Toàn cảnh một năm chìm nổi của dệt may Việt Nam

Covid-19 ập đến cùng những đợt giãn cách kéo dài khiến ngành dệt may có lúc rơi vào thế tuyệt vọng. Nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua và đạt được kết quả bất ngờ, năm 2021, ngành dệt may ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.

Dệt may Việt Nam vừa trải qua một năm thăng trầm.
Dệt may Việt Nam vừa trải qua một năm thăng trầm.

Đã từng tuyệt vọng

Thị phần dệt may Việt Nam đã đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc khi chiếm 5,1%, mặc dù tổng cầu dệt may thế giới giảm sút. Đó là thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) trong buổi họp thông tin kết quả sản xuất kinh doanh và phong trào công nhân lao động năm 2021 vừa qua.

Thực chất trong năm nay, KNXK dệt may Việt Nam không tăng. Nhưng do dịch Covid-19, tổng cầu dệt may thế giới giảm khoảng 20% (không tính đến kim ngạch nhập khẩu đồ bảo hộ cá nhân PPE). Từ phía cung, các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Bangladesh, Ấn Độ đều giảm sâu từ 15% đến 20%, kể cả xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc cũng giảm 6,6%.

Mặc dù vậy, cũng phải ghi nhận nỗ lực lớn của các doanh nghiệp dệt may vì 2021 cũng là năm vô cùng thử thách với ngành này. Trong quý I, ngay từ đầu năm nhiều doanh nghiệp (DN) đã ký được đơn hàng đến hết quý III, thậm chí hết năm 2021 do nhiều thị trường lớn như: Mỹ, EU, Trung Quốc, các nước trong khối Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Sang quý II, dịch bùng phát tại nhiều tỉnh phía Bắc, nhất là tại Bắc Giang, Bắc Ninh... song nhờ kiểm soát tốt nên mức độ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh chưa lớn. 6 tháng đầu năm, xuất khẩu của ngành vẫn tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng trên 5% so với năm 2019.

Công nhân công ty may lấy mẫu xét nghiệm Covid trong đợt dịch ở Bình Dương.
Công nhân công ty may lấy mẫu xét nghiệm Covid trong đợt dịch ở Bình Dương.

Bước sang quý III là bắt đầu thời kỳ cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may với diễn biến vô cùng phức tạp và kéo dài của dịch Covid-19 tại TPHCM và các tỉnh phía Nam. “Có thời điểm được đánh giá là tuyệt vọng. Công đoàn dệt may Việt Nam chưa bao giờ đối diện với lượng lớn lao động nghỉ việc, cần hỗ trợ bởi dịch tới vậy", chia sẻ của ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex tại buổi họp trên.

Ông Hiếu cho biết, trong quý 3/2021, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, lao động không được đến nhà máy nên đã xảy ra tình trạng không đảm bảo tiến độ giao hàng, bị phạt hợp đồng. Điều này dẫn đến tình trạng một số khách hàng chuyển đơn hàng sang thị trường khác, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và suy giảm đà tăng trưởng của toàn ngành.

Khi nhớ lại hoạt động của doanh nghiệp trong năm qua, ông Bùi Văn Tiến, Tổng giám đốc May Việt Tiến cũng phải thốt lên "Thiệt hại vô cùng lớn". Ông cho biết, giai đoạn 19 tỉnh, thành phía Nam giãn cách xã hội, 8 nhà máy của May Việt Tiến nằm trọn trong vùng đỏ. Riêng nhà máy tại Tiền Giang với hơn 10.000 công nhân phải tạm đóng cửa, dừng hoạt động để phòng dịch. Thường biên lợi nhuận làm hàng gia công không quá 10%. Sau 4 tháng nhà máy tạm đóng, thiệt hại gấp 2-3 lần mức lời có được, mọi chỉ tiêu phát triển của doanh nghiệp đều tiêu tan. Đã có đơn vị thuộc May Viettien phải phá sản.

