qc-phu-my

PwC: Thị trường M&A trầm lắng nửa đầu năm, xu hướng tập trung vào ngành công nghệ

Theo báo cáo mới nhất của PwC, hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập) sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp trong 6 tháng tới.

PwC: Thị trường M&A trầm lắng nửa đầu năm, xu hướng tập trung vào ngành công nghệ

Báo cáo công bố ngày 15/7 với chủ đề "Các xu hướng M&A Toàn cầu: Cập nhật giữa năm 2022" của PwC cho biết, hoạt động M&A đã diễn ra chậm lại sau khi đạt mức kỷ lục vào năm 2021. Những biến động kinh tế đã làm chậm lại các thương vụ mua bán và sáp nhập trong nửa đầu năm 2022.

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch vừa quay trở lại mức tăng trưởng năm 2019 và dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp trong 6 tháng tới.

Cụ thể, các nhà giao dịch đã trải qua hoạt động M&A đạt mức cao kỷ lục trên toàn cầu năm 2021, với hơn 60.000 giao dịch giá trị hơn 5.000 tỷ đô la Mỹ. Nửa đầu năm 2022, hoạt động M&A vẫn tiếp tục khởi sắc dù đã xuất hiện nhiều trở ngại kinh tế, bao gồm lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng nhanh, cổ phiếu suy giảm và khủng hoảng năng lượng do xung đột Nga - Ukraine.

Báo cáo đã chỉ ra nhiều yếu tố góp phần tạo nên sự tăng trưởng kỷ lục của thị trường M&A vào cuối năm 2021 và nửa đầu năm 2022 - chẳng hạn như khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, tối ưu hóa danh mục đầu tư, Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) và trên hết là nhu cầu công nghệ để số hóa mô hình kinh doanh.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, cách tiếp cận trong phương thức thực hiện các giao dịch này sẽ cần phải thay đổi để thích ứng với một môi trường kinh tế không ổn định.

Cụ thể là với mức lạm phát ở nhiều quốc gia đạt mức cao nhất trong 40 năm, các nhà giao dịch thương vụ cần thẩm định doanh nghiệp bằng cách tiếp cận mới - dự báo các kịch bản lạm phát khác nhau và xem xét các tác động đối với thị phần, độ co giãn của giá cả, mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, lương thưởng và duy trì nguồn nhân lực.

Ngoài ra, chiến lược nguồn nhân lực của doanh nghiệp sẽ cần được ưu tiên trong bất cứ thương vụ nào vì làn sóng lạm phát tiền lương kỷ lục đang diễn ra trong nhiều thập kỷ, dẫn đến “cuộc đại khủng hoảng nghỉ việc”, tình trạng thiếu hụt kỹ năng, sự tăng cường tham gia của các bên liên quan về tính đa dạng và hòa nhập đều sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh trong tương lai.

Xu hướng M&A trong nửa đầu năm 2022

Mặc dù hoạt động M&A đã diễn ra chậm lại trong nửa đầu năm 2022, nhưng nó chỉ đơn thuần trở lại mức trước đại dịch, với trung bình có khoảng 25.000 thương vụ mỗi nửa năm.

Quá trình thiết lập lại hoạt động M&A đang được thực hiện trên tất cả các khu vực lớn. Châu Á - Thái Bình Dương trải qua sự suy giảm nhiều nhất với khối lượng và giá trị giao dịch đều thấp hơn 30% so với mức đỉnh năm 2021, chủ yếu do những trở ngại kinh tế vĩ mô và các hạn chế phòng dịch được áp dụng trên một số thành phố lớn ở Trung Quốc.

PwC: Thị trường M&A trầm lắng nửa đầu năm, xu hướng tập trung vào ngành công nghệ

Theo đó, giá trị giao dịch cũng đã giảm trở lại mức tương tự như trước đại dịch. Giá trị thương vụ trong nửa đầu năm 2022 xấp xỉ 2.000 tỷ USD, gần gấp đôi so với số liệu ghi nhận trong nửa đầu năm 2020 – giai đoạn kinh tế có nhiều bất ổn.

Tổng số giao dịch quy mô lớn trên toàn cầu đã giảm một phần ba. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2022 vẫn có sự góp mặt của các thương vụ lớn. Cụ thể trên thực tế có 4 giao dịch đạt giá trị hơn 50 tỷ USD, so với chỉ một giao dịch trong cả năm 2021.

