Xuất khẩu nông sản vào Algeria, tiềm năng lớn nhưng nhiều rào cản

Algeria đang chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế song nước này vẫn phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng trong đó có 50% lương thực, thực phẩm. Đây chính là cơ hội cho các mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam.

Algeria nhập khẩu 50% lương thực, thực phẩm. Ảnh minh họa
Algeria nhập khẩu 50% lương thực, thực phẩm. Ảnh minh họa

Dự báo tăng trưởng kinh tế của Algeria sẽ đạt tăng trưởng 3,3% vào năm 2022 và tiến vào thời kì ổn định 3% vào năm 2023, 2024, ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria cho biết Việt Nam sẽ có nhiều dư địa xuất khẩu các mặt hàng nông sản có thế mạnh sang thị trường này trong thời gian tới.

Đưa ra “Cẩm nang kinh doanh và đầu tư tại thị trường Algeria năm 2021", Thương vụ Việt Nam tại Algeria phân tích, đây là nền kinh tế lớn thứ tư của châu Phi với dân số hơn 44 triệu người. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Algeria năm 2021 chỉ đạt 148,2 triệu USD, giảm 22% so với năm 2020 do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Việt Nam nhập khẩu từ Algeria các mặt hàng chân gà, thuốc tân dược, thức ăn gia súc và nguyên liệu, quả minh quyết... Trong cán cân thương mại song phương, Việt Nam xuất siêu gần như tuyệt đối.

Theo ông Hoàng Đức Nhuận, mặc dù Algeria đang chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế song nước này phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng trong đó có 50% lương thực, thực phẩm. Tổng kim ngạch nhập khẩu mỗi năm khoảng 34 tỷ USD trong đó có hàng nông sản, thủy sản, sắt thép, giày dép, và máy móc thiết bị của Việt Nam.

Ảnh tác giả

“Mặc dù chính phủ Algeria đã đề ra Chương trình quốc gia nhằm phát triển nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực nhưng nước này vẫn chưa thành công trong việc giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu lương thực, thực phẩm. Do vậy, thị trường này được đánh giá nhiều tiềm năng và dư địa cho các mặt hàng nông sản Việt Nam”.

Ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria

Chỉ ra một số mặt hàng nông sản có thế mạnh, ông Nhuận phân tích, Algeria là quốc gia không trồng cà phê nên phải nhập khẩu 100% để phục vụ nhu cầu trong nước. Cà phê là đồ uống ưa chuộng nhất của người Algeria.

Những nước cung cấp cà phê chính cho Algeria là Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Braxin, Italia và Uganda. Từ nhiều năm qua, cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Algeria. Thị phần cà phê của Việt Nam thường duy trì ở mức cao nhất, chiếm trên 50%.

Tổng thuế và phí nhập khẩu cà phê vào Algeria là 61%, trong đó thuế nhập khẩu là 30%, thuế VAT 19%, thuế tiêu thụ nội địa 10% và thuế đoàn kết là 2%.

Bên cạnh đó, Algeria cũng không sản xuất lúa gạo nên mặt hàng này gần như được nhập khẩu 100%. Số lượng gạo nhập khẩu của Algeria khoảng 100.000 tấn/năm, chiếm trên 1% trong cơ cấu tiêu dùng lương thực của nước này.

Thuế nhập khẩu gạo vào Algeria là 5%, thuế VAT 9% và thuế đoàn kết cộng đồng là 2%. Như vậy, do là hàng lượng thực nên mặt hàng này có mức thuế nhập khẩu khá thấp, tổng cộng là 16% so với các mặt hàng khác (trung bình là 51% trong đó thuế nhập khẩu là 30%).

Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu gia vị, đặc biệt là hạt tiêu của Algeria cũng khá cao do nước này không sản xuất được. Mỗi năm trung bình Algeria nhập khẩu 30 triệu USD hàng gia vị trong đó chủ yếu hạt tiêu đen.

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt 2,16 triệu USD. Năm 2020, do tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 1.046 tấn hạt tiêu, giá trị 1,82 triệu USD. Tại Algeria, hạt tiêu của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng của các nước Ấn Độ, Pakistan và Braxin.