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2021 mới đây, CEO May 10, ông Thân Đức Việt cũng tiết lộ những khó khăn lớn mà doanh nghiệp đã trải qua. Ông cho biết đơn vị chỉ làm mỗi may mặc - là khâu cuối cùng của ngành dệt may nhưng lại đang phụ thuộc rất nhiều về dệt nhuộm. Chuỗi cung ứng cho nguyên liệu đầu vào bị phụ thuộc bởi các nhà sản xuất nguyên vật liệu ở nước ngoài, đơn vị còn bị phụ thuộc vào các loại chi phí logistics.

“Thời điểm dịch bùng phát, May 10 không có container để xuất khẩu. Trớ trêu thay là khi có container rồi thì chúng tôi lại không có tàu để xuất, đến khi có tàu rồi thì lại mất rất nhiều thời gian chờ đợi. Có thời điểm, chúng tôi mất 6 tuần để tìm container và tàu để xuất khẩu. Thiệt hại rất khủng khiếp về tiến độ giao hàng”, ông Việt nói.

Nỗ lực vượt khó

Nếu quý III là quý “tuyệt vọng” thì quý IV lại là quý bứt phá ngoạn mục của dệt may. Sản xuất hồi nhịp trở lại, mức tăng trưởng cao trong quý IV giúp ngành cán đích xuất khẩu cả năm 39 tỷ USD, tăng gần 12% so với 2020 và trở về ngưỡng bằng thời điểm trước khi xuất hiện Covid-19. Trong đo, thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam vẫn là Mỹ với gần 16 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020; EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 14%; Hàn Quốc đạt 3,6 tỷ USD và Trung Quốc 4,4 tỷ USD.

Đóng góp nhiều nhất cho kết quả trên chính là “anh cả” Vinatex với mức tăng trưởng lợi nhuận hợp nhất gấp đôi so với 2020, đạt 1.200 tỷ đồng và cao hơn 70% so với năm 2019. Ông Cao Hữu Hiếu cho biết, lý do giúp tập đoàn này đạt được kết quả đó là giữ chân được người lao động. Trong tháng đầu tiên sau giãn cách kéo dài, 90% người lao động tại các công ty thuộc tập đoàn đã trở lại làm việc, đến nay là gần như 100%. Thực tế, nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành, cùng địa phương tỷ lệ lao động quay lại chỉ 50-60% khiến sản xuất gặp khó khăn.

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng chủ động chuyển cơ cấu, tăng tỷ trọng ngành sợi đóng góp vào doanh thu (từ 20% lên 50-55%). Cụ thể, nhà máy Sợi 3, Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài với quy mô 32.000 cọc sợi đi vào hoạt động từ tháng 6/2021. Nhà máy Sợi 2, Công ty CP Vinatex Phú Hưng với quy mô 22800 cọc sợi, đi vào hoạt động từ tháng 10/2021.

Được biết, Tết Nhâm Dần 2022, Công đoàn Dệt may Việt Nam dự kiến chi 3 tỷ đồng (gấp đôi Tết 2021) để chăm lo, hỗ trợ cho người lao động; đặc biệt ưu tiên tại các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều bởi Covid-19. Các doanh nghiệp và công đoàn cơ sở cũng tiến hành các hoạt động chăm lo tại chỗ cho người lao động với tổng số tiền dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh khả quan giúp người lao động của Dệt may Việt Nam có một cái Tết ấm no.
Kết quả kinh doanh khả quan giúp người lao động của Dệt may Việt Nam có một cái Tết ấm no.

Một doanh nghiệp cũng báo tăng lãi trong năm nay là Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Thái Nguyên). Các nhà máy của TNG tập trung tại tỉnh Thái Nguyên, địa phương ít bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội nên hoạt động ổn định hơn. Doanh nghiệp cũng hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển các đơn hàng dệt may về các nhà máy sản xuất tại miền Bắc. Ước tính, lợi nhuận của TNG đạt khoảng 230 tỷ đồng.

Nhìn chung, các doanh nghiệp dệt may đều tích cực đổi mới sản phẩm, chuyển hướng cơ cấu để thích ứng với tình hình dịch bệnh. Như Dệt may Thành Công (TCM), doanh nghiệp chủ động lựa chọn mua vải từ nhà cung cấp khác hoặc tự sản xuất theo phương thức FOB. Đây là phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn so với phương thức CMT (nhận nguyên liệu từ bên đặt hàng và gia công). TCM đã đầu tư từ trước để sản xuất các đơn hàng khẩu trang, đồ bảo hộ y tế và phát triển vải kháng khuẩn, vải có tính năng vượt trội để đáp ứng yêu cầu cao và thời gian giao hàng gấp rút.

