Vietjet Air và 'cơn khát vốn' để phục hồi sau đại dịch

CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air, mã chứng khoán VJC) là một trong 20 doanh nghiệp phát hành trái phiếu lớn nhất năm 2021. Trong năm qua, hãng bay này đã trả gần 800 tỷ đồng chi phí lãi vay, tăng 77% so với năm trước đó.

Vietjet là hãng bay hiếm hoi báo lãi trong 2 năm Covid-19.
Vietjet là hãng bay hiếm hoi báo lãi trong 2 năm Covid-19.

Theo Báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 và quý 1/2022 của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ, Vietjet là công ty phát hành trái phiếu lớn thứ 17 trong danh sách 20 doanh nghiệp phát hành trái phiếu lớn nhất năm 2021. Tổng giá trị phát hành là 7.000 tỷ đồng.

Phát hành hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2021 và quý 1/2022

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của Vietjet năm 2021, nợ vay của công ty tại thời điểm cuối năm là 15.460 tỷ đồng, tăng 4.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn giảm gần 3.000 tỷ đồng còn nợ dài hạn tăng vọt từ 1.347 tỷ đồng lên 8.140 tỷ đồng. Các khoản vay dài hạn tăng chính là từ phát hành trái phiếu, kỳ hạn dài nhất là 60 tháng lãi suất 9,5%, còn ngắn nhất là 36 tháng lãi suất 7,8%.

Đầu năm 2022, Vietjet tiếp tục chào bán thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu cho một tổ chức trong nước với kỳ hạn 36 tháng, ngày đáo hạn là 30/12/2024. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm, trả lãi 6 tháng/lần.

Như vậy, hãng hàng không này đã huy động tổng cộng 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong khoảng một năm qua. Nhà đầu tư mua vào đều là một tổ chức trong nước không phải ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm hay quỹ đầu tư. Vốn từ các đợt phát hành được Vietjet trình bày là dùng để đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định, thiết bị, công cụ dụng cụ… nhằm tăng cường năng lực khai thác vận tải hàng không và phát triển các hoạt động kinh doanh khác.

Theo báo cáo tài chính quý 1/2022, nợ phải trả của Vietjet tăng hơn 6.000 tỷ trong 3 tháng đầu năm, lên mức 41.090 tỷ đồng. Trong đó vay ngắn hạn chiếm 8.532 tỷ đồng; vay và phát hành trái phiếu dài hạn chiếm 11.008 tỷ đồng (đây là khoản tăng mạnh nhất). Chi phí lãi vay trong quý là 339 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2021 khoản này chỉ là 119 tỷ đồng.

Dự kiến huy động gần 14.000 tỷ đồng trong năm 2022

Thị trường hàng không nội địa có sự hồi phục mạnh mẽ khi lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, tổng thị trường nội địa đạt 11,5 triệu khách, bằng 98% so cùng kỳ 2019. Chỉ riêng tháng 4, thị trường hàng không nội địa đạt 3,6 triệu khách, tăng ấn tượng 19% so với tháng 4 năm 2019. Như vậy, các đường bay quốc nội, sản lượng vận chuyển hành khách của các hãng hầu như phục hồi.

Tuy nhiên, tốc độ phục hồi của thị trường quốc tế vẫn còn hạn chế khi 4 tháng đầu năm 2022 mới đạt khoảng 7% so với cùng kỳ 2019 và cả năm 2022 dự kiến chỉ đạt gần 1/3 so với trước dịch. Bên cạnh đó, việc giá dầu những tháng đầu năm tăng dựng đứng cũng chồng thêm khó khăn cho các hãng trong giai đoạn đầu phục hồi.

Vietjet hiện là hãng hàng không duy nhất đến thời điểm này báo lãi. Trong quý 1/2022, VJC báo lãi 244 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ năm 2021 và doanh thu đạt 4.522 tỷ đồng, tăng 12%. Tuy nhiên, con số lãi này chủ yếu nhờ doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính bù đắp lên đến 1.160 tỷ đồng. Còn về mảng kinh doanh cốt lõi, Vietjet tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn khiến lỗ gộp tới gần 257 tỷ đồng. Trong năm 2021, doanh thu tài chính cũng cứu Vietjet Air khỏi thua lỗ.

Chia sẻ tại hội thảo quốc tế “Phục hồi và phát triển ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới” mới đây, ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến ngành hàng không trong 2 năm qua. Sang năm 2022, dù đã có dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn có nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, việc bảo đảm nguồn vốn để phát triển giai đoạn hậu Covid-19 là một thách thức lớn đối với các hãng hàng không.

