Thừa Thiên – Huế đứng đầu bảng, TP HCM vào nhóm thấp nhất về chỉ số PAPI 2021

Những khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến cho TP HCM rơi xuống nhóm thấp nhất về xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2021, trong khi đó TP Hà Nội ghi nhận có sự vươn lên đáng kể.

Buổi công bố báo cáo Papi 2021
Buổi công bố báo cáo Papi 2021

Ngày 10/5, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) công bố Báo cáo Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021, cho thấy những thách thức đối với hiệu quả quản trị hành chính công đã gia tăng đáng kể trong năm thứ hai của đại dịch Covid-19.

Chia sẻ về kết quả khảo sát PAPI 2021 tại buổi công bố, TS. Đặng Hoàng Giang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) đồng thời là thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết bảng xếp hạng năm nay tổng hợp những chỉ số nội dung thành phần cấu thành chỉ số trung bình PAPI 2021 theo bốn cấp độ hiệu quả: Cao nhất, trung bình cao, trung bình thấp, thấp nhất.

PAPI ĐO LƯỜNG 8 CHỈ SỐ NỘI DUNG: Sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; và quản trị điện tử.

Theo bảng xếp hạng PAPI 2021, điểm số tổng hợp PAPI của các tỉnh/thành phố đạt từ 37,22 đến 48,05 điểm trên thang điểm từ 10 - 80 điểm.

Trong khi nhiều tỉnh ở phía Bắc thuộc về nhóm đạt điểm cao nhất hoặc trung bình cao, thì phần lớn các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thuộc nhóm trung bình thấp hoặc thấp nhất.

Trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội đạt 44,447 điểm; Hải Phòng 44,005 điểm; Đà Nẵng 42,557; Cần Thơ 41,230; TP. HCM 40,677 điểm. Theo báo cáo, năm 2021 TP HCM thuộc vào nhóm đạt điểm thấp nhất với 4/8 chỉ số thành phần cũng bị xếp hạng thấp nhất: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; kiểm soát tham nhũng trong khu vực; thủ tục hành chính công; quản trị môi trường.

Kết quả này phản ánh phần nào thực tế tác động nặng nề của đợt giãn cách xã hội toàn phần kéo dài do làn sóng COVID-19 lần thứ tư khiến cho người dân gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ công ở TP HCM.

Thừa Thiên – Huế đứng đầu bảng, TP HCM vào nhóm thấp nhất về chỉ số PAPI 2021

Thừa Thiên – Huế là tỉnh được đánh giá đạt 48,059 điểm, bao gồm cả 8 chỉ số thành phần đều ở nhóm xếp ở nhóm cao nhất. Các vị trí thứ hai, ba lần lượt thuộc về Bình Dương (47,178 điểm) và Thanh Hóa (47,102 điểm).

TP Hà Nội năm 2021 được đánh giá có sự chuyển biến tích cực khi chỉ có 1 chỉ số thành phần là “quản trị môi trường” vẫn nằm trong nhóm điểm thấp. Với kết quả này, chỉ số PAPI năm 2021 của Hà Nội tăng so với năm 2020 và vươn lên top 15 tỉnh, thành phố có điểm tổng hợp chỉ số PAPI cao nhất năm 2021.

Là một trong hai đơn vị phối hợp với UNDP thực hiện nghiên cứu báo cáo PAPI kể từ năm 2018, Tham tán phát triển Cherie Russell thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) Australia chia sẻ tại buổi công bố rằng khảo sát PAPI đóng vai trò quan trọng tại Việt Nam.

“Trong bối cảnh Việt Nam mong muốn trở thành nước có thu nhập trung bình cao và hướng tới mục tiêu nền kinh tế thu nhập cao thì việc chính quyền các cấp hiểu được mong muốn của người dân, kịp thời chuyển đổi và cải thiện đường lối chính sách dựa trên các phản hồi của người dân là vô cùng quan trọng”, bà Cherie Russell nói.

Cung ứng dịch công là một trong những chỉ số được cải thiện nhiều nhất năm 2021

So với kết quả PAPI năm 2020, phần lớn các tỉnh/thành phố đều đạt kết quả cao hơn ở 3 chỉ số nội dung: Cung ứng dịch vụ công, quản trị môi trường và quản trị điện tử.