TCM còn cho ra đời thương hiệu thời trang mới INNOF hiện đang bán tại thị trường trong nước; phát triển thương hiệu thời trang ONLEE xuất khẩu vào thị trường Mỹ thông qua kênh bán hàng thương mại điện tử Amazon và bước đầu ghi nhận doanh thu.

Phấn đấu đạt 43 tỷ USD trong năm 2022

Năm 2022, dự báo các ngành sản xuất vẫn chịu ảnh hưởng lớn do dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường. Song ngành dệt may Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)... đã mở cửa trở lại. Đặc biệt là chúng ta đã thay đổi chính sách từ zero COVID sang vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.

Ngoài ra, ngành dệt còn đang có những thuận lợi nhờ những đòn bẩy tích cực trước đây. Điển hình như dòng chảy vốn FDI đổ bộ vào các dự án trong ngành dệt may Việt Nam có sự tăng vọt trong một số thời điểm, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019. Thống kê cho thấy riêng năm 2015 chứng kiến lượng vốn “khủng” chưa từng thấy là 4.13 tỷ USD với 189 dự án. Trong năm 2020, dự án FDI mới bị chững nhưng khi tình hình dịch bệnh ổn định sẽ nhanh chóng trở lại.

Hiệp định Đối tác Toàn diện Kinh tế Khu vực (RCEP) giúp khai thác tốt hơn thị trường Nhật Bản, Trung Quốc. Quy tắc xuất xứ đơn giản, giảm thời gian và chi phí từ đó tăng tỷ suất lợi nhuận. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ 01/08/2020 mở ra cơ hội hàng rào thuế quan lớn chưa từng có cho hàng Việt vào thị trường hơn 500 triệu dân EU. Với 42.5% dòng thuế áp dụng đối với các sản phẩm dệt may giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, còn lại sẽ giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm.

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường các nước đối tác (ngay hoặc có lộ trình). Với thị trường Canada, sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm. Thuế nhập khẩu của hàng dệt may vào Mexico và Peru được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 16.

Dệt may Việt Nam phải có chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh trong giai đoạn mới.
Dệt may Việt Nam phải có chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh trong giai đoạn mới.

Trước thách thức và thời cơ đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã đưa ra 3 kịch bản cho tăng trưởng của ngành dệt may trong năm 2022. Cụ thể: Nếu tình hình dịch bệnh được cơ bản kiểm soát trong quý I năm 2022, kịch bản tích cực nhất là kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 41,5 - 42,5 tỷ USD; nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp đến giữa năm 2022, kịch bản trung bình xuất khẩu đạt 40-41 tỷ USD. Kịch bản kém tích cực nhất là khi tình hình dịch bệnh còn phức tạp kéo dài đến cuối năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự kiến sẽ chỉ đạt 38-39 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu đó, Vitas kiến nghị Nhà nước tiếp tục triển khai chiến lược vaccine đồng thời mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035” để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do, ứng dụng công nghệ 4.0 để hiện đại hóa sản xuất, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, để giữ vững thị trường xuất khẩu và mở rộng sản xuất, các doanh nghiệp dệt may nỗ lực rất lớn. Bởi thực tế mức tăng trưởng 12% của ngành năm nay không cho thấy sự cải thiện về thị phần. Trong khi đó, năm 2021, ngành dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh đều có sự tăng trưởng tốt nhờ cải thiện về công nghệ, năng suất, chất lượng… Bởi vậy, dệt may Việt Nam phải có chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh. Trong đó, phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng hàng hóa, đảm bảo thời gian giao hàng là những yếu tố then chốt.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ưu đãi

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ưu đãi

Ngày 18/9, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN và Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo về phương thức tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Quỹ phát triển DNNVV".
Gilimex chuẩn bị phát hành hơn 31 triệu cổ phiếu để trả cổ tức

Gilimex chuẩn bị phát hành hơn 31 triệu cổ phiếu để trả cổ tức

Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3 hoặc quý 4/2024, sau khi có văn bản chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Chuyển biến mới tại Chứng khoán HVS

