Theo Nikkei Asia, để thực hiện mục tiêu này, Subaru đưa ra ý tưởng dựa trên việc các máy chủ liên tục thu thập dữ liệu về vị trí của chiếc xe để đưa ra dự đoán hướng đi của phương tiện trong khoảng 10 giây tiếp theo. Hệ thống thu thập được càng nhiều dữ liệu về chiếc xe thì độ chính xác của dự báo càng cao.
Theo đó, những dự báo này được chuyển về bộ phận điều khiển của chiếc xe để kiểm soát tốc độ cũng như hướng đi trong trường hợp hệ thống kết nối dữ liệu gặp sự cố gây gián đoạn. Trong trường hợp bị mất kết nối quá lâu, phương tiện sẽ tự động giảm tốc và được điều hướng giới hạn thông qua một số cảm biến được tích hợp trên xe.
Subaru cũng đang tìm cách thuyết phục nhiều nhà sản xuất ô tô khác cùng tham gia vào chương trình thử nghiệm này thông qua thoả thuận được cấp phép.
Hiện xe tự hành được xem là lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất ô tô toàn cầu. Điển hình như Tesla có tính năng Autopilot và đang thử nghiệm phần mềm tự lái hoàn toàn (Full Self-Driving), cho phép phương tiện chuyển làn và đỗ xe tự động. Tuy nhiên, tỷ phú Elon Musk, Giám đốc điều hành của Tesla tiết lộ rằng, công ty khó có thể nhận được giấy phép hoạt động cho xe ô tô không người lái trong năm nay.
Mặc dù phương tiện tự lái vẫn còn chưa phổ biến và còn rất xe trên chặng đường hoàn thiện. Ở chế độ tự lái cấp độ 3/5, phương tiện có thể thực hiện nhiều thao tác mà không cần người giám sát vô lăng trong điều kiện bình thường. Nhưng khi công nghệ tự hành chuyển sang chế độ cao hơn, xác suất xảy ra nguy cơ mất kết nối dữ liệu cũng sẽ tăng lên.
Vào tháng 7 vừa qua, việc nhà cung cấp dịch vụ viễn thông KDDI của Nhật Bản gặp sự cố gián đoạn mạng không dây kéo dài trong 1 ngày, đã ảnh hưởng tới những chiếc ô tô được kết nối mạng. Một số nhà sản xuất ô tô cũng đã tìm cách đề phòng nguy cơ này bằng công nghệ sử dụng kết nối dữ liệu dự phòng.