Standard Chartered hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu

TÀI CHÍNH XANH môi trường
16:33 - 08/09/2022
Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Ngân hàng Standard Chartered ký Biên bản ghi nhớ về ứng phó với biến đổi khí hậu
Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Ngân hàng Standard Chartered ký Biên bản ghi nhớ về ứng phó với biến đổi khí hậu
0:00 / 0:00
0:00
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ký kết Biên bản hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bản ghi nhớ hợp tác được ký kết ngày 5/9 dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ, Tổng Giám đốc toàn cầu Ngân hàng Standard Chartered Bill Winters và các lãnh đạo đơn vị thành viên.

Theo đó, hai bên sẽ tập trung triển khai các hoạt động tăng cường năng lực và hỗ trợ triển khai các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu; thu hút khu vực tư nhân triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các chương trình về tài chính chuyển đổi, tài chính xanh, bền vững và thúc đẩy phát triển thị trường carbon tại Việt Nam để triển khai thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP26.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Tổng giám đốc toàn cầu Standard Chartered.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Tổng giám đốc toàn cầu Standard Chartered.

Thúc đẩy hợp tác với các đối tác phát triển, các định chế tài chính quốc tế, đặc biệt là hợp tác phát triển tài chính xanh bền vững là một trong những ưu tiên của Chính phủ để triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Ngân hàng Standard Chartered là một trong những định chế tài chính đã cam kết đồng hành với Việt Nam để giải quyết những thách thức về khí hậu, hỗ trợ các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng để thực hiện mục tiêu cam kết.

Việc hợp tác giữa Standard Chartered Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường cũng nhằm góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26. Trong đó bao gồm việc thực hiện Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26 đã được phê duyệt.

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm đã được Việt Nam đề ra bao gồm:

- Hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh;

- Tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, không phát thải mới; công nghệ lưu trữ năng lượng và công nghệ thu giữ, lưu trữ và sử dụng carbon;

- Thúc đẩy giảm phát thải trong giao thông vận tải và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển đô thị và công trình xây dựng xanh;

- Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải carbon thấp; bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng;

- Bảo vệ và phục hồi các nguồn tài nguyên, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên;

- Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, tăng cường năng lực, truyền thông;

- Thúc đẩy ngoại giao khí hậu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.