Chuyển biến mới tại Chứng khoán HVS

Chứng khoán HVS đang tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ trong năm 2024, khi đang tiến hành tăng vốn từ 50 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, chuyển tụ sở công ty, cũng như kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao.
TCBS tạm hoãn phát hành 1,7 tỷ cổ phiếu giữa lúc 'cuộc đua' tăng vốn đang nóng

TCBS tạm hoãn phát hành 1,7 tỷ cổ phiếu giữa lúc 'cuộc đua' tăng vốn đang nóng

CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc thay đổi kế hoạch triển khai phương án phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và tăng vốn điều lệ.
Vingroup ủng hộ 250 tỷ đồng tới đồng bào vùng lũ

Vingroup ủng hộ 250 tỷ đồng tới đồng bào vùng lũ

Với tinh thần “không có người Vingroup nào đứng ngoài mất mát, đau thương của đồng bào”, tập đoàn Vingroup và các công ty trong hệ sinh thái chiều 12/9 công bố tài trợ 250 tỷ đồng tới đồng bào đang chịu thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ kéo dài.
VNG lên tiếng về ông Lê Hồng Minh, cổ phiếu tăng trần 15%

VNG lên tiếng về ông Lê Hồng Minh, cổ phiếu tăng trần 15%

Ngày 11/9, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố văn bản giải trình của CTCP VNG (UPCOM: VNZ) về vai trò của Tổng giám đốc Lê Hồng Minh sau khi bổ nhiệm ông Wong Kelly Hong.
Triển vọng tăng trưởng mạnh với nhóm công ty thủy điện trong năm 2025

Triển vọng tăng trưởng mạnh với nhóm công ty thủy điện trong năm 2025

Kết quả kinh doanh năm 2025 của nhóm thủy điện lớn được dự báo sẽ cải thiện mạnh nhờ tăng trưởng sản lượng do chu kỳ La Nina và tỷ lệ alpha giảm khi EVN có khả năng chủ động hơn trong việc điều chỉnh giá bán lẻ điện.
Tổng giám đốc Vinahud nộp đơn từ nhiệm

Tổng giám đốc Vinahud nộp đơn từ nhiệm

CTCP Đầu tư phát triển nhà và đô thị Vinahud (UPCOM: VHD) vừa công bố đơn từ nhiệm chức vụ tổng giám đốc (CEO) của ông Nguyễn Minh Tuấn. Lý do được ông đưa ra là “do nhu cầu công việc”.
Ông Dương Văn Bắc làm phó tổng giám đốc Novaland

Ông Dương Văn Bắc làm phó tổng giám đốc Novaland

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - HOSE: NVL) ngày 6/9 công bố nghị quyết về việc bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc giữ chức danh phó tổng giám đốc kiêm nhiệm chức danh giám đốc tài chính của tập đoàn này.
Lãnh đạo Vinahud nêu lý do rút khỏi dự án Làng Hoa Tiền Phong

Lãnh đạo Vinahud nêu lý do rút khỏi dự án Làng Hoa Tiền Phong

ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của CTCP Đầu tư Phát triển nhà và đô thị Vinahud (Vinahud – UPCOM: VHD) được tổ chức thành công sáng ngày 5/9. Tại đây, với tỷ lệ đồng thuận ở mức cao, toàn bộ tờ trình đã được cổ đông Vinahud thông qua.
ĐHĐCĐ Vinahud: Thoái vốn Mê Linh Thịnh Vượng, trả nợ TPBank

ĐHĐCĐ Vinahud: Thoái vốn Mê Linh Thịnh Vượng, trả nợ TPBank

Kế hoạch thoái vốn khỏi dự án Làng hoa Tiền Phong vốn đã từng được HĐQT Vinahud chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 6/2024, nhằm cải thiện tình hình kinh doanh và giảm bớt nợ vay tại TPBank.
Tổng giám đốc BGI Group ứng cử vào HĐQT Vinahud

Tổng giám đốc BGI Group ứng cử vào HĐQT Vinahud

Một trong những ứng viên đề cử vào HĐQT của Vinahud là ông Bùi Việt Anh – Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn BGI (BGI Group – HNX: VC7).
Dư địa tăng trưởng tiêu dùng tại Việt Nam và cơ hội cho Bách hoá Xanh, Winmart

