KPPI yêu cầu các bên quan tâm nộp yêu cầu bằng văn bản và theo phương thức điện tử tới KPPI chậm nhất ngày 15/11/2024 để được xem xét là bên liên quan. Đơn đăng ký cần bao gồm tên, địa chỉ, email, điện thoại, số fax của các bên quan tâm.
KPPI cho biết sẽ tổ chức phiên điều trần để tạo cơ hội cho các bên quan tâm trình bày ý kiến, bằng chứng lập luận vào ngày 21/11/2024.
Trước đó, ngày 22/10/2021, Bộ Tài chính Indonesia đã ban hành Quyết định áp thuế tự vệ toàn cầu đối với các sản phẩm may mặc. Thời hạn áp thuế trong 3 năm với các mức thuế giảm dần từng năm.
Cụ thể, năm thứ nhất, mức thuế cao nhất là 63.000 Rp/sản phẩm (khoảng 4,43 USD/sản phẩm) và thấp nhất là 19.260 Rp/sản phẩm (khoảng 1,36 USD/sản phẩm).
Năm thứ hai, mức thuế cao nhất là 59.850 Rp/sản phẩm (khoảng 4,21 USD/sản phẩm) và thấp nhất là 18.297 Rp/sản phẩm (khoảng 1,29 USD/sản phẩm).
Năm thứ ba, mức thuế cao nhất là 56.858 Rp/sản phẩm (khoảng 4 USD/sản phẩm) và thấp nhất là 17.382 Rp/sản phẩm (khoảng 1,22 USD/sản phẩm).
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 31.344 tấn xơ sợi dệt các loại sang Indonesia với giá trị đạt 89,5 triệu USD, tăng lần lượt 5,2% về lượng và 0,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam cũng xuất khẩu hàng dệt may sang quốc gia này với kim ngạch 371 triệu USD, tăng 20,6% so với kỳ trước.
Trong khối ASEAN, Việt Nam còn xuất khẩu xơ sợi dệt các loại sang 4 thị trường khác trong kỳ này, bao gồm Campuchia với 76,6 triệu USD; Philippines với 68,5 triệu USD; Thái Lan với 61,9 triệu USD và Malaysia với 25 triệu USD.
Đối với hàng dệt may, Việt Nam xuất khẩu sang 8 nước thành viên của ASEAN. Ngoài Indonesia, Việt Nam xuất khẩu dệt may sang Campuchia thu về 741 triệu USD; Thái Lan với 238 triệu USD; Malaysia với 133 triệu USD; Philippines với 106 triệu USD. Việt Nam xuất khẩu dệt may sang Singapore đạt 98 triệu USD, Myanmar với 26,4 triệu USD và Lào với 6,2 triệu USD.