Phát triển khu thương mại tự do là động lực tăng trưởng mới của Đà Nẵng

Trong khuôn khổ Hội nghị giao ban Thương vụ tháng 10 diễn ra ngày 31/10, các diễn giả đã bàn luận về các lợi thế, thách thức, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc phát triển Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Ngày 31/10, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với chủ đề: “Trao đổi về Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Vai trò của cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài”.

Tại sự kiện, ông Bùi Quang Hưng – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã nhắc lại Nghị quyết 136/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 26/6 vừa qua về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù của TP Đà Nẵng, trong đó quy định việc thành lập khu thương mại tự do gắn với cảng biển Liên Chiểu.

“Đây là bước tiến quan trọng mở ra cơ hội để TP Đà Nẵng trở thành điểm thu hút đầu tư lớn, phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, qua đó tạo nền tảng nhân rộng mô hình phát triển thương mại tự do thành công trên cả nước,” ông Bùi Quang Hưng đánh giá.

Nhằm hỗ trợ, phối hợp với TP Đà Nẵng trong việc xây dựng, triển khai khu thương mại tự do, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị giao ban thương vụ đặc biệt để trao đổi, đúc rút kinh nghiệm từ quốc tế trong quá trình xây dựng và vận hành khu thương mại tự do dưới góc độ quản lý Nhà nước cũng như chia sẻ của các Thương vụ Việt Nam tại các nước có mô hình khu thương mại tự do thành công.

Phát triển khu thương mại tự do là động lực tăng trưởng mới của Đà Nẵng
Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Lợi thế, thách thức của TP Đà Nẵng trong phát triển khu thương mại tự do

Tại hội nghị, Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu, Sở Công Thương Đà Nẵng đã chia sẻ thêm về Dự thảo sơ bộ Đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Theo đại diện TP Đà Nẵng, dự thảo này hiện là những thông tin phác thảo ban đầu, đang được đội ngũ chuyên gia tư vấn, nghiên cứu và tiếp tục cập nhật nội dung.

Theo Dự thảo, mục tiêu phát triển khu thương mại tự do nhằm giúp TP Đà Nẵng trở thành địa bàn có thể chế ưu việt theo thông lệ quốc tế, có sức hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư hàng đầu trong một số lĩnh vực. Đồng thời, thí điểm các chính sách hiệu quả để thu hút các nguồn lực đầu tư; hoàn thiện hạ tầng dịch vụ logistics xanh, chi phí tối ưu, thuận tiện và cạnh tranh để Đà Nẵng trở thành điểm đến cạnh tranh trong hành lang vận tải Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.

Việc phát triển khu thương mại tự do cũng là động lực tăng trưởng mới cho Đà Nẵng đóng góp vào tăng trưởng GRDP, tạo nhiều việc làm thu nhập cao trong môi trường làm việc quốc tế.

Theo đại diện phía Đà Nẵng, việc phát triển mô hình khu thương mại tự do phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Đà Nẵng có những lợi thế riêng về vị trí chiến lược; về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; về điều kiện kinh tế -- xã hội; nguồn nhân lực...

TP Đà Nẵng đã định vị thương hiệu về phát triển du lịch trên thế giới nên việc quảng bá khu thương mại tự do Đà Nẵng có nhiều thuận lợi, tạo sức hấp dẫn ngay trong giai đoạn đầu. Môi trường đầu tư và kinh doanh của Đà Nẵng nằm ở nhóm đầu cả nước nên tạo được lòng tin, sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, trong quá trình thành lập khu thương mại tự do, Đà Nẵng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên là tài sản quý của Đà Nẵng, cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa khai thác và bảo tồn. Khu thương mại tự do Đà Nẵng có thể đối mặt với nhiều cạnh tranh do tính tương đồng trong các điều kiện phát triển (vị trí địa lý, tiềm năng du lịch...) từ các thành phố trực thuộc trung ương, các đặc khu kinh tế trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Đà Nẵng phần lớn có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm đến 99%, dòng vốn FDI còn khiếm tốn (chỉ chiếm khoảng 0,5% cả nước).