Quỹ đầu tư tư nhân (PE) mở rộng về cả số lượng và giá trị thương vụ

Theo nghiên cứu của PwC, sự phát triển của mô hình PE đã khiến nó trở thành động cơ thúc đẩy thương vụ M&A - cung cấp một nguồn vốn dồi dào để thực hiện thương vụ. Các PE toàn cầu có lượng tiền dự trữ dồi dào "dry powder" đạt kỷ lục 2.300 tỷ USD vào tháng 6 năm 2022 - gấp ba lần giá trị so với thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Sự tăng trưởng về vốn này giải thích tại sao tỷ trọng của PE trong hoạt động M&A, từ chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị thương vụ cách đây 5 năm, lên gần một nửa tổng giá trị thương vụ hiện nay.

Nhưng PE vẫn không tránh khỏi tác động từ những bất ổn của thị trường. Mặc dù giá trị đầu tư PE đã tăng, nhưng lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng nhanh đã khiến việc tạo ra lợi nhuận trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các PE sẽ cần tận dụng nhiều hơn công nghệ đám mây và phân tích dữ liệu để tăng tốc và cung cấp thông tin tốt hơn cho các quy trình giao dịch cũng như mở rộng hồ sơ đầu tư trong các lĩnh vực và các loại tài sản mới trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận.

Xu hướng M&A trong các nhóm ngành

Cũng tại báo cáo, PwC đã chỉ ra các yếu tố và xu hướng kinh tế vĩ mô hiện tại đang ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thương vụ của các ngành theo những cách khác nhau:

Thứ nhất, công nghệ, truyền thông và viễn thông. Việc áp dụng kỹ thuật số và công nghệ mới vẫn là một ưu tiên số một. Điều này đã giúp công nghệ, truyền thông và viễn thông dẫn đầu về số lượng đầu tư thương vụ M&A, chiếm hơn một phần tư khối lượng giao dịch và một phần ba giá trị thương vụ trong nửa đầu năm 2022.

PwC kỳ vọng nhu cầu công nghệ sẽ tạo ra cơ hội giao dịch M&A trong công nghệ phần mềm và công nghệ hỗ trợ cơ sở hạ tầng (5G, trung tâm dữ liệu, vũ trụ ảo (metaverse) và các công nghệ liên quan) vào nửa cuối năm 2022.

Thứ hai, dịch vụ tài chính. Báo cáo của PwC chỉ rõ nhu cầu của nhóm ngành này về khả năng số, kết hợp với áp lực liên tục từ các cơ quan quản lý và sự cạnh tranh từ các nền tảng công nghệ và fintech, cho thấy hoạt động M&A sẽ tiếp tục là động lực cho sự chuyển đổi.

Điều đó cũng giải thích tại sao dịch vụ tài chính chỉ đứng sau công nghệ, truyền thông và viễn thông về số lượng thương vụ M&A, chiếm gần 1/4 giá trị thương vụ trong nửa đầu năm 2022. Việc tiếp tục tập trung vào công nghệ, nhu cầu đầu tư bền vững và định giá thấp hơn sẽ giữ cho hoạt động M&A sôi động hơn trong nửa cuối năm.

Thứ ba, thị trường tiêu dùng. Theo PwC, hoạt động M&A trong thị trường tiêu dùng trong sáu tháng tới sẽ gắn chặt với những dấu hiệu kinh tế bất ổn tác động đến niềm tin và chi tiêu của người tiêu dùng. Hành vi tiêu dùng thay đổi sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho giao dịch M&A khi các công ty tìm cách chuyển đổi mô hình kinh doanh và định vị lại chính mình để tăng trưởng trong tương lai.

Thứ tư, sản xuất công nghiệp và ô tô. Sự tập trung vào công nghệ và số hóa các mô hình kinh doanh, đầu tư vào chuỗi cung ứng và lực lượng lao động sẽ tạo cơ hội cho hoạt động M&A trong sản xuất công nghiệp và ô tô.

Thứ năm, năng lượng, tiện ích và khai thác. Việc tăng tốc quá trình chuyển đổi năng lượng và tập trung vào an ninh chuỗi cung ứng sẽ thúc đẩy giao dịch M&A trong các lĩnh vực khoáng sản quan trọng và cung cấp năng lượng quốc gia trong nửa cuối năm 2022.

