Thị trường châu Phi rộng mở nhưng không dễ với doanh nghiệp Việt

Theo các tham tán thương mại, châu Phi còn nhiều tiềm năng cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như cà phê, gạo… Tuy nhiên, theo đại diện một doanh nghiệp tư vấn xuất khẩu cho biết, doanh nghiệp Việt cần chủ động hơn trong việc tiếp cận thị trường.

Thị trường châu Phi rộng mở nhưng không dễ với doanh nghiệp Việt

Chiều ngày 14/6, Hội nghị giao thương thực phẩm giữa Việt Nam – châu Phi do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp với thương vụ các quốc gia tại châu Phi được tổ chức, nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam đang có kế hoạch tiến vào thị trường châu lục này.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu phát biểu tại hội nghị.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu phát biểu tại hội nghị.

Đối với thị trường Algeria, ông Hoàng Đức Nhuận, thương vụ Việt Nam tại Algeria ((kiêm nhiệm Mali, Senegal, Niger, Zambia, Tunisia) cho biết, Algeria là một trong 5 quốc gia phát triển nhất châu Phi nhưng nền kinh tế của nước này lại phụ thuộc phần lớn vào dầu khí (chiếm tới 94% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Do vậy, Algeria gần như phải nhập khẩu toàn bộ lương thực, thực phẩm. Mặt khác, thị trường này còn có quy mô dân số lớn, ở mức 44 triệu người với GDP bình quân đạt 3.499 USD/năm. Đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng hóa thực phẩm sang quốc gia này.

Trong thương mại song phương với Việt Nam, giai đoạn 2015 – 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Algeria đạt mức cao nhất vào năm 2017, ở mức 281,34 triệu USD. Sau đó, do lệnh cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng, đánh thuế phòng vệ bổ sung tạm thời của đại dịch nên xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường này bị sụt giảm, chỉ đạt 153,3 triệu USD vào năm 2021.

Đối với thị trường Nam Phi, ông Phạm Thanh Hải, thương vụ Việt Nam tại Nam Phi (kiêm nhiệm Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho, Swaziland, Mozambique) cho biết, thương mại song phương giữa Việt Nam và Nam Phi luôn duy trì ở mức ổn định. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đạt 847,3 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là điện thoại di động và linh kiện; máy tính sản phẩm điện tử; giày dép; hạt tiêu; hạt điều.

Thị trường này tiêu thụ thịt tương đối lớn, tuy nhiên Việt Nam lại chưa xuất khẩu sản phẩm này sang Nam Phi.

Ông Phạm Thanh Hải, thương vụ Việt Nam tại Nam Phi chia sẻ thông qua hình thức trực tuyến.
Ông Phạm Thanh Hải, thương vụ Việt Nam tại Nam Phi chia sẻ thông qua hình thức trực tuyến.

Đối với thị trường Nigeria, theo ông Trần Hùng Cường, đại diện thương vụ Việt Nam tại Nigeria (kiêm nhiệm Ghana, Cameroon, Togo, Chad, Sierra Leone và Liberia) nhận định, đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng, trong đó có các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như gạo, dệt may…

Đặc biệt, Nigeria là thị trường có khả năng tiêu thụ thủy sản rất lớn, đặc biệt là cá thu. Trung bình, nhu cầu của thị trường này là 1,9 triệu tấn/năm, trị giá nhập khẩu ước đạt 1,2 tỷ USD. Trong giai đoạn 2019 – 2021, Việt Nam xuất khẩu hàng thủy sản sang Nigeria trung bình ước đạt 900.000 USD/năm. Trong khi đó, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 200.000 USD/năm.

Lưu ý khi xuất khẩu sang các thị trường tại châu Phi

Đối với thị trường Algeria, ông Hoàng Đức Nhuận cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu hàng thực phẩm sang thị trường này phải lưu ý khi tìm kiếm và giao dịch với đối tác nhập khẩu.

“Doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác qua các kênh như tham gia chương trình xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ và triển lãm quốc tế, qua các cơ quan xúc tiến thương mại hoặc trên cổng thông tin thị trường nước ngoài của Bộ Công thương...”.

Ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến khi gửi thư chào hàng qua bên đối tác. Theo ông Nhuận, thư nên được viết dưới dạng văn bản có đóng dấu với đầy đủ thông tin địa chỉ liên hệ kèm theo catalog (ấn phẩm giới thiệu sản phẩm).

Về giá sản phẩm đưa ra, doanh nghiệp nên đưa ra mức hợp lý do thuế nhập khẩu vào thị trường này khá cao. Mặt khác, các đối tác Algeria cũng thường xuyên tham khảo giá từ phía các nhà sản xuất và cục xúc tiến của các quốc gia khác.

Bao bì xuất khẩu vào thị trường này bắt buộc phải ghi bằng tiếng Arab và thêm ngôn ngữ Anh hoặc Pháp. Trên sản phẩm, doanh nghiệp cần nêu rõ tên mặt hàng, trọng lượng tịnh, tên hoặc thương hiệu, nước xuất xứ….

Về phương thức thanh toán, doanh nghiệp nên thanh toán thông qua phương thức L/C có xác nhận của ngân hàng. Ngoài ra đề nghị phía đối tác cọc ít nhất 25% để đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa.

Đối với thị trường Nigeria, chính phủ nước này quy định nhãn mác vào thị trường này như tên sản phẩm, xuất xứ, các thông tin kỹ thuật, ngày sản xuất, số lô hàng và các tiêu chuẩn kiểm tra hàng hóa, tên hàng hoá bắt buộc phải sử dụng tiếng Anh và có kèm theo ngôn ngữ khác.

Với hàng hóa liên quan đến sức khỏe như thực phẩm, hóa chất, dược phẩm đồ uống, mỹ phẩm, trên nhãn mác phải có thêm thông tin ngày hết hạn, thành phần của sản phẩm. Các thiết bị hướng dẫn sử dụng và thông tin sản phẩm và phiếu bảo hành.

Ông Trần Hùng Cường, đại diện thương vụ Việt Nam tại Nigeria, trả lời các doanh nghiệp thông qua hình thức trực tuyến.
Ông Trần Hùng Cường, đại diện thương vụ Việt Nam tại Nigeria, trả lời các doanh nghiệp thông qua hình thức trực tuyến.

Nhiều doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang thị trường châu Phi đã gặp phải tình trạng lừa đảo. Phía thương vụ khuyến cáo doanh nghiệp trước khi giao dịch cần xác minh thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể liên hệ với Thương vụ để xác minh lại thông tin chính xác nhất.

Khi đó, phía doanh nghiệp Việt cần cung cấp 3 thông tin cần thiết cho thương vụ. Bao gồm: gửi giấy phép đăng ký kinh doanh (bản màu); mã số thuế và thông tin ngân hàng của doanh nghiệp đối tác. Khi có thông tin đầy đủ, phía thương vụ sẽ xác minh lại giúp doanh nghiệp xuất khẩu.

Doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm chắc kiến thức về thị trường

Chia sẻ với Mekong Asean, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc công ty Nguyễn Anh Group (một công ty chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu) cho biết, doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang châu Phi cần phải nghiên cứu thị trường thật kỹ.

Theo ông Tuấn, các doanh nghiệp cần phải tiếp xúc trực tiếp với thị trường, đối tác, giới thiệu sản phẩm trực tiếp thì khả năng xuất khẩu sẽ lớn hơn. Doanh nghiệp cần đến các hội chợ, triển lãm quốc tế nhiều hơn. “Chúng tôi chỉ có thể tư vấn thị trường này có nhu cầu về mặt hàng này không nhưng nhu cầu bao nhiêu, ai là người mua, ai là người phân phối thì chúng tôi không thể biết hết được”, ông Tuấn nói.