Tổng các loại thuế và phí nhập khẩu hạt tiêu là 81% bao gồm thuế nhập khẩu 30%, VAT 19%, thuế tiêu thụ nội địa 30% và thuế đoàn kết 2%. Ngoài hạt tiêu, quế cũng là mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang Algeria. Năm 2020, nước ta đã xuất khẩu mặt hàng này với kim ngạch đạt 2,1 triệu USD.

Với việc mở lại biên giới của Algeria trong năm 2020 và tình hình COVID-19 dần được kiểm soát, cũng như vấn đề giá cước vận tải dần được giải quyết, xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam dự báo sẽ có sự tăng trưởng trở lại trong những năm tới.

Bên cạnh đó, do không sản xuất được hạt điều, Algeria phải hoàn toàn nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu điều các loại của Algeria khoảng 10 triệu USD, trong đó điều nhân của Việt Nam chiếm tới 6,5 triệu USD, tăng 10% bất chấp tình hình dịch bệnh COVID-19. Đây được xem là mặt hàng xa xỉ của Algeria nên tổng thuế và phí nhập khẩu lên tới 81%.

Ngoài nông sản, mặt hàng thủy sản cũng có tiềm năng tại Algeria. Mặc dù quốc gia Bắc Phi này có đường bờ biển dài 1.200 km, song sản lượng đánh bắt chỉ đạt 100.000 tấn/năm và thủy hải sản tại Algeria có giá bán rất đắt, không phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân.

Theo Hải quan Algeria, mỗi năm nước này đã nhập khẩu 32.000 tấn thủy hải sản, kim ngạch đạt từ 90 - 100 triệu USD. Các nước xuất khẩu chính gồm Tadjikistan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Morocco.

Trước đại dịch COVID-19, thủy hải sản luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với giá trị từ 9 - 10 triệu USD/năm (chủ yếu là cá tra, cá ba sa). Tổng thuế và phí nhập khẩu vào Algeria đối với nhóm hàng này là 51% (trong đó thuế nhập khẩu là 30%, thuế VAT 19% và thuế đoàn kết 2%).

Xuất khẩu nông sản vào Algeria, tiềm năng lớn nhưng nhiều rào cản

Ngoài những thuận lợi về nhu cầu hàng hóa nhập khẩu nói trên, Tham tán Hoàng Đức Nhuận cũng cho biết, Algeria là thị trường có dân số tương đối đông, khoảng 44 triệu người, GDP bình quân đầu người trên 3.300 USD với sức mua khá lớn. Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nước này cũng khá tốt.

Việt Nam và Algeria có nền tảng mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp, người dân Algeria rất quý trọng Việt Nam và sẵn sàng giúp đỡ, mong muốn có quan hệ đối tác, thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương phát triển. Hàng hóa Việt Nam được người tiêu dùng Algeria ưa chuộng và nhiều sản phẩm đã có chỗ đứng tại thị trường này như cà phê, hải sản, hạt tiêu, cơm dừa, điều nhân...

Bên cạnh những thuận lợi, ông Nhuận khuyến cáo các doanh nghiệp cần lưu ý các khó khăn khi Algeria chưa phải là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hàng rào thuế quan của Algeria vẫn rất cao, mang tính bảo hộ rõ rệt. Thuế nhập khẩu trung bình là 30%, thuế VAT 19%, thuế đoàn kết 2%, thuế tiêu thụ nội địa 30% và thuế phòng vệ bổ sung với tỷ suất từ 30% đến 100%.

Trên thị trường Algeria, hàng Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa nhiều nước khác đặc biệt là hàng Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ... Các sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt nhất là may mặc, giày dép, chè, hàng điện tử, vật liệu xây dựng và các mặt hàng tiêu dùng khác.

Bên cạnh đó, việc Algeria đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, khối Ả rập và châu Phi khiến cho hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh với hàng cùng loại của các nước thành viên các FTA này khi thâm nhập thị trường Algeria do phải chịu thuế nhập khẩu cao.