Sau 2 năm chống chọi với đại dịch, các đơn vị trong ngành hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không Việt đều chật vật, xoay xở để có nguồn tài chính, dòng tiền trong việc duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không như cảng hàng không, phục vụ mặt đất, xăng dầu, quản lý bay cũng hỗ trợ nhiều cho các hãng hàng không Việt Nam thông qua việc cho thanh toán chậm, giãn nợ, hoãn nợ...và điều này cũng khiến tình hình tài chính của các đơn vị này bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó là giá nhiên liệu sau một giai đoạn dài giữ ổn định ở mức thấp đã liên tục tăng và chưa có tín hiệu giảm nhiệt. Việc giá nhiên liệu Jet A1 trên 160 USD/thùng, tăng gần 30% so dự kiến và chiếm trên 40% chi phí khai thác gây áp lực chi phí lên hoạt động của các hãng.

Đối với Vietjet, hãng hàng không này đã thể hiện rõ sự “khát vốn” khi dự kiến huy động gần 14.000 tỷ đồng từ bán trái phiếu chuyển đổi và cổ phiếu VJC. Cụ thể, ĐHĐCĐ Vietjet ngày 28/5 vừa qua đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi theo hình thức riêng lẻ hoặc ra đại chúng. Tổng giá trị phát hành là 6.960 tỷ đồng, tương đương 300 triệu USD khi tính theo tỷ giá 23.200 đồng/USD.

Cổ đông Vietjet cũng thông qua kế hoạch chào bán riêng lẻ tối đa 54,16 triệu cổ phiếu, tương đương 10% tổng số cổ phiếu VJC đang lưu hành. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Vietjet kỳ vọng đợt chào bán 10% vốn này sẽ mang lại cho công ty 300 triệu USD, tương đương 6.960 tỷ đồng.

Như vậy, nếu hoàn tất các kế hoạch, Vietjet sẽ huy động thêm gần 14.000 tỷ. Số tiền này được dự kiến sử dụng để đầu tư và thuê mua tàu bay, đầu tư và thuê mua động cơ, bổ sung thanh khoản và vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh.

Năm 2022, Vietjet đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 32.720 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.000 tỷ đồng, lượng khách hàng đạt 18 triệu lượt. Với xu hướng phục hồi tích cực của thị trường và triển vọng kinh tế toàn cầu, dự báo thị trường hàng không nước ta trong năm nay và sang năm 2023 sẽ có những phục hồi mạnh mẽ.

Do đó, mục tiêu của Vietjet cũng không phải là quá xa vời. Tuy nhiên, việc tăng cường vay nợ sẽ không khỏi ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Tổng nợ phải trả của Vietjet tại ngày cuối quý 1 năm nay là 41.091 tỷ đồng, chiếm 70,6% tổng nguồn vốn.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Sovico (SVC Group) – đơn vị liên quan mật thiết với Vietjet cũng được điểm tên trong danh sách phát hành trái phiếu lớn nhất năm 2021, với tổng giá trị phát hành 8.000 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Sovico (Sovico Holdings, thành viên SVC Group) là cổ đông lớn thứ 3 tại Vietjet với tỷ lệ nắm giữ 7,6%. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Vietjet từng là Chủ tịch HĐQT của Sovico Holdings.

Cổ đông lớn nhất của Vietjet hiện nay là Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny với tỷ lệ sở hữu 28,6%. Công ty này được thành lập vào ngày 2/11/2016 với vốn điều lệ 1 tỷ đồng, do bà Nguyễn Thị Phương Thảo làm Giám đốc và đại diện theo pháp luật. Hiện nay bà Thảo không còn là Giám đốc của Hướng Dương Sunny nhưng cá nhân bà vẫn là cổ đông lớn của Vietjet.

Chủ tịch May Việt Tiến: Thuế 46% sẽ làm ngành dệt may mất thị trường Mỹ

Chủ tịch May Việt Tiến: Thuế 46% sẽ làm ngành dệt may mất thị trường Mỹ

Chủ tịch HĐQT May Việt Tiến Vũ Đức Giang, cho biết mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng có thể khiến ngành dệt may mất hoàn toàn thị trường Mỹ.
ĐHĐCĐ LPBank: 7.500 tỷ đồng chia cổ tức, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22%

ĐHĐCĐ LPBank: 7.500 tỷ đồng chia cổ tức, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22%

Tại đại hội năm 2025, ban lãnh đạo LPBank sẽ trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 25%, cùng kế hoạch tăng trưởng mạnh.
'Bách Hóa Xanh không chỉ bán hàng, mà chọn người đồng hành'