Dư địa tăng trưởng tiêu dùng tại Việt Nam và cơ hội cho Bách hoá Xanh, Winmart

Giữa các mô hình bán lẻ bách hoá, siêu thị mini nổi bật về tăng trưởng nhờ sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng hướng tới việc ưa chuộng các kênh hiện đại.
SDI Corp tiếp tục báo lãi hơn 4.400 tỷ đồng

SDI Corp tiếp tục báo lãi hơn 4.400 tỷ đồng

Sau khi báo lãi 5.300 tỷ đồng nửa cuối năm 2023, CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 đạt 4.421 tỷ đồng.
Người nhà lãnh đạo TNH bán trọn 4,3 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Người nhà lãnh đạo TNH bán trọn 4,3 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Ông Nguyễn Xuân Đôn, bố vợ của ông Đào Mạnh Duy, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên vừa có kết quả giao dịch cổ phiếu gửi CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH).
Lộc Trời tiếp tục xin hoãn công bố báo cáo tài chính quý 2/2024

Lộc Trời tiếp tục xin hoãn công bố báo cáo tài chính quý 2/2024

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCOM: LTG) vừa có công văn gia hạn công bố BCTC quý 2/2024 và BCTC soát xét bán niên năm 2024 gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Nam Long huy động thành công 950 tỷ đồng trái phiếu

Nam Long huy động thành công 950 tỷ đồng trái phiếu

CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) vừa có kết quả chào bán trái phiếu riêng lẻ gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Một công ty bất động sản có tổng nợ cao gấp 31 lần vốn chủ sở hữu

Một công ty bất động sản có tổng nợ cao gấp 31 lần vốn chủ sở hữu

Công ty TNHH Khu đô thị mới Trung Minh (Trung Minh) vừa có công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính và hoạt động thanh toán gốc, lãi trái phiếu gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Lãnh đạo Vinamilk chia sẻ thời điểm sẵn sàng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Lãnh đạo Vinamilk chia sẻ thời điểm sẵn sàng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Sắp tới, Vinamilk sẽ tập trung tái định vị sản phẩm sữa bột trẻ em, đây sẽ là bước chuẩn bị cuối cùng để doanh nghiệp sẵn sàng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Startup xe máy điện Dat Bike gọi vốn thành công 4 triệu USD

Startup xe máy điện Dat Bike gọi vốn thành công 4 triệu USD

Ngày 26/8, startup xe máy điện Dat Bike của Việt Nam thông báo gọi vốn thành công 4 triệu USD từ InfraCo Asia - thành viên thuộc Tập đoàn phát triển hạ tầng tư nhân PIDG, dưới hình thức khoản vay chuyển đổi.
Kinh Bắc muốn phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Kinh Bắc muốn phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HOSE: KBC) vừa công bố nghị quyết HĐQT, thông qua việc phát hành, đăng ký giao dịch trái phiếu mã KBCH2426001.
Sếp ngoại của Lộc Trời từ nhiệm sau 2 tháng nhậm chức

Sếp ngoại của Lộc Trời từ nhiệm sau 2 tháng nhậm chức

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCOM: LTG) vừa có công bố thông tin bất thường về đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Johan Sven Richard Boden.
Vinatex chuẩn bị thoái vốn thêm một doanh nghiệp may

Vinatex chuẩn bị thoái vốn thêm một doanh nghiệp may

Tập đoàn Vinatex sẽ thoái toàn bộ 25,7% vốn tại Donagamex với giá khởi điểm là 35.000 đồng/cổ phần.
ĐHĐCĐ BV Life: Tăng vốn gấp 4 lần, M&A công ty con của BV Land

ĐHĐCĐ BV Life: Tăng vốn gấp 4 lần, M&A công ty con của BV Land

ĐHĐCĐ bất thường lần 2 năm 2024 của CTCP BV Life (HNX: VCM) được tổ chức sáng 23/8 tại tòa nhà Rivera Park, 69 Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
VinaCapital muốn bán hơn 12 triệu cổ phiếu KDH

VinaCapital muốn bán hơn 12 triệu cổ phiếu KDH

CTCP Quản lý quỹ VinaCapital cùng quỹ ngoại liên quan là Vietnam Ventures Limited vừa có báo cáo giao dịch cổ phiếu KDH gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền.
Cổ phiếu phá đỉnh cùng giá vàng, triển vọng PNJ có còn rộng mở?

