Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung |
Mức tăng có sự tác động lớn từ hai mặt hàng là rau quả và sắn. Trong đó, hàng rau quả tăng tới 122% so với cùng kỳ năm trước (YoY), lên 349 triệu USD; sắn và sản phẩm sắn tăng 54,4%, đạt 56 triệu USD.
Trong nửa đầu tháng 10/2023, xuất khẩu mặt hàng gạo có phần chững lại khi chỉ tăng 13,4% YoY, đạt 195 triệu USD. Trước đó, tháng 7 ghi nhận tăng 27% về kim ngạch xuất khẩu gạo, tháng 8 tăng 61% và tháng 9 tăng 37%.
Hạt điều và hạt tiêu tăng lần lượt 34% và 17% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 158 triệu USD và 31 triệu USD. Trái ngược, hàng thủy sản vẫn tiếp tục xu hướng giảm khi -10,9% YoY, xuống còn 376 triệu USD. Dù vậy, với việc bước vào các tháng cuối năm (thời điểm diễn ra các lễ lớn tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU…) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản.
Sau khi ghi nhận tăng trưởng dương 4 tháng liên tiếp (từ tháng 4 đến tháng 7), xuất khẩu cà phê bắt đầu giảm nhẹ 3% trong tháng 8 và 28% trong tháng 9. Đà giảm này tiếp tục kéo dài sang tháng 10 với -36% YoY, đạt 63 triệu USD.
Lũy kế từ đầu năm 2023 tới hết ngày 15/10, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 23,02 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Hàng rau quả, hạt điều và gạo là ba mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ năm trước với lần lượt +75%, +14% và +34%. 5 mặt hàng còn lại đều ghi nhận giảm, bao gồm thủy sản -21%, chè -14%, cà phê -0,4%, hạt tiêu -10% và sắn -10%.
Có 5 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên với tổng kim ngạch đạt 21,2 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Thủy sản là mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao nhất với 6,9 tỷ USD; đứng sau là hàng rau quả với 4,5 tỷ USD, gạo với 3,7 tỷ USD, cà phê 3,1 tỷ USD và hạt điều 2,7 tỷ USD.