Thứ sáu, y tế. Các chuyên gia PwC chỉ ra rằng, nhu cầu cao về công nghệ sinh học và công nghệ cải tiến mới - chẳng hạn như vắc-xin mRNA, liệu pháp gen và chăm sóc sức khỏe từ xa đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng, các công ty dược lớn có thể sẽ thực hiện nhiều giao dịch nhỏ hơn để tránh sự kiểm soát và quy định phức tạp mà các giao dịch lớn hơn có thể mang lại.

Trong khi đó, chia sẻ về hoạt động M&A tại Việt Nam, ông Tiong Hooi Ong, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam cho biết, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam với mức tăng trưởng GDP năm 2022 được dự báo là 6,5% cùng các quy định và chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư, nửa cuối năm 2022 là cơ hội để các nhà kinh doanh đánh giá lại chiến lược và hành động.

Ông Tiong Hooi Ong nhìn nhận, các nhà giao dịch thương vụ đang thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Trong đó, biến động ngắn hạn trên thị trường tài chính, áp lực lạm phát, lãi suất tăng nhanh, gián đoạn chuỗi cung ứng và căng thẳng địa chính trị đều có khả năng phát triển thành xu hướng dài hạn.

Đây là thời điểm để các nhà lãnh đạo thực thụ và các nhà giao dịch có năng lực thực hiện các bước đi táo bạo và tạo tiền đề cho năm năm tới, đạt được các mục tiêu quan trọng nhất đối với doanh nghiệp hoặc danh mục đầu tư của họ. Hoạt động M&A có thể là cách để theo đuổi các cơ hội mang lại giá trị trong một nền kinh tế đầy thách thức.

Bất chấp những trở ngại về kinh tế vĩ mô, năm 2022 sẽ là một năm sôi động đối với các giao dịch M&A tại Việt Nam và thu hút nhiều sự quan tâm của các quỹ đầu tư nước ngoài.

Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng của các quyết định chiến lược nhằm tối ưu hóa danh mục đầu tư, khi các nhà giao dịch thoái vốn nhằm tập trung nguồn lực vào việc nâng cao năng lực doanh nghiệp và chuyển đổi các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thông qua M&A.

Ông Tiong Hooi Ong, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam
Viconship chi hơn 2.000 tỷ đồng nâng sở hữu tại Nam Hải Đình Vũ lên 100%

Viconship chi hơn 2.000 tỷ đồng nâng sở hữu tại Nam Hải Đình Vũ lên 100%

Bên cạnh nâng sở hữu tại Cảng Nam Hải Đình vũ lên 100%, Vinconship cũng sẽ thoái vốn khỏi Hyatt Place – dự án khách sạn hợp tác cùng T&D Group.
Nam Long chuyển nhượng 25% dự án Nam Long Đại Phước cho đối tác Nhật

Nam Long chuyển nhượng 25% dự án Nam Long Đại Phước cho đối tác Nhật

CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) vừa có thông báo về việc chính thức hoàn tất thương vụ chuyển nhượng 25% vốn tại Nam Long Đại Phước cho đối tác Nhật Bản – Nishi Nippon Railroad.
Nhóm Xuân Thiện gia tăng sở hữu tại Chứng khoán GLS

Nhóm Xuân Thiện gia tăng sở hữu tại Chứng khoán GLS

CTCP Chứng khoán Sen Vàng (Chứng khoán GLS) vừa công bố kết quả giao dịch của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.
Bamboo Capital hạ sở hữu tại BCG Energy xuống dưới 50%

Bamboo Capital hạ sở hữu tại BCG Energy xuống dưới 50%

Theo kế hoạch, Bamboo Capital sẽ hạ sở hữu tại BCG Energy xuống còn 47% vốn điều lệ. Trước đó tính đến cuối quý 3/2023, BCG vẫn sở hữu tới hơn 82% vốn tại BCG Energy.
Thương vụ nghìn tỷ của OCH và IDS Equity Holdings

Thương vụ nghìn tỷ của OCH và IDS Equity Holdings

Vào tháng 11/2023, CTCP One Capital Hospitality chuyển nhượng 99% vốn của Công ty TNHH Sản xuất Bình Hưng. Ngay sau động thái này, Bình Hưng tăng mạnh vốn từ 65 tỷ đồng lên 2.150 tỷ đồng, trước khi được bán lại cho chính OCH vào cuối năm 2023.
Xuân Thiện Yên Bái về tay Bitexco?

