Mục tiêu của sự kiện nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển ngành Halal của các nước và các tổ chức khu vực, quốc tế. Bên cạnh đó, bàn luận về cơ hội và các đề xuất hợp tác với Việt Nam để phát triển ngành Halal, mở cửa thị trường đối với sản phẩm Halal Việt Nam. Đồng thời, chia sẻ tiềm năng, định hướng phát triển ngành Halal của Việt Nam và địa phương; thúc đẩy đàm phán, hướng tới ký kết các thỏa thuận/MOU hợp tác về Halal giữa các cơ quan, địa phương của Việt Nam với một số đối tác Halal tiềm năng, quan trọng.
Hội nghị dự kiến diễn ra trong chiều ngày 22/10 tại Trung tâm hội nghị quốc gia, TP Hà Nội. Sự kiện diễn ra theo cả hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với quy mô khoảng 400 – 500 đại biểu tham dự. Trong khuôn khổ chương trình sẽ có 6 hoạt động chính thức và hơn 20 hoạt động bên bề như phiên toàn thể, phiên chuyên đề, phiên kết nối doanh nghiệp...
Thị trường Halal toàn cầu có quy mô, tiềm năng lớn và đa dạng về lĩnh vực. Số lượng tín đồ Hồi giáo năm 2024 đạt khoảng 2,02 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới, và dự báo sẽ đạt khoảng 2,8 tỷ người vào năm 2050.
Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu được dự báo đạt 10.000 tỷ USD trước năm 2028. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bổ khắp các châu lục trên thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và bảo vệ môi trường.
Việt Nam có nhiều cơ hội để xây dựng và phát triển ngành Halal thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc gia, tham gia sâu, hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu dựa trên 3 yếu tố thuận lợi chính.
Cụ thể, Việt Nam có thế mạnh về sản xuất, xuất khẩu và phát triển các ngành nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, dệt may.... Việt Nam có thị trường rộng mở với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới, khu vực và liên khu vực đã được ký kết.
Việt Nam có các chính sách, chiến lược, cơ sở pháp lý quan trọng về Halal được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quan tâm thúc đẩy xây dựng và triển khai. Trong đó, ngày 14/2/2023, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã ban hành Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”. Đây là Đề án đầu tiên đưa ra các định hướng lớn, chiến lược, tầm quốc gia về huy động các nguồn lực quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện, qua đó giúp Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào thị trường Halal toàn cầu.
Ngày 24/4/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã công bố quyết định thành lập Trung tâm chứng nhận Halal quốc gia (HALCERT), giúp thống nhất quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chứng nhận Halal và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cấp giấy chứng nhận Halal tại Việt Nam...
Chứng chỉ Halal - giấy thông hành đặc biệt cho doanh nghiệp xuất khẩu Trong bối cảnh các thị trường trọng điểm của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, khu vực tiêu thụ thực phẩm Halal đang nổi lên là một thị trường có tiềm năng mở ra không gian tăng trưởng mới cho kim ngạch xuất khẩu. |