'Bách Hóa Xanh không chỉ bán hàng, mà chọn người đồng hành'

Không cam kết tuyệt đối 100% nhưng Bách Hóa Xanh tự tin hệ thống kiểm soát chất lượng của mình chặt chẽ hơn nhiều so với chợ truyền thống.
Thế Giới Di Động: Khi thị trường khó, cơ hội càng lớn

Thế Giới Di Động: Khi thị trường khó, cơ hội càng lớn

Dù kinh tế còn nhiều biến động, MWG vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh nhờ nền tảng vững chắc và chiến lược thích ứng linh hoạt. Lãnh đạo công ty tin rằng trong khó khăn, cơ hội sẽ thuộc về những doanh nghiệp đủ bản lĩnh.
Lãnh đạo Hải Phát Invest cam kết xử lý dứt điểm nợ trái phiếu

Lãnh đạo Hải Phát Invest cam kết xử lý dứt điểm nợ trái phiếu

Trước những biến động của thị trường bất động sản, Chủ tịch Hải Phát cho biết tập đoàn đang có những bước đi chậm và chắc, tạo tiền đề cho giai đoạn phục hồi và tăng trưởng.
CEO Vietbank nói về mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 55%

CEO Vietbank nói về mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 55%

Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, Vietbank vẫn đặt ra các mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng. CEO ngân hàng này nói, họ đã có sự chuẩn bị nội tại kỹ lưỡng.
Techcombank đặt mục tiêu 20 tỷ USD vốn hóa, chuẩn bị IPO TCBS cuối năm

Techcombank đặt mục tiêu 20 tỷ USD vốn hóa, chuẩn bị IPO TCBS cuối năm

"Mục tiêu 20 tỷ USD vốn hóa của Techcombank là hoàn toàn khả thi," Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh khẳng định sáng nay 26/4.
ĐHĐCĐ Hải Phát 2025: Không chia cổ tức, dồn lực tái cơ cấu và trả nợ trái phiếu

ĐHĐCĐ Hải Phát 2025: Không chia cổ tức, dồn lực tái cơ cấu và trả nợ trái phiếu

Bước sang năm 2025, CTCP Đầu tư Hải Phát đặt mục tiêu khởi công loạt dự án cao tầng, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và siết chặt quản trị tài chính để trở lại quỹ đạo tăng trưởng sau năm 2024 nhiều khó khăn.
Masan Consumer công bố loạt chiến lược tăng trưởng mới, hợp tác với Man City

Masan Consumer công bố loạt chiến lược tăng trưởng mới, hợp tác với Man City

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, Masan Consumer trình cổ đông chiến lược mới cho năm 2025 với 3 trụ cột tăng trưởng, nổi bật là hợp tác cùng CLB Manchester City để đưa thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế.
Chủ tịch Masan: 'Chúng tôi không ngại thay đổi'

Chủ tịch Masan: 'Chúng tôi không ngại thay đổi'

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang khẳng định, chuyển đổi số là chìa khóa để tập đoàn tiến xa hơn, trở thành nền tảng tiêu dùng tích hợp hàng đầu như Amazon, Apple.
Đại diện Sabeco: 'Muốn giàu thì phải mở rộng và phát triển'

Đại diện Sabeco: 'Muốn giàu thì phải mở rộng và phát triển'

Dù đối mặt với áp lực từ chính sách thuế và những biến động khó lường của thị trường, Sabeco vẫn kiên định theo đuổi mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025.
Tổng Giám đốc PGBank: ‘Tự tin với mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng’

Tổng Giám đốc PGBank: ‘Tự tin với mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng’

Dù quý 1/2025 lãi chưa tới 100 tỷ đồng, Tổng Giám đốc PGBank Nguyễn Văn Hương vẫn khẳng định sự tự tin với kế hoạch lãi trước thuế 1.000 tỷ đồng.
ĐHĐCĐ Vingroup 2025: Bổ sung 13 ngành nghề kinh doanh mới

ĐHĐCĐ Vingroup 2025: Bổ sung 13 ngành nghề kinh doanh mới

Bên cạnh kế hoạch doanh thu kỷ lục, Vingroup dự kiến mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực mới như dịch vụ hỗ trợ vận tải đường thủy, bốc xếp hàng hóa, truyền tải điện.
ĐHĐCĐ PGBank: Nâng kế hoạch lãi lên 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

ĐHĐCĐ PGBank: Nâng kế hoạch lãi lên 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