Trong đó, chỉ số cung ứng dịch vụ công có tới 50 tỉnh/thành phố đều đạt điểm số năm 2021 cao hơn đáng kể so với năm 2020. Bệnh viện, trường tiểu học công lập là những dịch vụ công được người dân đánh giá cải thiện đáng kể trong năm 2021.

Thừa Thiên – Huế đứng đầu bảng, TP HCM vào nhóm thấp nhất về chỉ số PAPI 2021

Ở góc quan sát khác từ chỉ số quản trị môi trường, báo cáo PAPI 2021 cho thấy có sự khác biệt khá rõ giữa 7 vùng kinh tế. Các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đông Bắc có số tỉnh đạt điểm thấp nhiều hơn so với các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Mối quan ngại về môi trường tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ nơi có nhiều tỉnh, thành phố phát triển công nghiệp, bên cạnh đó là khu vực Tây Nguyên.

Đối với chỉ số quản trị điện tử, có khoảng 30 tỉnh/thành phố có chỉ số được cải thiện so với năm 2020. Lâm Đồng đạt điểm cao hơn khá đáng kể năm 2021 so với kết quả của tỉnh này năm 2020. Trong khi đó, điểm chỉ số nội dung này của hai tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng sụt giảm đáng kể so với kết quả năm 2020.

Theo kết quả PAPI 2021, 30 tỉnh/thành phố có sự sụt giảm về điểm ở các chỉ số nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công.

“Điều này cho thấy, các chỉ số PAPI 2021 vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện trong năm 2022 và những năm sau đó”, ông Giang cho biết.

Nhận xét về xu hướng thay đổi chỉ số PAPI của các tỉnh/thành phố năm 2021, TS. Đặng Hoàng Giang trao đổi với MEKONG ASEAN, việc đưa ra mẫu số chung cho các tỉnh tốt và chưa tốt gần như là không thể xây dựng được.

“Nếu cùng xét 2 tỉnh đều chậm phát triển, cùng miền núi như nhau nhưng kết quả hoàn toàn khác biệt. Ngược lại, 2 tỉnh cùng trực thuộc Trung ương nhưng cũng không thể có được kết quả tăng trưởng chỉ số ngang bằng nhau là những chuyện đều xảy ra trong thực tế”, TS Đặng Hoàng Giang cho biết.

Ảnh tác giả“Có những tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên thường đạt kết quả không được cao như các tỉnh khu vực duyên hải ven biển. Đưa ra một sự so sánh nào ở đây thì cũng không công bằng cho các tỉnh. Do đó ban nghiên cứu PAPI 2021 không đưa ra một bảng xếp hạng từ 1 đến 63 là như vậy”. TS. Đặng Hoàng Giang

Đúc rút từ kết quả nghiên cứu, ông Giang cho rằng, ở đâu chính quyền địa phương sát sao hơn với các công tác quản trị công và hành chính công ở cơ sở thì ở đó hiệu quả hoạt động sẽ tốt hơn và người dân sẽ hài lòng hơn.

“TP HCM năm nay thuộc vào nhóm thấp nhất bảng xếp hạng đến từ việc tác động bên ngoài do Covid-19 xảy ra ở đây rất lớn. Điều này là dẫn chứng cho thấy các yếu tố tác động bên ngoài cũng là những điều kiện chi phối chỉ số PAPI, đặt ra yêu cầu cho các tỉnh chủ động và linh hoạt hơn nữa”, TS. Đặng Hoàng Giang chia sẻ thêm.

Mở rộng thí điệm tích hợp sổ sức khỏe điện tử, lý lịch tư pháp trên VNeID

Mở rộng thí điệm tích hợp sổ sức khỏe điện tử, lý lịch tư pháp trên VNeID

Việc triển khai sổ sức khỏe điện tử và phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, xã hội, giúp tiết kiệm hơn nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: NIC là đối tác tin cậy của Google, Meta, Nvidia...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: NIC là đối tác tin cậy của Google, Meta, Nvidia...

