Thị trường khó khăn, doanh thu Dược phẩm OPC sụt giảm mạnh

ngành dược OPC
16:58 - 24/04/2023
Thị trường khó khăn, doanh thu Dược phẩm OPC sụt giảm mạnh
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Dược phẩm OPC (HoSE: OPC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2023 với mức sụt giảm mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận so với quý 1 năm trước, do khó khăn chung của thị trường.

Dược phẩm OPC ghi nhận doanh thu thuần quý 1/2023 đạt 198 tỷ đồng, chỉ bằng 52% cùng kỳ 2022. Giá vốn hàng bán đạt 111 tỷ đồng, giảm 53% so với quý 1/2022.

Doanh thu hoạt động tài chính đạt 6,1 tỷ đồng, gấp 4,7 lần cùng kỳ, chi phí hoạt động tài chính giảm tới 45% so với cùng kỳ, còn 1,6 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 50% và 9% xuống còn 35 tỷ đồng và 21 tỷ đồng.

Như vậy, đến hết quý 1/2023, công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt gần 37 tỷ đồng và 29 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ. Dược phẩm OPC chứng kiến một quý khởi đầu năm 2023 kinh doanh đi lùi mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Giải trình về biến động kết quả kinh doanh kỳ này, công ty cho biết, mức giảm mạnh của doanh thu là do khó khăn chung của thị trường, còn mức giảm của lợi nhuận trước thuế ít hơn doanh thu chủ yếu do tỷ trọng giá vốn trên doanh thu thuần và chi phí bán hàng quý 1/2023 giảm so với cùng kỳ.

Trong tài liệu hợp ĐHĐCĐ, Dược phẩm OPC đã đề xuất kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với doanh thu đạt 1.286 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện 2022, lợi nhuận trước thuế 187 tỷ đồng, tăng 4%. Như vậy, đến hết quý 1, công ty mới chỉ hoàn thành 15,3% kế hoạch doanh thu và 19,8% kế hoạch lợi nhuận.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận 2022, công ty dự kiến chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 5% (với mỗi cổ phiếu, cổ đông nhận được 500 đồng). Với hơn 64 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Dược phẩm OPC sẽ chi hơn 32 tỷ đồng để hoàn thành nghĩa vụ với cổ đông. Thời gian tạm ứng cổ tức dự kiến vào ngày 15/5.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của Dược phẩm OPC đã giảm nhẹ 2% so với con số đầu năm, còn 1.220 tỷ đồng. Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn giảm gần 5% xuống còn 217 tỷ đồng, chủ yếu là khoản kinh doanh chứng khoán, đạt 139 tỷ đồng, chiếm 64%. Đầu tư tài chính dài hạn tăng không đáng kể, đạt hơn 24 tỷ đồng.

Khoản hàng tồn kho giảm nhẹ 3 tỷ đồng xuống còn 407 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là khoản nguyên, vật liệu 142 tỷ đồng, khoản thành phẩm 104 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn 1 khoản 160 tỷ đồng giá trị đất thuê tại quận 1, TP HCM đang trong quá trình chuyển nhượng cho CTCP Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh.

Nợ phải trả của công ty tăng 5% lên 391 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn đạt 212 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 2 tỷ đồng so với đầu kỳ, khoản phải ngắn hạn khác tăng vọt từ gần 1,9 tỷ đồng lên 66 tỷ đồng. Nợ dài hạn giảm nhẹ còn 5,3 tỷ đồng...

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.