Theo đại diện TP Đà Nẵng, một trong những thách thức khác của thành phố là diện tích đất hạn chế nên việc hình thành khu thương mại tự do có diện tích liền khoảng là không khả thi. Do đó, các sở ban ngành thành phố đã tiến hành rà soát, nghiên cứu hình thành các phân khu bố trí ở các vị trí khác nhau để đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của thành phố.

Dự kiến, Khu thương mại tự do Đà Nẵng có thể phân thành phân khu sản xuất (diện tích khoảng 559 ha, chiếm 23,8%); phân khu logisitics (diện tích khoảng 180 ha, chiếm 7,7%); phân khu logistics & sản xuất (diện tích khoảng 545 ha, chiếm 24,7%); phân khu thương mại – dịch vụ (diện tích khoảng 545 ha, chiếm 23%).

Khu thương mại tự do còn có phân khu thương mại – dịch vụ và kinh tế số, đổi mới sáng tạo (diện tích khoảng 154 ha, chiếm 6,5%); vị trí lấn biển – du lịch, mua sắm miễn thuế, giải trí, thể thao và casino (diện tích lấn biển cho khu thương mại tự do khoảng 300 – 350 ha).

Phát triển khu thương mại tự do là động lực tăng trưởng mới của Đà Nẵng
Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo TP Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại cùng các Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Liên kết vùng, phát triển nguồn nhân lực trong phát triển khu thương mại tự do

Dưới góc độ Thương vụ, Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Indonesia Phạm Thế Cường cho rằng, thành phố Đà Nẵng nên có cơ chế ưu đãi, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng trong việc phát triển khu thương mại tự do. Đồng thời, việc phát triển Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần có sự liên kết vùng, giữa các địa phương khác của Việt Nam, đặc biệt gắn kết với các đối tác nước ngoài.

Ông Phạm Thế Cường cũng dẫn một mô hình có thể học hỏi trong khu vực ASEAN, khi Indonesia phối hợp chặt chẽ với Singapore để phát triển Khu thương mại tự do Batam. Hai quốc gia này đã thiết lập nhóm công tác chuyên trách nhằm nhanh chóng giải quyết các vướng mắc, cập nhật thông tin định hướng chính sách đầu tư, dự án kêu gọi đầu tư đối với khu thương mại tự do.

Ban quản lý Khu thương mại tự do Batam cũng thành lập văn phòng đại diện tại Singapore để xúc tiến đầu tư vào khu. Văn phòng này không chỉ xúc tiến kêu gọi đầu tư đối với nhà đầu tư Singapore mà còn nhiều nhà đầu tư nước ngoài có công ty tại quốc gia này.

Để phát triển thành công Khu thương mại tự do Đà Nẵng và từ kinh nghiệm của Indonesia, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho rằng, Đà Nẵng cần phải chọn ngành, lĩnh vực kinh tế quy hoạch tại khu thương mại tự do phù hợp với thế mạnh của địa phương, có thể bổ sung thêm lĩnh vực y tế để gắn với du lịch chữa bệnh, tận dụng khai thác nguồn nhân lực y tế có chất lượng của địa phương.

Đối với lĩnh vực thương mại, cần có sự gắn kết thương mại – trung tâm sản xuất – dịch vụ logistics để đảm bảo phát triển bền vững thương mại. Các lĩnh vực kinh tế xanh cũng cần được cân nhắc xem xét quy hoạch để tạo lợi thế cạnh tranh so với các khu thương mại tự do quốc tế khác.

Tham tán Phạm Thế Cường cũng cho rằng, Đà Nẵng phải có cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn, khác biệt. Đối với Indonesia, quốc gia này luôn có các cơ chế vượt khung quy định dành cho các nhà đầu tư, các quy chế này không theo chuẩn mực cụ thể, căn cứ vào thỏa thuận trực tiếp của Chính phủ với nhà đầu tư.