Cổ phiếu phá đỉnh cùng giá vàng, triển vọng PNJ có còn rộng mở?

Cổ phiếu PNJ thu hút dòng tiền đầu tư trong bối cảnh ngành vàng trang sức đang có nhiều thuận lợi như giá vàng tăng cao, mùa cưới đến gần, kinh tế dần phục hồi...
Chờ đợi gì từ ĐHĐCĐ bất thường của BV Life

Chờ đợi gì từ ĐHĐCĐ bất thường của BV Life

Sau khi về tay Tập đoàn Bách Việt (BV Group), VCM đổi tên thành CTCP BV Life, đồng thời chuẩn bị tăng vốn mạnh mẽ từ 30 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng.
MWG và kỳ vọng với 'con cưng' Bách hoá Xanh

MWG và kỳ vọng với 'con cưng' Bách hoá Xanh

Theo Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài, MWG vẫn đang trong lộ trình hiện thực hoá mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD, đòi hỏi Bách hoá Xanh phải phát triển mạnh mẽ.
An Phát Holdings triệu tập ĐHĐCĐ bất thường

An Phát Holdings triệu tập ĐHĐCĐ bất thường

CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (HOSE: APH) vừa có thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ bất thường năm 2024.
Phó Tổng giám đốc Hải Phát từ nhiệm sau 4 tháng nhậm chức

Phó Tổng giám đốc Hải Phát từ nhiệm sau 4 tháng nhậm chức

CTCP Đầu tư Hải Phát (HoSE: HPX) vừa công bố thông tin về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Mạnh Tiến kể từ ngày 16/8/2024 theo đơn xin từ nhiệm và chấm dứt hợp đồng lao động của ông Tiến.
Ông Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp 5,3 triệu cổ phiếu DIG

Ông Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp 5,3 triệu cổ phiếu DIG

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – HOSE: DIG) vừa công bố kết quả giao dịch cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Thiện Tuấn.
MWG nêu cơ sở tự tin thành công với chuỗi điện máy tại Indonesia

MWG nêu cơ sở tự tin thành công với chuỗi điện máy tại Indonesia

Trong khi chuỗi điện máy trong nước thu hẹp quy mô do nhu cầu tiêu dùng đi xuống thì MWG chuyển sang dồn lực cho “đứa con lai” tại Indonesia.
Ngành thủy sản nỗ lực trở lại ‘đường đua’ 10 tỷ USD

Ngành thủy sản nỗ lực trở lại ‘đường đua’ 10 tỷ USD

Sở hữu những ưu thế nổi trội cùng tiềm lực phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu, ngành thủy sản năm 2024 được kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu 10 tỷ USD cũng như hướng đến các mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
Hé mở đối tác nhận chuyển nhượng Mê Linh Thịnh Vượng của Vinahud

Hé mở đối tác nhận chuyển nhượng Mê Linh Thịnh Vượng của Vinahud

Vinahud dự kiến sẽ chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng cho CTCP VNC Construction – công ty do Tập đoàn R&H góp vốn sáng lập.
Mô hình trồng chuối xuất khẩu nâng cao kinh tế vùng biên giới Bình Phước

Mô hình trồng chuối xuất khẩu nâng cao kinh tế vùng biên giới Bình Phước

Tại vùng biên giới xa xôi thuộc huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, những vườn chuối xanh tươi đang trở thành một trong những nguồn sinh kế mới cho bà con, hứa hẹn là sản phẩm chủ lực hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển.
J.P.Morgan nâng sở hữu tại MB lên 1,5%

J.P.Morgan nâng sở hữu tại MB lên 1,5%

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB – HoSE: MBB) vừa cập nhật danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. So với danh sách công bố ngày 15/7, có thêm hai cổ đông mới lộ diện là J.P.Morgan Securities PLC và Nordea 1, SICAV.
Xem thêm