Tỷ phú Elon Musk khẳng định sẽ cấy chip não Neuralink

CÔNG NGHỆ MỸ
12:52 - 02/12/2022
Tỷ phú Elon Musk khẳng định sẽ cấy chip não của Neuralink một khi công nghệ này sẵn sàng.
Tỷ phú Elon Musk khẳng định sẽ cấy chip não của Neuralink một khi công nghệ này sẵn sàng.
0:00 / 0:00
0:00
Thông báo chính thức gần đây từ công ty công nghệ y tế Neuralink đã đưa ra một số cập nhật về công nghệ cấy ghép não, trong khi nhà lãnh đạo công ty là tỷ phú Elon Musk khẳng định sẽ sử dụng loại thiết bị này khi nó hoàn thành.

Neuralink được thành lập vào năm 2016 bởi ông Musk và một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư khác. Mục tiêu của công ty là cố gắng phát triển các giao diện não - máy tính, hay BCI để kết nối não người với các máy tính có thể giải mã các tín hiệu thần kinh.

Tỷ phú Elon Musk cho biết các thiết bị của Neuralink có thể kích hoạt “nhận thức siêu phàm”, cho phép những người bị liệt vận hành điện thoại thông minh hoặc các bộ phận tay chân làm từ máy bằng sức mạnh trí óc trong tương lai. Đồng thời, công nghệ này cũng nhắm giải quyết chứng tự kỷ và tâm thần phân liệt.

Theo ông Elon Musk, 2 trong số các mục tiêu mà công ty đang nhắm tới trước tiên là giúp phục hồi thị lực cả với những người bị mù bẩm sinh và phục hồi “chức năng toàn thân” cho những người gặp vấn đề về cột sống. Trong phát biểu của mình, ông chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng không có bất kỳ giới hạn vật lý nào trong việc phục hồi chức năng toàn thân”.

Khi cập nhật về tiến độ của dự án, ông Musk cho biết Neuralink có thể bắt đầu thử nghiệm công nghệ giúp phục hồi chức năng vận động đối với con người sau 6 tháng nữa. Hiện tại, ông cho biết công ty đã hoàn thành việc nộp gần như toàn bộ các thủ tục lên FDA.

Không những vậy, vị tỷ phú này còn khẳng định ông sẽ tự cấy thiết bị này vào não của mình một khi công nghệ được hoàn thành.

Tuy nhiên cũng do chưa có thiết bị nào của Neuralink được thử nghiệm trên người hoặc được FDA chấp thuận, nó tạo ra khá nhiều hoài nghi trên thị trường. Bà Xing Chen, trợ lý giáo sư tại Khoa Nhãn Đại học Y khoa Pittsburgh, cũng là một người trong số đó.

Theo CNBC trích dẫn lời nhận định của bà Chen: “Tôi không biết dự án này đã được giám sát đến đâu, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng đối với công chúng là luôn ghi nhớ rằng trước khi bất kỳ thứ gì được FDA hoặc các cơ quan quản lý chính phủ phê duyệt, tất cả các tuyên bố đều cần được nhìn nhận một cách rõ ràng và khách quan”.

Bà Anna Wexler, trợ lý giáo sư về đạo đức y tế và chính sách y tế tại Trường Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, cũng giữ thái độ tương tự. Bà cho biết các thông báo trình hào nhoáng của Neuralink là tương đối bất thường với một công ty nằm trong lĩnh vực thiết bị y tế. Theo bà, khuyến khích những người có khiếm khuyết nghiêm trọng trên cơ thể nuôi hy vọng nhờ công nghệ cấy ghép não là một điều đáng lo ngại.

Giải thích cho việc này, bà Chen cho biết việc cấy ghép thiết bị não của Neuralink sẽ yêu cầu các đối tượng phải trải qua một quy trình xâm lấn và mang theo các rủi ro nhất định. Các bác sĩ sẽ cần tạo một lỗ trên hộp sọ để đưa thiết bị vào mô não. Tuy nhiên, bà cho rằng sẽ vẫn có những người chấp nhận rủi ro.

Nguyên nhân là do đã có nhiều tiền lệ các chứng rối loạn như động kinh, Parkinson và chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), trong đó người được cấy ghép não và các chứng rối loạn được điều trị thành công.

Ở một diễn biến khác, Neuralink không phải là công ty duy nhất đang tập trung vào thị trường này bằng cách sử dụng BCI. Nhiều công ty khác cũng đã đạt được những bước tiến lớn trong những năm gần đây. Blackrock Neurotech là một công ty đang trên đà đưa hệ thống BCI ra thị trường vào năm tới và chính thức trở thành công ty sản xuất BCI thương mại đầu tiên trong lịch sử. Một công ty khác là Paradromics cũng được cho là đang chuẩn bị bắt đầu thử nghiệm trên người vào năm 2023.

Tin liên quan

Đọc tiếp

TikTok tiếp tục gặp rắc rối tại Mỹ

TikTok tiếp tục gặp rắc rối tại Mỹ

Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FTC) đang tiến hành điều tra TikTok về các hoạt động dữ liệu và bảo mật. Động thái này diễn ra trong bối cảnh TikTok đang phải đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ nếu ByteDance không thoái vốn quyền sở hữu ứng dụng này.