽ đạt 135 triệu tấn.

Trước đà phát triển như vậy, hàng nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường này còn gặp nhiều khó khăn. Với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như trà, rau quả, mật ong… vẫn khó có thể xâm nhập.

“So với các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU thì Brazil là thị trường dễ tính hơn nhưng vẫn khó xâm nhập. Bởi tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Doanh nghiệp của Brazil còn muốn xuất khẩu ra bên ngoài nên để xâm nhập vào thì cần có quyết tâm lớn”, ông Ngô Xuân Tỵ chia sẻ.

Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang phát biểu tại Phiên tư vấn.
Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang phát biểu tại Phiên tư vấn.

Q&A VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG BRAZIL

Doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường bằng cách nào?

Trong thời kỳ đại dịch, các công ty nhỏ tại Brazil gần như không trụ được. Hiện tại, nhiều doanh nhiệp nhỏ đang gây dựng lại, đây là cơ hội tiếp cận tốt cho các doanh nghiệp Việt.

Thị trường này có sự cạnh tranh lớn, không chỉ có đối thủ là các doanh nghiệp nước ngoài mà ngay cả với doanh nghiệp Brazil. Bởi vậy, nếu muốn vào doanh nghiệp phải có quyết tâm lớn, có sự chuẩn bị về quá trình, có sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, có chiến lược cụ thể.

Đặc biệt, doanh nghiệp nên sử dụng ngôn ngữ của người Brazil để người tiêu dùng có thể tiếp cận sản phẩm của mình dễ dàng hơn. Hiện, Brazil chủ yếu dùng tiếng Bồ Đào Nha, ngoài ra còn có tiếng Tây Ban Nha.

Vấn đề thuế nhập khẩu, chứng nhận hợp quy và các vấn đề khác liên quan đến điện lạnh, điện tử vào Brazil?

Hiện Việt Nam và Brazil chưa có hiệp định thương mại cho nên mức thuế xuất khẩu vào thị trường này chưa có ưu đãi. Nếu doanh nghiệp định hướng xuất khẩu sản phẩm gì thì nên tìm kiếm đơn vị địa phương, đối tác tư vấn về thuế để hiểu rõ.

Ngày 22/3, chính phủ Brazil có cắt giảm thuế đối với sản phẩm mỳ ống, điều này có lợi thế gì đối với doanh nghiệp Việt không?

Brazil thường xuyên có các chính sách cắt giảm thuế. Tuy nhiên, các chính sách này chỉ mang tính tạm thời, từ 3 – 6 tháng.

Nếu doanh nghiệp không có các đối tác sẵn thì khó mà tận dụng được chính sách giảm thuế. Bởi khi đưa ra các chính sách giảm thuế ngắn hạn, các doanh nghiệp Brazil và nước ngoài đã nắm bắt và tận dụng nhanh chóng.

Nếu có đối tác sẵn, doanh nghiệp cần triển khai các phương án xuất khẩu nhanh chóng, tận dụng tối đa lợi ích từ việc cắt giảm thuế, nâng cao kim ngạch xuất khẩu sản phẩm.

Tiềm năng xuất khẩu trà như thế nào?

Là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất, nhì thế giới cho nên nhu cầu tiêu thụ cà phê của người dân Brazil rất lớn. Do vậy, nhu cầu về trà của họ không nhiều.

Tiềm năng xuất khẩu nước ép, hoa quả lên men, trái cây sấy khô, mật ong ở thị trường Brazil như thế nào?

Với những sản phẩm này, Brazil phát triển rất mạnh và sôi động. Không chỉ doanh nghiệp trong nước, thậm chí, nhiều doanh nghiệp nước ngoài còn tới đây, thuê đất và xây dựng nông trại, phát triển chuỗi sản phẩm.

Về sản phẩm mật ong, Brazil sản xuất rất tự nhiên, họ nuôi ong rất nhiều nên nhu cầu nhập chưa nhiều.

Cơ hội cho mỳ chũ có nhiều không?

Brazil không phát triển mặt hàng này. Tuy nhiên, có sự cạnh tranh khốc liệt khi các doanh nghiệp Nhật, Hàn và Trung đều có mặt ở đây. Riêng với doanh nghiệp Trung Quốc, người Trung ở đây tương đối đông, lượng tiêu thụ lớn và tạo ra khả năng cạnh tranh cao với các mặt hàng của thị trường khác.

Thị trường có quan tâm đến rau quả đông lạnh không?

Thị trường này rất ưa chuộng hoa quả tươi cho nên hàng đông lạnh không chuộng. Nếu đưa hàng đông lạnh đến khu vực xa trung tâm thì có thể tiêu thụ.

Tiềm năng xuất khẩu đồ điện lạnh như điều hoà, tủ lạnh…?