Lộ trình thực hiện Đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Theo Dự thảo sơ bộ, lộ trình thực hiện Đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng bao gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn 2024 – 2025, TP Đà Nẵng sẽ hoàn thiện trình thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng, UBND thành phố triển khai công tác quy hoạch, xây dựng các phương án thu hồi đất và tái định cư (đo đạc, kiểm đếm, lập dự án tái định cư...)

Giai đoạn 2025 – 2026, thành phố thực hiện các thủ tục về quy hoạch, trình chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và phát triển khu thương mại tự do cho các phân khu chức năng; triển khai công tác kêu gọi và lựa chọn nhà đầu tư.

Giai đoạn 2026 – 2029, thành phố thực hiện công tác quy hoạch chi tiết; nghiên cứu đề xuất cơ chế thành lập tổ chức bộ máy quản lý khu thương mại tự do Đà Nẵng; thu hút các nhà đầu tư chiến lược triển khai đầu tư một số công trình hạ tầng trọng điểm, các công năng chính theo phương án quy hoạch được duyệt để sớm đưa vào hoạt động; thu hút đầu tư theo danh mục ngành nghề kinh doanh.

Giai đoạn sau 2030, thành phố đưa vào hoạt động và tiếp tục hoàn thiện vận hành có hiệu quả khu thương mại tự do; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Thị trường điều tra ngày càng mở rộng, xu hướng điều tra khắt khe hơn, phạm vi sản phẩm điều tra đa dạng.... là những điểm nổi bật trong vấn đề phòng vệ thương mại của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.

Bộ Công Thương kỳ vọng thương mại Việt Nam năm 2024 có thể tăng 6% Bộ Công Thương kỳ vọng thương mại Việt Nam năm 2024 có thể tăng 6%

Sáng 2/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 6/2024 với chủ đề “Sơ kết hoạt động xúc tiến xuất khẩu 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024”.

Bình luận

avatar-comment
Tối thiểu 10 chữ Tiếng Việt có dấu Không chứa liên kết

Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Malaysia

Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Malaysia

Theo số liệu từ Cục Hải quan, quý 1/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Malaysia đạt 3,48 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Campuchia thu hơn 160 triệu USD từ xuất khẩu gạo trong quý 1/2025

Campuchia thu hơn 160 triệu USD từ xuất khẩu gạo trong quý 1/2025

Campuchia đã xuất khẩu 211.058 tấn gạo xay xát trong quý đầu tiên của năm 2025, tăng 26,8% từ mức 166.451 tấn năm 2024; doanh thu 160,5 triệu USD, tăng gần 30% từ mức 123,6 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Những địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng có thương mại trên 10 tỷ USD

Những địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng có thương mại trên 10 tỷ USD

Quý 1/2025, các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng có thương mại trên 10 tỷ USD lần lượt là Bắc Ninh, Hà Nội và Hải Phòng.
Trí tuệ nhân tạo sẽ là điểm nhấn tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN năm 2025

Trí tuệ nhân tạo sẽ là điểm nhấn tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN năm 2025

Hội chợ thương mại Trung Quốc - ASEAN lần thứ 22 (CAEXPO-22) sẽ tập trung vào việc trao đổi các lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo, kinh tế số.
Lãnh đạo Vinatex: Khởi động '90 ngày thử lửa' của ngành dệt may Việt Nam

Lãnh đạo Vinatex: Khởi động '90 ngày thử lửa' của ngành dệt may Việt Nam

Theo Chủ tịch Vinatex, thời gian Mỹ tạm hoãn áp thuế quan mới là "90 ngày thử lửa" cho sức bền và tinh thần gắn kết của cả hệ thống trong tập đoàn.
Đến năm 2045 Việt Nam có ít nhất 3 HTX lọt top toàn cầu

Đến năm 2045 Việt Nam có ít nhất 3 HTX lọt top toàn cầu

Đây là chia sẻ của Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025.
Lào xuất khẩu lô cá tra nuôi đầu tiên sang Trung Quốc

