Thảo luận nâng trần nợ công tại Mỹ có tiến triển tích cực

NỢ CÔNG MỸ
08:56 - 17/05/2023
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cùng Phó Tổng thống Kamala Harris lắng nghe Tổng thống Joe Biden phát biểu trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Quốc hội tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ngày 16/5/2023 ở Washington. Ảnh: AP
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cùng Phó Tổng thống Kamala Harris lắng nghe Tổng thống Joe Biden phát biểu trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Quốc hội tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ngày 16/5/2023 ở Washington. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 16/5, các cuộc đàm phán về nâng trần nợ công tại Mỹ bắt đầu ghi nhận những tiến bộ tích cực khi hai bên Nhà Trắng và Hạ viện đạt được đồng thuận trong một số vấn đề then chốt.

Kể từ khi các cuộc thảo luận về việc nâng trần nợ công được khởi động, các nhà lập pháp hàng đầu đất nước bao gồm nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng cũng như các trợ lý hàng đầu của 4 nhà lập pháp - Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer, Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell., và Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hakeem Jeffries - đã nhóm họp hàng ngày.

Tuy nhiên hiện tại, cấu trúc của nhóm đàm phán đã thay đổi khi cố vấn tổng thống Steve Ricchetti, Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Shalanda Young và giám đốc các vấn đề lập pháp Louisa Terrell sẽ dẫn đầu các cuộc đàm phán cho phe Dân chủ. Trong khi về phía đảng Cộng hòa, Hạ nghị sĩ Garret Graves - người cố vấn cho ông McCarthy về vấn đề nợ và ngân sách - sẽ đại diện tham gia thảo luận.

Sự thay đổi này đồng nghĩa với việc nội dung thảo luận hiện phần lớn thu hẹp trong phạm vi những yêu cầu của Nhà Trắng và Chủ tịch Hạ viện để cho phép nâng trần nợ công. Theo AP trích dẫn ông Kevin McCarthy sau cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo Quốc hội, tuy 2 bên vẫn còn một khoảng cách cần vượt qua, ông tin rằng một thỏa thuận “có thể xảy ra vào cuối tuần”.

Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ thái độ lạc quan sau cuộc họp kéo dài khoảng một giờ tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng ngày 16/5. Ông cho biết vẫn còn rất nhiều việc cần làm nhưng ông đã nói rõ với Chủ tịch Hạ viện và những người khác về việc sẽ trao đổi thường xuyên trong những ngày tới trong khi các đại diện được chỉ định sẽ tiếp tục đàm phán hằng ngày để đảm bảo chính phủ Mỹ không vỡ nợ.

Trước mắt, các vấn đề đang được đưa vào thảo luận bao gồm việc thu lại khoản 30 tỷ USD tiền hỗ trợ COVID-19 chưa được sử dụng, áp đặt giới hạn ngân sách trong tương lai và thay đổi các quy định về giấy phép để tạo điều kiện cho các dự án phát triển năng lượng theo các nguồn tin của AP. Đặc biệt, một vấn đề cũng được đưa vào thảo luận còn là việc thắt chặt yêu cầu đối với những người nhận viện trợ của chính phủ.

Trước khi hạn chót 1/6 tới - ngày mà Mỹ có thể vỡ nợ và dẫn tới các ảnh hưởng sâu rộng trong nền kinh tế, các nhà đàm phán cần phải chạy đua hết tốc lực với thời gian. Trong một phát biểu ngày 15/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tuyên bố ngày X - thời gian vỡ nợ của quốc gia - sẽ không thay đổi.

Tuy nhiên trong một bức thư gửi Hạ viện và Thượng viện, bà Yellen đã để ngỏ khả năng gia hạn thời gian đối với tình trạng vỡ nợ quốc gia khi cho biết thời điểm thực tế Bộ Tài chính sử dụng hết các biện pháp đặc biệt “có thể muộn hơn vài ngày hoặc vài tuần so với những ước tính này”.

Dù vậy, điều cần thiết nhất hiện tại là “Quốc hội phải hành động càng sớm càng tốt” do “một vụ vỡ nợ của Mỹ sẽ tạo ra một thảm họa kinh tế và tài chính”. Ngoài ra, một nguyên nhân khác còn do các quy trình phức tạp để thông qua luật tại Thượng viện và Hạ viện tiêu tốn nhiều thời gian trong khi các quy trình này hoàn toàn có thể bị chặn lại ở một điểm nào đó bởi những nhà lập pháp không hài lòng.

Đọc tiếp

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.