Sáng 1/10 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Ngày hội đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC).
Khánh thành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP HCM

Khánh thành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP HCM

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) tại TP HCM là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đây cũng là trung tâm C4IR thứ 2 tại Đông Nam Á (sau Malaysia) và thứ 19 trên thế giới trong mạng lưới của WEF.
Việt Nam vươn lên nhóm nước có chỉ số chính phủ điện tử ở mức rất cao

Việt Nam vươn lên nhóm nước có chỉ số chính phủ điện tử ở mức rất cao

Ở lần đánh giá năm nay của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tăng 15 bậc về chỉ số chính phủ điện tử (EGDI).
Đổi mới sáng tạo quyết định sự thịnh vượng của doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo quyết định sự thịnh vượng của doanh nghiệp

Sáng 9/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư họp báo công bố chương trình lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024.
Thủ tướng: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia

Thủ tướng: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia

Sáng 31/8, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của Đà Nẵng đạt cao nhất cả nước

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của Đà Nẵng đạt cao nhất cả nước

Đây là thông tin được Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết tại Hội nghị chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tổ chức sáng 31/8 tại Đà Nẵng.
FPT khởi công trung tâm trí tuệ nhân tạo ở Quy Nhơn

FPT khởi công trung tâm trí tuệ nhân tạo ở Quy Nhơn

Ngày 18/8 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, dự án trung tâm trí tuệ nhân tạo và đô thị phụ trợ có quy mô 93,24 ha với tổng vốn đầu tư 4.362 tỷ đồng được động thổ khởi công.
Phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 805/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 791/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Gần 14 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Gần 14 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Thông tin trên được đưa ra tại phiên họp thứ 5 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, diễn ra ngày 31/7.
Nửa năm 2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt hơn 2 triệu tỷ đồng

Nửa năm 2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt hơn 2 triệu tỷ đồng

Thông tin trên được nêu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông, diễn ra ngày 29/7.
Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Ngày 26/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định kiện toàn thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Đề xuất thành lập quỹ đầu tư, hỗ trợ đổi mới sáng tạo quốc gia

Đề xuất thành lập quỹ đầu tư, hỗ trợ đổi mới sáng tạo quốc gia

Tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 94/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thành lập Quỹ Đầu tư, hỗ trợ đổi mới sáng tạo quốc gia.
Hàn Quốc thành lập liên minh sản xuất tự động sử dụng AI

Hàn Quốc thành lập liên minh sản xuất tự động sử dụng AI

Chính phủ Hàn Quốc vừa công bố thành lập liên minh sản xuất tự động ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), tờ Business Korea đưa tin ngày 23/7.
Hải Dương: Huyện Thanh Hà tập huấn kiến thức chuyển đổi số

Hải Dương: Huyện Thanh Hà tập huấn kiến thức chuyển đổi số

Nhằm bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số, kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng cấp huyện, xã, thị trấn và thôn, chiều 17/7, UBND huyện Thanh Hà phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số, kỹ năng số năm 2024.
Công bố 103 nền tảng số do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Công bố 103 nền tảng số do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố 103 nền tảng số do các bộ, ngành triển khai trên quy mô toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp.
Doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin cán mốc gần 2 triệu tỷ đồng

Doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin cán mốc gần 2 triệu tỷ đồng

Thông tin trên được đưa ra tại phiên họp lần thứ 9 trực tuyến với 63 tỉnh, thành và các bộ, ngành sơ kết 6 tháng đầu năm về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06, diễn ra chiều 10/7.
Đã có 19 triệu tài khoản ngân hàng làm xác thực sinh trắc học

Đã có 19 triệu tài khoản ngân hàng làm xác thực sinh trắc học

Tính đến chiều ngày 5/7, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã đối chiếu làm sạch từ căn cước công dân được 19 triệu tài khoản.
Chuyển đổi số là công cụ quan trọng hỗ trợ thực thi công lý

Chuyển đổi số là công cụ quan trọng hỗ trợ thực thi công lý

Thủ tướng yêu cầu ngành tư pháp cần tích cực chuyển đổi số, xác định xây dựng tòa án điện tử là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
TAND tiết kiệm 100 tỷ đồng nhờ xét xử trực tuyến

TAND tiết kiệm 100 tỷ đồng nhờ xét xử trực tuyến

Từ đầu năm 2022 đến nay, TAND các cấp phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức xét xử trực tuyến được gần 20.000 vụ án, tiết kiệm khoảng 100 tỷ đồng.
Cải cách hành chính tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ Đề án 06

Cải cách hành chính tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ Đề án 06

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long cho biết, việc triển khai sổ hộ khẩu điện tử thay thế sổ hộ khẩu giấy đạt 150.000 lượt sử dụng hàng ngày, giúp tiết kiệm khoảng 450 tỷ đồng mỗi tháng...
Bộ KH&ĐT: Các dự án đầu tư ngành bán dẫn được ưu đãi cao nhất