Lào xuất khẩu lô cá tra nuôi đầu tiên sang Trung Quốc

Lào vừa xuất khẩu thành công lô hàng cá tra nước ngọt nuôi tại trang trại đầu tiên sang Trung Quốc, đánh dấu một cột mốc lịch sử cho ngành thủy sản của quốc gia này.
Trái bưởi Việt Nam chính thức lên kệ Lotte Mart Hàn Quốc

Trái bưởi Việt Nam chính thức lên kệ Lotte Mart Hàn Quốc

Sự kiện trái bưởi Việt Nam có mặt tại Lotte Mart Hàn Quốc đánh dấu mốc quan trọng đối với ngành xuất khẩu nông sản và khẳng định chất lượng vượt trội của trái cây Việt.
Những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Tây Ban Nha

Những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Tây Ban Nha

Cà phê, điện tử, dệt may là những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Tây Ban Nha trong quý 1/2025.
FTA Index 2024: Công cụ mới đánh giá hội nhập kinh tế tại các địa phương

FTA Index 2024: Công cụ mới đánh giá hội nhập kinh tế tại các địa phương

Chiều 8/4, Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương năm 2024.
Ba địa phương ĐBSCL có thương mại tỷ USD quý 1/2025

Ba địa phương ĐBSCL có thương mại tỷ USD quý 1/2025

Quý 1/2025, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận gần 11 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu, có ba địa phương đạt giá trị thương mại tỷ USD.
Cà Mau chỉ đạo ổn định thị trường tôm sau khi Mỹ công bố thuế mới

Cà Mau chỉ đạo ổn định thị trường tôm sau khi Mỹ công bố thuế mới

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo rà soát, đánh giá tác động hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của thuế đối ứng.
Campuchia kêu gọi doanh nghiệp Việt tăng đầu tư vào cây cao su

Campuchia kêu gọi doanh nghiệp Việt tăng đầu tư vào cây cao su

Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam tăng cường đầu tư vào các khu công nghiệp - nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chế biến cao su và các sản phẩm nông nghiệp khác.
10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2025

10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2025

Quý 1/2025, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 56 thị trường chính trên thế giới, trong đó Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia là những thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Việt Nam nhập siêu gần 4 tỷ USD từ ASEAN trong quý 1/2025

Việt Nam nhập siêu gần 4 tỷ USD từ ASEAN trong quý 1/2025

Quý 1/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN đạt 22,2 tỷ USD, Việt Nam nhập siêu 3,8 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu quý 1/2025 lập kỷ lục 10 năm

Xuất nhập khẩu quý 1/2025 lập kỷ lục 10 năm

Quý 1/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 202 tỷ USD, là mức cao nhất của quý 1 trong giai đoạn 2016 - 2025.
Xuất khẩu thủy sản tăng 26% trong quý 1/2025

Xuất khẩu thủy sản tăng 26% trong quý 1/2025

Quý 1/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất nhập khẩu quý 1/2025 tăng gần 14%, đạt hơn 200 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý 1/2025 tăng gần 14%, đạt hơn 200 tỷ USD

Kết thúc quý đầu tiên của năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 202,5 tỷ USD.
Những trường hợp xuất khẩu sang Mỹ không phải chịu thuế đối ứng

Những trường hợp xuất khẩu sang Mỹ không phải chịu thuế đối ứng

Ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ nếu được xếp lên tàu tại cảng Việt Nam trước ngày 9/4 sẽ không phải chịu thuế đối ứng 46%.
'Thuế 46% là thử thách, nhưng cũng là cú hích'

'Thuế 46% là thử thách, nhưng cũng là cú hích'

"Thuế 46% là thử thách, nhưng cũng là cú hích để thích ứng và thay đổi," TS. Võ Trí Thành nói với Mekong ASEAN.
Malaysia chi nhiều tiền nhất để nhập khẩu mặt hàng nào?

Malaysia chi nhiều tiền nhất để nhập khẩu mặt hàng nào?