So với các quốc gia xuất khẩu trong khu vực về mặt xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, Việt Nam đã đi chậm hơn so với Nhật Bản 40 năm, Trung Quốc và Thái Lan 30 năm, Indonesia và Malaysia 20 năm. Nếu muốn vượt đối thủ, doanh nghiệp Việt phải có ưu thế hơn.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, doanh nghiệp Việt hiện không có sự chú trọng trong vấn đề đầu tư cho quảng bá, đầu tư cho sản phẩm (về mẫu mã, chất lượng và xuất khẩu các sản phẩm còn thô sơ).

Xuất khẩu thô sang các thị trường cao cấp đã khó, trong khi đó tính cạnh tranh cũng không cao. Ông Tuấn cho rằng, Ấn Độ và Trung Quốc là 2 quốc gia xuất khẩu thô lớn nhất thế giới, nếu xuất khẩu sản phẩm thô thì Việt Nam không thể cạnh tranh với 2 nước lớn như vậy. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt nên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm tinh.

Mặt khác, đối với thị trường châu Phi, tiêu dùng phân khúc cao ở thị trường này vẫn đang phát triển. Thay vì tập trung vào phần lớn dân cư sống ở ngoại ô và vùng quê, doanh nghiệp có thể chuyển sang tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp ở đây.

Theo ông Tuấn: “Người giàu ở châu Phi rất nhiều, họ sống tập trung ở các thành phố lớn. Không sợ không có cơ hội nhưng vấn đề của doanh nghiệp Việt là tầm nhìn toàn cảnh và văn hóa vùng miền, trước khi muốn xuất khẩu phải tìm hiểu thật kỹ”.

Cuối cùng, ông Tuấn nhấn mạnh, trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp phải thực hiện 4 điều sau. Thứ nhất, nghiên cứu thị trường. Thứ 2, nghiên cứu sản phẩm. Thứ 3, Có chiến lược cạnh tranh. Thứ 4, cần xây dựng hệ thống bán buôn, bán lẻ.

Xuất khẩu chè tăng trưởng cả về lượng và giá

Xuất khẩu chè tăng trưởng cả về lượng và giá

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/7, Việt Nam xuất khẩu 68.736 tấn chè, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt 1,8 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt 1,8 tỷ USD

Theo VASEP, năm 2024 kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam dự kiến đạt 1,8 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2023.
Giá nhập khẩu ngô của Việt Nam tăng giảm trái chiều

Giá nhập khẩu ngô của Việt Nam tăng giảm trái chiều

Theo Tổng cuc Hải quan, nửa đầu tháng 7/2024 Việt Nam nhập khẩu 600.382 tấn ngô với kim ngạch 143,8 triệu USD, tăng tới 247% về lượng và tăng 174% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ mang về gần nửa tỷ USD trong 6 tháng

Xuất khẩu cá ngừ mang về gần nửa tỷ USD trong 6 tháng

Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tháng 6/2024 vẫn duy trì sự tăng trưởng với +32% so với cùng kỳ năm trước (YoY), đạt hơn 85 triệu USD.
Savimex lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận sau nhiều quý sụt giảm

Savimex lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận sau nhiều quý sụt giảm

Nhờ hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính từ cổ phiếu TCM, tình hình kinh doanh trong quý 2/2024 của Savimex đã có kết quả khả quan hơn với tăng trưởng lợi nhuận cao gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam có thế mạnh mặt hàng thủy sản nào tại Singapore?

Việt Nam có thế mạnh mặt hàng thủy sản nào tại Singapore?