Bộ KH&ĐT: Các dự án đầu tư ngành bán dẫn được ưu đãi cao nhất

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết, các tập đoàn nước ngoài đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử…
Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Trường hợp xảy ra sự cố tấn công mạng, Thủ tướng yêu cầu báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia, tuân thủ sự điều phối của cơ quan này.
Công bố danh mục sản phẩm phải chứng nhận, công bố hợp quy

Công bố danh mục sản phẩm phải chứng nhận, công bố hợp quy

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Thông tư số 2/2024/TT-BTTTT quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.
Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ điều tra dân số

Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ điều tra dân số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản số 221 ngày 3/4/2024 về việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.
Hải Dương công bố chỉ số cải cách hành chính các sở ngành và cấp huyện

Hải Dương công bố chỉ số cải cách hành chính các sở ngành và cấp huyện

​​Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương tiếp tục là đơn vị dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính với tổng số điểm 92,86 điểm/100 điểm. UBND huyện Nam Sách tiếp tục xếp thứ nhất cấp huyện với tổng số điểm 90,86 điểm.
'Triển khai chuyển đổi IPv6 là việc không thể chậm trễ'

'Triển khai chuyển đổi IPv6 là việc không thể chậm trễ'

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, chuyển đổi sang địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6 là xu thế chung của toàn cầu, đáp ứng nhu cầu các dịch vụ mới, chất lượng cao như 5G, 6G, IoT, đô thị thông minh, điện toán đám mây...
Việt Nam có nhiều cơ hội trong ứng dụng AI, điện toán đám mây và thiết kế chip

Việt Nam có nhiều cơ hội trong ứng dụng AI, điện toán đám mây và thiết kế chip

Các chuyên gia Trường Đại học Harvard Kennedy cho rằng Việt Nam cần tận dụng các cơ hội từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, AI để phát triển trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu như hiện nay.
Thanh niên là lực lượng nòng cốt đưa Việt Nam trở thành quốc gia số

Thanh niên là lực lượng nòng cốt đưa Việt Nam trở thành quốc gia số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần “5 xung kích”, "6 khát vọng", giương cao ngọn cờ tiên phong, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.
Kiểm toán Nhà nước chủ động thích ứng linh hoạt với chuyển đổi số

Kiểm toán Nhà nước chủ động thích ứng linh hoạt với chuyển đổi số

Công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bộ, ngành, địa phương, trong đó có Kiểm toán Nhà nước. Đơn vị này đã và đang chung tay cùng cả nước phát triển nền kinh tế số và thích ứng linh hoạt với quá trình chuyển đổi số.
Lãnh đạo các bộ ngành đối thoại với thanh niên nhiều vấn đề nóng trong chuyển đổi số

Lãnh đạo các bộ ngành đối thoại với thanh niên nhiều vấn đề nóng trong chuyển đổi số

Những kiến nghị của thanh niên xoay quanh vấn đề an ninh mạng, chuyển đổi số, chia sẻ dữ liệu và cơ sở dữ liệu quốc gia đã được đại diện các Bộ ngành, lãnh đạo Chính phủ giải đáp tại Hội nghị Thủ tướng gặp mặt và đối thoại với thanh niên sáng 26/3.
Chủ tịch Quốc hội: Mạng xã hội giúp truyền thông các luật mới

Chủ tịch Quốc hội: Mạng xã hội giúp truyền thông các luật mới

Có TikToker lên sóng chỉ phân tích khoản 4 của Luật Đất đai về định nghĩa thế nào là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài gốc Việt Nam mà thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.
TP HCM ra mắt phần mềm lắng nghe mạng xã hội

TP HCM ra mắt phần mềm lắng nghe mạng xã hội

Ngày 27/2, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM ra mắt phần mềm lắng nghe mạng xã hội Socialbeat.
Việt Nam ban hành chiến lược dữ liệu quốc gia

Việt Nam ban hành chiến lược dữ liệu quốc gia

Chiến lược đặt mục tiêu phát triển thị trường dữ liệu, hoàn thành thí điểm, thử nghiệm 5 sàn giao dịch dữ liệu tạo môi trường mua bán, trao đổi dữ liệu có sự giám sát đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định của pháp luật.
4 lĩnh vực ưu tiên thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

4 lĩnh vực ưu tiên thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp tích cực vào sự nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam, tạo nên những "kỳ lân" tầm cỡ khu vực và thế giới.
Xem thêm