PGBank trình cổ đông mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch lãi 716 tỷ đồng được HĐQT PGB tạm giao vào ngày 24/3 gần 40%.
ĐHĐCĐ Viettel Post: Xây mạng lưới logistics kết nối ASEAN - Trung Quốc

ĐHĐCĐ Viettel Post: Xây mạng lưới logistics kết nối ASEAN - Trung Quốc

Trong năm 2025, Viettel Post sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Lào, Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan đồng thời xây dựng mạng lưới logistics xuyên biên giới.
FPT tăng trưởng lợi nhuận 19% trong quý 1, nâng nợ vay vượt 19.000 tỷ đồng

FPT tăng trưởng lợi nhuận 19% trong quý 1, nâng nợ vay vượt 19.000 tỷ đồng

Mảng dịch vụ CNTT ở nước ngoài tăng trưởng tốt, góp phần đưa lợi nhuận trước thuế của FPT tăng 19,4% so với quý 1/2024 lên 3.025 tỷ đồng.
Siêu đô thị Cần Giờ là động lực doanh số cho Vinhomes trong 3 năm tới

Siêu đô thị Cần Giờ là động lực doanh số cho Vinhomes trong 3 năm tới

Bên cạnh dự án Đan Phượng, Hậu Nghĩa, dự án Cần Giờ mới khởi công được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn tới của Vinhomes.
Yeah1 'đặt cược' đường dài, đầu tư hai chương trình giải trí mới

Yeah1 'đặt cược' đường dài, đầu tư hai chương trình giải trí mới

Nhà sản xuất của 'Anh trai vượt ngàn chông gai' đang 'đặt cược' vào hai chương trình giải trí mới, với kỳ vọng tạo bứt phá doanh thu năm nay.
Vincom Retail muốn mở rộng quỹ đất, gia tăng quy mô tài sản

Vincom Retail muốn mở rộng quỹ đất, gia tăng quy mô tài sản

Năm 2025, ban lãnh đạo Vincom Retail (HoSE: VRE) khẳng định mục tiêu mở rộng mạnh mẽ quỹ đất, tạo động lực tăng trưởng dài hạn.
Kỳ vọng bán lẻ khởi sắc, Vincom Retail đặt mục tiêu lãi 4.700 tỷ đồng

Kỳ vọng bán lẻ khởi sắc, Vincom Retail đặt mục tiêu lãi 4.700 tỷ đồng

Năm 2025, Vincom Retail đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục 4.700 tỷ đồng và mở thêm 3 trung tâm thương mại, tiếp tục mở rộng hoạt động trong các đại đô thị Vinhomes.
Taseco Group sẽ hạ sở hữu tại Taseco Land xuống còn 51%

Taseco Group sẽ hạ sở hữu tại Taseco Land xuống còn 51%

Theo Chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Thanh, Taseco Group sẽ hạ tỷ lệ sở hữu tại Taseco Land xuống còn 51% thông qua việc phát hành cho các cổ đông chiến lược.
Tỷ phú Trần Đình Long: ‘Tôi đã mất dây thần kinh sợ’

Tỷ phú Trần Đình Long: ‘Tôi đã mất dây thần kinh sợ’

Tại ĐHĐCĐ ngày 17/4 của Tập đoàn Hòa Phát, Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long đã dành hơn một giờ đồng hồ để trả lời cổ đông.
ĐHĐCĐ TN1: Mục tiêu tăng trưởng vừa phải, cắt giảm đầu tư dàn trải

ĐHĐCĐ TN1: Mục tiêu tăng trưởng vừa phải, cắt giảm đầu tư dàn trải

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, lãnh đạo TN1 cho biết chiến lược kinh doanh 2025 là tăng trưởng thận trọng, ưu tiên hiệu quả và cân đối dòng tiền.
Highlands Coffee và Simexco Đắk Lắk hợp lực phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt

Highlands Coffee và Simexco Đắk Lắk hợp lực phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt

Hai doanh nghiệp ký kết hợp tác chiến lược nhằm nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu cà phê robusta Việt Nam trên thị trường quốc tế.
'Hòa Phát đạt 37.000 tỷ đồng doanh thu trong quý 1/2025'

'Hòa Phát đạt 37.000 tỷ đồng doanh thu trong quý 1/2025'

Chủ tịch Hòa Phát đánh giá kế hoạch kinh doanh 2025 của HPG là rất tham vọng, công ty cũng đã ghi nhận những kết quả tích cực trong quý 1.
ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu doanh thu tỷ USD vào năm 2030