Xuân Thiện Yên Bái về tay Bitexco?

Sở hữu nhiều dự án thủy điện lớn ở tỉnh Yên Bái, CTCP Xuân Thiện Yên Bái từng là một thành viên quan trọng trong hệ sinh thái Xuân Thiện Group.
Cổ đông ngoại đồng ý cho Bảo hiểm PTI tăng vốn vượt 1.200 tỷ đồng

Cổ đông ngoại đồng ý cho Bảo hiểm PTI tăng vốn vượt 1.200 tỷ đồng

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức thành công ngày 24/4. Tổng số cổ đông tham dự đại hội đại diện cho 71,08 triệu cổ phần có quyền biểu quyết, tương đương 88,42% vốn điều lệ PTI.
CEO Helio Energy: Định hướng trở thành doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu

CEO Helio Energy: Định hướng trở thành doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của CTCP Helio Energy (UpCOM: HIO) được tổ chức ngày 15/4 tại tại tòa VOV, 37 Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Đức Giang muốn sáp nhập PAT

Đức Giang muốn sáp nhập PAT

CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Đức Giang – HoSE: DGC) ngày 2/3 công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Buổi họp sẽ diễn ra vào ngày 29/3 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Almaz , Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội.
Bamboo Capital hạ sở hữu tại BCG Energy xuống còn hơn 50%

Bamboo Capital hạ sở hữu tại BCG Energy xuống còn hơn 50%

BCG Energy là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái Bamboo Capital, đảm nhiệm mảng năng lượng tái tạo và sở hữu nhiều dự án quy mô lớn.
IPO thành công, Chứng khoán DNSE huy động về 900 tỷ đồng

IPO thành công, Chứng khoán DNSE huy động về 900 tỷ đồng

HĐQT CTCP Chứng khoán DNSE vừa có quyết nghị thông qua giá chào bán và danh sách nhà đầu tư được phân bổ cổ phiếu của đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty.
Hé mở CTCP Sài Gòn - Lâm Đồng, doanh nghiệp vừa hút về 1600 tỷ đồng trái phiếu

Hé mở CTCP Sài Gòn - Lâm Đồng, doanh nghiệp vừa hút về 1600 tỷ đồng trái phiếu

Chỉ ít tuần trước khi phát hành 1.600 tỷ đồng trái phiếu, CTCP Đầu tư và Du lịch Sài Gòn – Lâm Đồng đã tiến hành M&A hai doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ hơn 1.900 tỷ đồng.
FPT tiếp tục M&A một công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

FPT tiếp tục M&A một công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại thị trường Mỹ trong vòng 2 năm tới.
Phát Đạt bán công ty con cho doanh nghiệp của Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt

Phát Đạt bán công ty con cho doanh nghiệp của Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt

Trong năm 2023, Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt có 2 lần giảm vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng xuống còn 1.000 tỷ đồng.
Lộ diện cố vấn tài chính thương vụ Thomson Medical 'thâu tóm' Bệnh viện FV

Lộ diện cố vấn tài chính thương vụ Thomson Medical 'thâu tóm' Bệnh viện FV

Thương vụ Thomson Medical Group mua lại 100% cổ phần Bệnh viện FV với giá trị hơn 9.000 tỷ đồng được cố vấn tài chính bởi một công ty thành viên của Tập đoàn Maybank.
Vinaconex lại muốn thoái vốn khỏi công ty liên kết

Vinaconex lại muốn thoái vốn khỏi công ty liên kết

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - HoSE: VCG) ngày 15/6 công bố đăng ký giao dịch cổ phiếu VCM của CTCP Nhân lực và Thương mại Vinaconex (HNX: VCM).
IPO ở nước ngoài có là một kênh huy động vốn tốt cho doanh nghiệp Việt Nam?

IPO ở nước ngoài có là một kênh huy động vốn tốt cho doanh nghiệp Việt Nam?