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam là một trong 5 đối tác cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn nhất cho Singapore.
Giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản đồng loạt tăng trong nửa đầu tháng 7

Giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản đồng loạt tăng trong nửa đầu tháng 7

Nửa đầu tháng 7/2024, giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, gạo... đồng loạt ghi nhận tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.
Lượng tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang Malaysia lại 'đi lùi'

Lượng tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang Malaysia lại 'đi lùi'

Nửa đầu năm 2024, sắt thép – mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Malaysia ghi nhận sự biến động trái chiều về tăng trưởng của lượng và kim ngạch.
Philippines có thể nhập tới 4,5 triệu tấn gạo trong năm 2024

Philippines có thể nhập tới 4,5 triệu tấn gạo trong năm 2024

Dự kiến năm 2024, lượng gạo nhập khẩu của Philippines có thể lên tới 4,5 triệu tấn, trong bối cảnh Việt Nam đang là thị trường cung cấp gạo nhập khẩu lớn nhất cho quốc gia Đông Nam Á này.
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 7/2024 tăng gần 19% YoY

Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 7/2024 tăng gần 19% YoY

Theo số liệu công bố từ Tổng cục Hải quan ngày 18/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam nửa đầu tháng 7/2024 đạt 32,6 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập siêu 7,5 tỷ USD hàng hóa từ Đài Loan

Việt Nam nhập siêu 7,5 tỷ USD hàng hóa từ Đài Loan

Nửa đầu năm 2024, thương mại Việt Nam – Đài Loan (Trung Quốc) đạt 13 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu 7,5 tỷ USD hàng hóa từ thị trường này, cao hơn cùng kỳ 1,07 tỷ USD.
Phát triển nông nghiệp bền vững, thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp bền vững, thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ nông nghiệp

Sáng 17/7, tại Hà Nội, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tọa đàm “Cơ hội tiềm năng của ngành nông nghiệp Việt Nam và khả năng hợp tác Việt Nam – Đài Loan trong phát triển chuỗi nông sản”.
Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam có mức cao nhất 22 tháng

Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam có mức cao nhất 22 tháng

Tháng 6/2024, giá cao su xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt 1.608,9 USD/tấn, là mức cao nhất kể từ tháng 8/2022 đến nay.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Thái Lan, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước này khi chiếm 50% tổng lượng xuất khẩu cao su.
Đức tăng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam trong bối cảnh sụt giảm chung

Đức tăng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam trong bối cảnh sụt giảm chung

Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hóa từ thế giới của Đức sụt giảm thì hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang quốc gia này vẫn ghi nhận đà tăng trưởng tốt.
Diễn biến các thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam nửa đầu năm 2024

Diễn biến các thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam nửa đầu năm 2024

Nửa đầu năm 2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt 3.569,3 USD/tấn, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm trước.
Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Indonesia

Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Indonesia

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Indonesia đạt 2,97 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Thị trường Mỹ chiếm 26% lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam

Thị trường Mỹ chiếm 26% lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 353.528 tấn hạt điều đến 33 thị trường, tăng 26% về lượng so với cùng kỳ năm trước.
Hàng Việt Nam tại Trung Đông chịu sự cạnh tranh từ Trung Quốc, Thái Lan

Hàng Việt Nam tại Trung Đông chịu sự cạnh tranh từ Trung Quốc, Thái Lan

Trung Đông là thị trường tiềm năng cho sản phẩm Halal nói riêng và nông sản, thực phẩm nói chung, tuy nhiên doanh nghiệp Việt đang chịu sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan....
Hơn 700.000 tấn gạo được Việt Nam xuất sang Indonesia trong nửa đầu năm 2024

Hơn 700.000 tấn gạo được Việt Nam xuất sang Indonesia trong nửa đầu năm 2024

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 712.438 tấn gạo sang Indonesia với giá trung bình đạt 623,7 USD/tấn.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội 2024

Lễ hội Sen Hà Nội 2024 sẽ chính thức khai mạc vào 20h hôm nay (12/7) tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội).
Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang khối ASEAN giảm 17% về kim ngạch, trong đó Thái Lan là thị trường có giá trị lớn nhất trong khối.
Sắp diễn ra Hội thảo xuất khẩu sản phẩm nông sản Halal vào Trung Đông