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu doanh thu tỷ USD vào năm 2030

Viettel Construction đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành doanh nghiệp tỷ USD (doanh thu 25.000-30.000 tỷ đồng), tăng 10-15%/năm và lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng, duy trì tốc độ tăng trưởng 5-10%/năm.
Chủ tịch MBS: 'Chúng tôi hoàn toàn tự tin với đợt tăng vốn trong năm nay'

Chủ tịch MBS: 'Chúng tôi hoàn toàn tự tin với đợt tăng vốn trong năm nay'

Với sự đồng hành từ cổ đông chiến lược là Ngân hàng Quân đội (MB), Chủ tịch HĐQT MBS Lê Viết Hải khẳng định quá trình nâng vốn điều lệ lên gần 6.700 tỷ đồng trong năm nay sẽ diễn ra suôn sẻ.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số và tăng trưởng

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số và tăng trưởng

Sáng 15/4, tại trụ sở Chính phủ, diễn ra hội nghị Thủ tướng làm việc với các chủ tịch, tổng giám đốc một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
'Sếp ngoại' của Sunshine Homes: 'Đẩy mạnh bán hàng cho khách nước ngoài'

'Sếp ngoại' của Sunshine Homes: 'Đẩy mạnh bán hàng cho khách nước ngoài'

ĐHĐCĐ tổ chức ngày 12/4 của Sunshine Homes là đại hội đầu tiên của Tổng giám đốc Jun Sungbae, người vừa được bổ nhiệm vào giữa tháng 3/2025.
Lãnh đạo Vinatex: Khởi động '90 ngày thử lửa' của ngành dệt may Việt Nam

Lãnh đạo Vinatex: Khởi động '90 ngày thử lửa' của ngành dệt may Việt Nam

Theo Chủ tịch Vinatex, thời gian Mỹ tạm hoãn áp thuế quan mới là "90 ngày thử lửa" cho sức bền và tinh thần gắn kết của cả hệ thống trong tập đoàn.
SHS tâm sự sau nhịp sập thị trường: Bắt đáy VN30, không chạy theo 'zero fee'

SHS tâm sự sau nhịp sập thị trường: Bắt đáy VN30, không chạy theo 'zero fee'

Tại ĐHĐCĐ 2025 chiều 10/4, lãnh đạo SHS chia sẻ về chiến lược đầu tư dài hạn và tiết lộ đã 'bắt đáy' cổ phiếu FPT ở vùng giá sàn.
ĐHĐCĐ SHS: Dừng kế hoạch chào bán cổ phiếu, vẫn chia cổ tức 20%

ĐHĐCĐ SHS: Dừng kế hoạch chào bán cổ phiếu, vẫn chia cổ tức 20%

Trước sức nóng từ thị trường chứng khoán nhiều biến động, ĐHĐCĐ thường niên 2025 tại SHS phải bố trí thêm chỗ ngồi do số lượng người tham dự vượt dự kiến.
EVNFinance chốt đổi tên, mục tiêu lãi kỷ lục 960 tỷ đồng

EVNFinance chốt đổi tên, mục tiêu lãi kỷ lục 960 tỷ đồng

Bên cạnh kế hoạch kinh doanh nhiều tham vọng, ĐHĐCĐ năm 2025 của EVNFinance cũng đã thông qua việc thay đổi tên và địa điểm đặt trụ sở chính.
Mục tiêu trở thành ‘Bản Việt thu nhỏ’ của Chứng khoán DSC

Mục tiêu trở thành ‘Bản Việt thu nhỏ’ của Chứng khoán DSC

Theo ông Bạch Quốc Vinh, chiến lược của DSC những năm tới sẽ tương đồng với Chứng khoán Bản Việt, tập trung vào mảng ngân hàng đầu tư (IB).
ĐHĐCĐ DSC: Mục tiêu lãi kỷ lục, tăng vốn lên 2.800 tỷ đồng

ĐHĐCĐ DSC: Mục tiêu lãi kỷ lục, tăng vốn lên 2.800 tỷ đồng

Bên cạnh kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, DSC cũng trình cổ đông 3 phương án phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 2.800 tỷ đồng.
Taseco Land đặt mục tiêu doanh thu gấp 2,6 lần, quyết tâm niêm yết HOSE

Taseco Land đặt mục tiêu doanh thu gấp 2,6 lần, quyết tâm niêm yết HOSE

Năm 2025, cùng với việc khởi công hàng loạt dự án mới, Taseco Land lên kế hoạch doanh thu đạt 4.332 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần cùng kỳ 2024.
Xem thêm