Ông David Nealis và Mike Beda - Chủ tịch và Giám đốc điều hành của quỹ tài chính Eden Global Capital nhận định, IPO ra thị trường nước ngoài là một cách huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam.
KIDO mua lại thương hiệu bánh bao Thọ Phát

KIDO mua lại thương hiệu bánh bao Thọ Phát

Ngày 19/4, CTCP Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) công bố quyết định đầu tư vào công ty sở hữu thương hiệu bánh bao Thọ Phát, hướng đến mục tiêu dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu tại Việt Nam.
Toshiba chấp nhận bán lại công ty với giá hơn 15 tỷ USD

Toshiba chấp nhận bán lại công ty với giá hơn 15 tỷ USD

Động thái mới này có thể là dấu chấm hết cho nhiều năm bê bối dẫn đến quyết định "bán mình" của Toshiba, hãng điện tử đã tồn tại 148 năm của Nhật Bản.
Thủy sản IDI rót vốn vào công ty cao su, chuẩn bị chi 341 tỷ đồng trả cổ tức

Thủy sản IDI rót vốn vào công ty cao su, chuẩn bị chi 341 tỷ đồng trả cổ tức

Ngày 15/9, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I (mã chứng khoán: IDI) thông qua nghị quyết sẽ nhận chuyển nhượng ít nhất 51% cổ phần vốn góp (theo vốn điều lệ) của CTCP Đầu tư Vĩnh An Đăk Nông. Nếu giao dịch thành công, IDI sẽ có công ty con đầu tiên.
Ernst & Young: M&A tiếp tục sôi động năm 2022 song cần cẩn trọng các cú sốc

Ernst & Young: M&A tiếp tục sôi động năm 2022 song cần cẩn trọng các cú sốc

Báo cáo của EY chỉ ra rằng, hoạt động M&A trên toàn cầu đã chứng tỏ khả năng lấy lại đà tăng trưởng đáng kể dù phải đối mặt với những khó khăn. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này có thể chịu đựng được các cú sốc tiếp theo hay không vẫn còn là một câu hỏi.
VPBank chi 585 tỷ đồng thâu tóm bảo hiểm OPES

VPBank chi 585 tỷ đồng thâu tóm bảo hiểm OPES

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - HoSE: VPB) vừa có Nghị quyết của HĐQT về việc triển khai việc mua vốn Bảo hiểm OPES.
PwC: Thị trường M&A trầm lắng nửa đầu năm, xu hướng tập trung vào ngành công nghệ

PwC: Thị trường M&A trầm lắng nửa đầu năm, xu hướng tập trung vào ngành công nghệ

Theo báo cáo mới nhất của PwC, hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập) sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp trong 6 tháng tới.
Masan chi 65 triệu USD mua 25% cổ phần Trusting Social

Masan chi 65 triệu USD mua 25% cổ phần Trusting Social

CTCP Tập đoàn Masan vừa công bố hoàn tất thỏa thuận đầu tư 65 triệu USD mua 25% cổ phần của doanh nghiệp fintech Trusting Social, với kỳ vọng sẽ giúp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Louis Capital tăng trưởng doanh thu đột biến gấp 77 lần

Louis Capital tăng trưởng doanh thu đột biến gấp 77 lần

CTCP Louis Capital (HoSE: TGG) nằm trong hệ sinh thái "họ Louis" đông đảo trên sàn chứng khoán vừa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, công bố tốc độ tăng trưởng cao và vạch ra những hướng đi mới sau một năm gia nhập nhà Louis Holdings.
Gỗ Đức Thành mua nhà máy sản xuất Đồng Nai, theo đuổi mục tiêu 600 tỷ

Gỗ Đức Thành mua nhà máy sản xuất Đồng Nai, theo đuổi mục tiêu 600 tỷ

Tiếp đà doanh thu năm 2021 đạt 338,6 tỷ đồng, Gỗ Đức Thành đặt ra mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng 55% và dự định mua nhà máy thứ 5 nâng doanh thu lên tối thiểu 600 tỷ đồng.
Sabeco: Hai năm lợi nhuận đi lùi và nguy cơ thành ‘ván bài thua’ của người Thái

Sabeco: Hai năm lợi nhuận đi lùi và nguy cơ thành ‘ván bài thua’ của người Thái

So với mức giá 320.000 đồng/cp (tương đương 5 tỷ USD) chi ra để thâu tóm 53,59% cổ phần Sabeco, khoản đầu tư khổng lồ của Thaibev vào cuối năm 2017 đến nay đã "bốc hơi" gần nửa giá trị do hàng loạt những diễn biến không thể lường trước.
Triển vọng thị trường M&A Việt Nam năm 2022