Sắp diễn ra Hội thảo xuất khẩu sản phẩm nông sản Halal vào Trung Đông

Hội thảo là dịp để doanh nghiệp tìm hiểu về tiềm năng, cơ hội xuất khẩu sản phẩm Halal vào Trung Đông, từ đó mở rộng xuất khẩu vào thị trường này.
Thương mại Việt Nam - Lào đạt gần 1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024

Thương mại Việt Nam - Lào đạt gần 1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024

Theo Mekong ASEAN tính toán từ số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm 2024 thương mại Việt Nam – Lào tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 927 triệu USD, trong đó Việt Nam nhập siêu 349 triệu USD.
Thương mại Việt Nam – ASEAN tăng gần 12% trong nửa đầu năm 2024

Thương mại Việt Nam – ASEAN tăng gần 12% trong nửa đầu năm 2024

Mekong ASEAN tính toán từ số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, nửa đầu năm 2024 thương mại Việt Nam – ASEAN đạt mức 40 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Việt Nam nhập khẩu mặt hàng gì nhiều nhất từ Nga?

Việt Nam nhập khẩu mặt hàng gì nhiều nhất từ Nga?

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam chi 1,17 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Nga, tương ứng tăng 46% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
ĐBSCL xuất siêu 6,6 tỷ USD hàng hóa trong nửa đầu năm 2024

ĐBSCL xuất siêu 6,6 tỷ USD hàng hóa trong nửa đầu năm 2024

Mekong ASEAN tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng ĐBSCL đạt 19,5 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 6,6 tỷ USD.
Doanh nghiệp nào xuất khẩu nhiều nghêu nhất sang EU?

Doanh nghiệp nào xuất khẩu nhiều nghêu nhất sang EU?

Một doanh nghiệp chiếm tới 25% tỷ trọng giá trị xuất khẩu nghêu của Việt Nam sang EU trong 5 tháng đầu năm 2024.
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Nga

Dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Nga

Nửa đầu năm 2024, các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Nga lần lượt là dệt may, cà phê, điện tử...
FTA tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga

FTA tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga

Sáng 8/7, tại Hà Nội, Trung tâm Xuất khẩu Moscow, Nga tổ chức Hội nghị kết nối giao thương Việt - Nga.
Lượng giảm nhưng giá nhập khẩu bông từ Trung Quốc vẫn cao nhất

Lượng giảm nhưng giá nhập khẩu bông từ Trung Quốc vẫn cao nhất

Trong số các thị trường nhập khẩu bông chính của Việt Nam, giá nhập trung bình từ thị trường Trung Quốc đang có mức cao nhất, lên tới 3.832 USD/tấn.
Chứng chỉ Halal mở cánh cửa rộng hơn vào thị trường Malaysia

Chứng chỉ Halal mở cánh cửa rộng hơn vào thị trường Malaysia

Bên cạnh những lợi thế về thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng đang đối mặt với những khó khăn nhất định tại thị trường Malaysia, bao gồm vấn đề về chứng chỉ Halal, về văn hóa tiêu dùng và áp lực cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác...
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam sang Brunei lên tới 959 USD/tấn trong 5 tháng đầu năm 2024, đứng sau là Mỹ, Hà Lan, Iraq...
Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) vừa đưa ra hai kịch bản giá cà phê trong bối cảnh dự kiến La Nina có thể thay thế El Nino vào cuối năm nay tại Việt Nam.
Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Tổng thương mại hàng hóa của Malaysia trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 8,7%, lên mức 1,158 nghìn tỷ RM (tương đương khoảng 250 tỷ USD).
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có thể giảm trong quý 3

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có thể giảm trong quý 3

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến 15/6/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc & Hong Kong đạt 295 triệu USD, tăng 19% YoY.
Xem thêm