Về cơ bản, Brazil nóng quanh năm (trừ khu vực phía Nam có mùa đông kéo dài). Do vậy nhu cầu sản phẩm đồ điện lạnh rất lớn.

Lợi nhuận ròng của Masan gấp 5 lần cùng kỳ, tăng lượng tiền mặt sở hữu

Lợi nhuận ròng của Masan gấp 5 lần cùng kỳ, tăng lượng tiền mặt sở hữu

Nhờ doanh thu tăng, biên lợi nhuận gộp cải thiện cùng chi phí tài chính giảm, Masan có quý lãi cao nhất trong vòng 8 quý gần đây.
Công viên nước Đầm Sen: Lợi nhuận 'đi lùi', đầu tư cổ phiếu dược có lãi

Công viên nước Đầm Sen: Lợi nhuận 'đi lùi', đầu tư cổ phiếu dược có lãi

Dù lợi nhuận thụt lùi so với mức tăng trưởng cao của năm 2023, Công viên nước Đầm Sen vẫn hoàn thành 53% kế hoạch lợi nhuận cho cả năm 2024 sau 6 tháng. Hai mã cổ phiếu dược DVN VÀ OPC mang về cho công ty này khoản lãi hơn 9,6 tỷ đồng sau nửa năm.
Viglacera báo lãi đi lùi 73% so với cùng kỳ

Viglacera báo lãi đi lùi 73% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh doanh thu giảm mạnh, lợi nhuận sau thuế của Viglacera giảm tới 73% so với cùng kỳ, đạt tương ứng 171 tỷ đồng.
PAN báo lãi ròng tăng 31%, rót hơn 10.000 tỷ đồng vào chứng khoán

PAN báo lãi ròng tăng 31%, rót hơn 10.000 tỷ đồng vào chứng khoán

Trong 6 tháng đầu năm 2024, PAN rót thêm gần 4.000 tỷ đồng vào chứng khoán kinh doanh, tuy nhiên công ty này không thuyết minh rõ các khoản đầu tư.
Sabeco báo lãi cao nhất trong vòng 7 quý

Sabeco báo lãi cao nhất trong vòng 7 quý

Theo báo cáo tài chính của Sabeco, với việc các chi phí giảm mạnh, công ty này đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 2/2024 đạt 1.319 tỷ đồng, trở thành quý ghi nhận lãi cao nhất kể từ quý 3/2022.
Xuất khẩu chè tăng trưởng cả về lượng và giá

Xuất khẩu chè tăng trưởng cả về lượng và giá

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/7, Việt Nam xuất khẩu 68.736 tấn chè, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Các doanh nghiệp có liên hệ đến ROX Group đang nắm giữ 20,29% vốn tại MSB

Các doanh nghiệp có liên hệ đến ROX Group đang nắm giữ 20,29% vốn tại MSB

Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên tại MSB có sự góp mặt của 8 doanh nghiệp có liên hệ đến ROX Group, với tổng tỷ lệ sở hữu là 20,29% vốn điều lệ ngân hàng này.
Kinh doanh dưới giá vốn, Đạm Hà Bắc lỗ hơn 130 tỷ đồng trong quý 2

Kinh doanh dưới giá vốn, Đạm Hà Bắc lỗ hơn 130 tỷ đồng trong quý 2

Theo báo cáo tài chính của CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Đạm Hà Bắc, UPCoM: DHB), doanh nghiệp thu về 957,9 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin nhiều nhất?

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin nhiều nhất?

Dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào cuối quý 2/2024 ước tính đạt kỷ lục 225.000 tỷ đồng, trong đó margin vào khoảng 218.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay với loạt những ông lớn dẫn đầu như TCBS, SSI, HSC, VPS, VNDirect.
Xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt 1,8 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt 1,8 tỷ USD

Theo VASEP, năm 2024 kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam dự kiến đạt 1,8 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2023.
Doanh thu xuất khẩu tăng, Sao Ta tiếp đà tăng trưởng lợi nhuận quý 2

Doanh thu xuất khẩu tăng, Sao Ta tiếp đà tăng trưởng lợi nhuận quý 2

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC), quý 2/2024 doanh nghiệp thu về 1.242 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Doanh thu kỷ lục, biên lợi nhuận PNJ vẫn thu hẹp do 'sức nóng' của vàng

Doanh thu kỷ lục, biên lợi nhuận PNJ vẫn thu hẹp do 'sức nóng' của vàng

Nửa đầu năm nay, PNJ đạt doanh thu kỷ lục hơn 22.000 tỷ đồng, thu về gần 1.200 tỷ đồng lãi sau thuế, mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp trung bình trong 6 tháng của doanh nghiệp này lại giảm so với cùng kỳ, chỉ đạt 16,4%.
Giá nhập khẩu ngô của Việt Nam tăng giảm trái chiều