Hai tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu của Malaysia đạt 50,7 tỷ USD, trong đó điện, điện tử là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất với 18,6 tỷ USD.
Ngành nông nghiệp ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong bối cảnh mới

Ngành nông nghiệp ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong bối cảnh mới

Trước công bố áp thuế đối ứng từ phía Mỹ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho rằng, nông sản Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng ngành sẽ phải dĩ bất biến, ứng vạn biến.
Ngành dệt may thận trọng chờ tín hiệu mới từ mức thuế quan của Mỹ

Ngành dệt may thận trọng chờ tín hiệu mới từ mức thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp ngành dệt may đang tìm cách ứng phó linh hoạt, chủ động tìm kiếm thị trường mới và nâng cao giá trị sản phẩm để duy trì sự ổn định.
Bộ Tài chính chia sẻ quan điểm về chính sách thuế quan mới của Mỹ

Bộ Tài chính chia sẻ quan điểm về chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% theo công bố của phía Mỹ.
Nhiều dư địa đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba

Nhiều dư địa đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba

Việc Cuba ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị trường trong các lĩnh vực thế mạnh như giày dép, thực phẩm.
'Kiểm soát thương mại chiến lược giúp cân bằng cán cân xuất nhập khẩu'

'Kiểm soát thương mại chiến lược giúp cân bằng cán cân xuất nhập khẩu'

Xây dựng cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng cường nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ nguồn từ các đối tác, giúp cân bằng cán cân thương mại.
Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi từ Việt Nam

Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi từ Việt Nam

Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam.
Sao Ta lập kỷ lục doanh số quý I, chuẩn bị cho thách thức của ngành tôm

Sao Ta lập kỷ lục doanh số quý I, chuẩn bị cho thách thức của ngành tôm

CTCP Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số hợp nhất quý I/2025 đạt hơn 70 triệu USD, mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Cà phê là một trong hai mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Bỉ

Cà phê là một trong hai mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Bỉ

Hai tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Bỉ đạt 585 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Campuchia nhập siêu hơn nửa tỷ USD trong hai tháng đầu năm

Campuchia nhập siêu hơn nửa tỷ USD trong hai tháng đầu năm

Theo số liệu của GDCE, hai tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Campuchia và thế giới đạt 9,44 tỷ USD.
Thương mại hai chiều Indonesia - ASEAN tăng gần 15% sau 2 tháng đầu năm

Thương mại hai chiều Indonesia - ASEAN tăng gần 15% sau 2 tháng đầu năm

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia, kim ngạch xuất nhập khẩu (không tính dầu mỏ, khí đốt) của nước này với khu vực ASEAN trong hai tháng đầu năm 2025 đạt 13,63 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Brazil là nhà cung cấp bông lớn nhất cho Việt Nam

Brazil là nhà cung cấp bông lớn nhất cho Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu từ Brazil 14 mặt hàng chính, trong đó bông là mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất.
Xuất khẩu của Indonesia sang ASEAN tăng mạnh

Xuất khẩu của Indonesia sang ASEAN tăng mạnh

Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Indonesia, không tính dầu mỏ và khí đốt, sang các nước ASEAN đạt 8,61 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2025, tăng tới 35,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất nhập khẩu Malaysia với ASEAN đạt hơn 27 tỷ USD hai tháng đầu năm

Xuất nhập khẩu Malaysia với ASEAN đạt hơn 27 tỷ USD hai tháng đầu năm

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Malaysia với các nền kinh tế ASEAN đạt 27,09 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2025, tăng 1,21% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Mở rộng thương mại Việt Nam - Peru từ 'động lực' CPTPP

Mở rộng thương mại Việt Nam - Peru từ 'động lực' CPTPP

Việt Nam - Peru thống nhất thúc đẩy thương mại song phương thông qua tận dụng ưu đãi từ Hiệp định CPTPP.
Thương mại Malaysia tăng hơn 4% trong hai tháng đầu năm

Thương mại Malaysia tăng hơn 4% trong hai tháng đầu năm

Hai tháng đầu năm 2025, thương mại giữa Malaysia và thế giới tăng 4,4% so với cùng kỳ, lên mức 105,14 tỷ USD.
Xem thêm