Triển vọng thị trường M&A Việt Nam năm 2022

Báo cáo trong hội thảo về triển vọng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2022 và tương lai, do ScoutAsia và FiinGroup JSC tổ chức, cho thấy Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt thông qua M&A.
Masan chấp nhận mua đắt Phúc Long tương tự ThaiBev thâu tóm Sabeco

Masan chấp nhận mua đắt Phúc Long tương tự ThaiBev thâu tóm Sabeco

Chỉ sau nửa năm, Masan đã định giá Phúc Long tăng gấp 5 lần lên 355 triệu USD. Mức định giá này tương ứng P/E foward 250x, trong khi so sánh chỉ số này của công ty sữa thị phần số 1 Việt Nam là Vinamilk cũng chỉ ở mức 15x.
Phúc Long liệu có ‘phất’ như các thương hiệu từng về tay Masan

Phúc Long liệu có ‘phất’ như các thương hiệu từng về tay Masan

Masan vừa thâu tóm thành công thương hiệu đồ uống Phúc Long với tỷ lệ sở hữu 51%. Đây tiếp tục là thương vụ M&A lớn từ tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang với mục tiêu xây dựng và gìn giữ thương hiệu mạnh của Việt Nam.
Sơn Đại Việt huy động 280 tỷ thâu tóm một doanh nghiệp cùng ngành

Sơn Đại Việt huy động 280 tỷ thâu tóm một doanh nghiệp cùng ngành

Trong năm vừa qua, Sơn Đại Việt đã tăng vốn gấp 7 lần, lên 280 tỷ đồng bằng cách phát hành riêng lẻ 24 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư. Thương vụ lần này cũng nhằm mục tiêu gia tăng năng lực sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Louis Holdings mua cổ phiếu AGM từ SCIC, nâng tỷ lệ sở hữu tại Angimex lên 51,17%

Louis Holdings mua cổ phiếu AGM từ SCIC, nâng tỷ lệ sở hữu tại Angimex lên 51,17%

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thu về 188 tỷ đồng sau thương vụ Louis Holdings mua trọn lô 5,1 triệu cổ phiếu của Công ty Xuất nhập khẩu An Giang - Angimex (HoSE: AGM).
Vừa bán xong AMC, MSB tiếp tục chuyển nhượng FCCOM với giá hơn 100 triệu USD

Vừa bán xong AMC, MSB tiếp tục chuyển nhượng FCCOM với giá hơn 100 triệu USD

AMC và FCCOM là hai công ty con mà MSB sở hữu 100% vốn. Trong đó AMC là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản MSB với vốn điều lệ 100 tỷ đồng còn FCCOM là Công ty Tài chính MTV Cộng đồng với vốn điều lệ 500 tỷ đồng.
Đại gia bán lẻ Thái Lan Central tấn công thị trường châu Âu

Đại gia bán lẻ Thái Lan Central tấn công thị trường châu Âu

Tập đoàn bán lẻ khổng lồ của Thái Lan Central Group chuẩn bị mua lại chuỗi cửa hàng cao cấp Selfridges Group của Anh, trong một động thái nhằm mở rộng sự hiện diện tại thị trường thương mại điện tử và bán lẻ châu Âu.
Bamboo Capital Group thành lập BCG Financial và mua lại 80,64% cổ phần của Bảo hiểm AAA

Bamboo Capital Group thành lập BCG Financial và mua lại 80,64% cổ phần của Bảo hiểm AAA

Bộ Tài chính cho biết Bamboo Capital Group và BCG Financial sẽ mua lại 80,64% cổ phần của Công ty Bảo hiểm AAA từ tay Tập đoàn Bảo hiểm Australia.
Thị trường M&A Việt Nam 2021 sẽ vượt 3,9 tỷ USD, lĩnh vực tài chính hút vốn nhất

Thị trường M&A Việt Nam 2021 sẽ vượt 3,9 tỷ USD, lĩnh vực tài chính hút vốn nhất

Lĩnh vực dịch vụ tài chính được xem là mảng hút vốn nhất với tổng giá trị các thương vụ ước đạt 1,47 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, chiếm 50% giá trị các thương vụ M&A cùng kỳ.
Xem thêm