Giá nhập khẩu ngô của Việt Nam tăng giảm trái chiều

Theo Tổng cuc Hải quan, nửa đầu tháng 7/2024 Việt Nam nhập khẩu 600.382 tấn ngô với kim ngạch 143,8 triệu USD, tăng tới 247% về lượng và tăng 174% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (YoY).
SGN báo lãi giảm do nợ khó đòi từ Bamboo Airways, sắp trả cổ tức tiền mặt 25%

SGN báo lãi giảm do nợ khó đòi từ Bamboo Airways, sắp trả cổ tức tiền mặt 25%

Trong quý 2/2024, công ty cung cấp dịch vụ tại sân bay phải trích lập thêm 11,5 tỷ đồng nợ khó đòi từ hãng hàng không Bamboo Airways khiến chi phí quản lý tăng vọt.
Mở rộng thị trường xuất khẩu, Dệt may TNG báo lãi tăng mạnh trong quý 2

Mở rộng thị trường xuất khẩu, Dệt may TNG báo lãi tăng mạnh trong quý 2

Nhờ vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung khai thác thêm các dòng hàng khó, Dệt may TNG đã lấy lại đà kinh doanh với lãi sau thuế quý 2 tăng tới hơn 60%.
ACB lãi hơn 5.600 tỷ đồng trong quý 2, tỷ lệ nợ xấu nhích lên 1,5%

ACB lãi hơn 5.600 tỷ đồng trong quý 2, tỷ lệ nợ xấu nhích lên 1,5%

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã: ACB) vừa có báo cáo tài chính quý 2/2024 công bố mức lợi nhuận trong kỳ gần 5.600 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY) và là mức lợi nhuận theo quý cao nhất từ trước tới nay của ngân hàng này.
Bán bớt dự án cho đối tác Nhật Bản, Nam Long có lãi trở lại

Bán bớt dự án cho đối tác Nhật Bản, Nam Long có lãi trở lại

Thương vụ chuyển nhượng 25% vốn tại dự án Đại Phước cho đối tác Nhật Bản thu về cho Nam Long 231 tỷ đồng lợi nhuận, góp phần giúp công ty này báo lãi quý 2/2024 dù doanh thu giảm mạnh so với cùng kỳ.
BaoViet Bank cắt giảm 35% dự phòng rủi ro, níu lợi nhuận đi ngang

BaoViet Bank cắt giảm 35% dự phòng rủi ro, níu lợi nhuận đi ngang

Sau khi cắt giảm 35% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, về mức 209 tỷ đồng, BaoViet Bank ghi nhận kết quả kinh doanh đi ngang so với cùng kỳ, với lợi nhuận trước thuế đạt 17,5 tỷ đồng.
Xuất khẩu cá ngừ mang về gần nửa tỷ USD trong 6 tháng

Xuất khẩu cá ngừ mang về gần nửa tỷ USD trong 6 tháng

Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tháng 6/2024 vẫn duy trì sự tăng trưởng với +32% so với cùng kỳ năm trước (YoY), đạt hơn 85 triệu USD.
Những mã cổ phiếu đầu tư 'ưa thích' của các công ty chứng khoán

Những mã cổ phiếu đầu tư 'ưa thích' của các công ty chứng khoán

SSI và VNDirect - hai công ty chứng khoán đầu ngành cùng ưa thích một cổ phiếu ngân hàng, trong khi SHS đang thắng lớn với một cổ phiếu bán lẻ.
Dược liệu Trung ương 2: Lợi nhuận đi lùi do chi phí tăng cao

Dược liệu Trung ương 2: Lợi nhuận đi lùi do chi phí tăng cao

Quý 2/2024, lợi nhuận trước thuế của CTCP Dược liệu Trung ương 2 giảm mạnh 73% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 45,7 tỷ đồng xuống còn 12,3 tỷ đồng.
Lợi nhuận Hóa chất Đức Giang phục hồi sau ba quý trượt dốc

Lợi nhuận Hóa chất Đức Giang phục hồi sau ba quý trượt dốc

Nhờ doanh thu bán hàng tăng trưởng, lợi nhuận của Hóa chất Đức Giang trong quý 2/2024 đã có sự cải thiện so với ba quý liền trước.
Navico mới hoàn thành 14% kế hoạch lợi nhuận năm

Navico mới hoàn thành 14% kế hoạch lợi nhuận năm

Báo cáo tài chính hợp nhất công bố ngày 22/7 của CTCP Nam Việt (Navico, HoSE: ANV) cho thấy những kết quả khả quan, doanh nghiệp thu về 1.193 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 2/2024, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Savimex lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận sau nhiều quý sụt giảm

Savimex lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận sau nhiều quý sụt giảm

Nhờ hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính từ cổ phiếu TCM, tình hình kinh doanh trong quý 2/2024 của Savimex đã có kết quả khả quan hơn với tăng trưởng lợi nhuận cao gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Vincom Retail tiếp tục báo lãi hơn nghìn tỷ đồng trong quý 2/2024

Vincom Retail tiếp tục báo lãi hơn nghìn tỷ đồng trong quý 2/2024

Ngày 22/7, CTCP Vincom Retail (HoSE: VRE) công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 với lợi nhuận sau thuế 1.021 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Đây cũng là quý thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp này báo lãi trên nghìn tỷ đồng.
Tăng mạnh chi phí dự phòng, Techcombank vẫn lãi lớn trong nửa đầu năm

Tăng mạnh chi phí dự phòng, Techcombank vẫn lãi lớn trong nửa đầu năm

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, mã: TCB) ngày 22/7 công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý 2/2024 với nhiều hạng mục kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tích cực.
Việt Nam có thế mạnh mặt hàng thủy sản nào tại Singapore?

Việt Nam có thế mạnh mặt hàng thủy sản nào tại Singapore?

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam là một trong 5 đối tác cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn nhất cho Singapore.
Thu nhập khác tăng đột biến, Cao su Sao Vàng lãi ròng quý 2 cao gấp 18 lần

Thu nhập khác tăng đột biến, Cao su Sao Vàng lãi ròng quý 2 cao gấp 18 lần

Theo báo cáo tài chính tổng hợp của CTCP Cao su Sao Vàng (HoSE: SRC), doanh nghiệp thu về 328 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 2/2024, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Tổng tài sản tăng gần 3 lần, Chứng khoán HD thắng lớn quý 2/2024

Tổng tài sản tăng gần 3 lần, Chứng khoán HD thắng lớn quý 2/2024

HDS báo lãi sau thuế quý 2/2024 tăng 55% lên 146,5 tỷ đồng, trong bối cảnh công ty đẩy mạnh vay nợ tài chính lên 3.000 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp bất động sản báo lợi nhuận quý 2 tăng gấp 223 lần

Một doanh nghiệp bất động sản báo lợi nhuận quý 2 tăng gấp 223 lần

Nhờ hoạt động kinh doanh bất động sản khởi sắc, công ty này đã hoàn thành 82% mục tiêu lợi nhuận năm 2024 sau 6 tháng.
Giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản đồng loạt tăng trong nửa đầu tháng 7

Giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản đồng loạt tăng trong nửa đầu tháng 7

Nửa đầu tháng 7/2024, giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, gạo... đồng loạt ghi nhận tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.
Tồn kho của Sao Ta tăng hơn 60% trong nửa đầu năm 2024

Tồn kho của Sao Ta tăng hơn 60% trong nửa đầu năm 2024

Hàng tồn kho của Sao Ta (FMC) trong nửa đầu năm 2024 tăng thêm 482 tỷ đồng, từ 712 tỷ đồng tại ngày đầu năm 2024 lên 1.194 tỷ đồng tại ngày 30/6.
Tiết giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm, MIG báo lãi quý 2 đạt 80,2 tỷ đồng

Tiết giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm, MIG báo lãi quý 2 đạt 80,2 tỷ đồng

Bảo hiểm Quân đội ghi nhận kết quả doanh thu quý 2/2024 không nhiều khởi sắc khi doanh thu thuần giảm và doanh thu phí bảo hiểm gốc đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi doanh thu của Vĩnh Hoàn tại các thị trường trong tháng 6

Sự phục hồi doanh thu của Vĩnh Hoàn tại các thị trường trong tháng 6

Vĩnh Hoàn có tháng thứ hai trong năm 2024 ghi nhận đà tăng trưởng doanh thu vượt trội tại tất cả các thị trường.
Lợi nhuận ngành chứng khoán: Loạt công ty 'đuối sức' vì tự doanh

Lợi nhuận ngành chứng khoán: Loạt công ty 'đuối sức' vì tự doanh

Sau quý 1/2024 rực rỡ, ngành chứng khoán trong quý 2 ghi nhận bức tranh trái chiều về kết quả kinh doanh. Một số công ty vẫn báo lãi tăng bằng lần, ngược lại đã có những cái tên “đuối sức”.
VNDirect: Lợi nhuận quý 2/2024 giảm mạnh, lãi hơn 30% với HSG

VNDirect: Lợi nhuận quý 2/2024 giảm mạnh, lãi hơn 30% với HSG

Do hoạt động tự doanh kém hiệu quả nên lợi nhuận sau thuế của VNDirect sụt giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm mạnh so với hai quý liền trước.
Xem thêm