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

HSBC kỳ vọng, việc Anh gia nhập CPTPP, một trong những hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới, có thể giải phóng thêm sức tăng trưởng dọc hành lang châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu Campuchia – ASEAN đạt hơn 14 tỷ USD trong 11 tháng

Xuất nhập khẩu Campuchia – ASEAN đạt hơn 14 tỷ USD trong 11 tháng

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Campuchia và ASEAN đạt 14,3 tỷ USD.
Một năm về đích của ngành thủy sản

Một năm về đích của ngành thủy sản

Những tháng đầu năm 2024, mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu được coi là thách thức lớn của ngành thủy sản trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất định. Tuy nhiên, đến những ngày cuối năm, ngành thủy sản đã có thể tự tin về đích như mục tiêu đề ra.
Xuất khẩu nhóm may mặc, du lịch của Campuchia tăng gần 25%

Xuất khẩu nhóm may mặc, du lịch của Campuchia tăng gần 25%

Campuchia đã xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch (ngành GFT) với kim ngạch 12,22 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Chi tiết kế hoạch xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương

Chi tiết kế hoạch xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1620 ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc.
Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Đài Loan nhập khẩu 12.059 tấn chè từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, với trị giá 20,57 triệu USD, giảm nhẹ 0,05% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Trong khi sản phẩm cá ngừ, cua ghẹ xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng tốt với hai con số thì mực, bạch tuộc lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam lần đầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD một loại hàng hóa

Việt Nam lần đầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD một loại hàng hóa

Chỉ chưa đầy 12 tháng, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã đạt và vượt mốc 100 tỷ USD, mốc cao nhất kể từ năm 2013 đến nay.
Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ghi nhận kết quả kỷ lục hơn 10 năm (giai đoạn 2013 – 2024).
Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Lào đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu cao su tại các thị trường khu vực ASEAN ghi nhận biến động trái chiều, trong khi cao su xuất khẩu của Thái Lan và Campuchia tăng trưởng thì Indonesia lại giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Theo VASEP, cá tra hiện là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông khi chiếm tỷ trọng 40% kim ngạch trong 11 tháng đầu năm 2024.
Việt Nam kỳ vọng Nhật Bản sẽ có thêm các dự án đầu tư về công nghệ bán dẫn

Việt Nam kỳ vọng Nhật Bản sẽ có thêm các dự án đầu tư về công nghệ bán dẫn

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản ngày 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kỳ vọng Nhật Bản sẽ sớm có các dự án đầu tư mới tại Việt Nam, nhất là các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, chế biến chế tạo, điện tử...
Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm 2024.
Doanh thu nội địa của Vĩnh Hoàn có tháng giảm đầu tiên trong năm 2024

Doanh thu nội địa của Vĩnh Hoàn có tháng giảm đầu tiên trong năm 2024

Tháng 11/2024, trong khi hầu hết các thị trường chính của Vĩnh Hoàn tăng trưởng tốt về doanh thu thì nội địa lại ghi nhận giảm -9%. Đây cũng là tháng đầu tiên trong năm thị trường này có mức tăng trưởng âm.
Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Trải qua 11 tháng đầu năm 2024, hai thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 6,39 triệu tấn với 2,23 tỷ USD kim ngạch, tăng lần lượt 26% về lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

11 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Brazil và Mỹ là ba thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Xuất nhập khẩu của Campuchia đạt gần 50 tỷ USD trong 11 tháng

Xuất nhập khẩu của Campuchia đạt gần 50 tỷ USD trong 11 tháng

11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia đạt 49,87 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

11 tháng đầu năm 2024, Campuchia thu về hơn 573 triệu USD từ bán mủ và gỗ cao su, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Sau khi lên mức đỉnh về kim ngạch 25 tháng trong tháng 10, sang tháng 11/2024 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có phần chững lại.
Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Dù mới trải qua 11 tháng đầu năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản đã ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao nhất các năm giai đoạn 2013 - 2023 như cà phê, rau quả, gạo...
Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – ASEAN đạt 76,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam thu về 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 35 thị trường trên thế giới, trong đó Hong Kong (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
ĐBSCL xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng

ĐBSCL xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 38,2 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ là thị trường xuất khẩu sò điệp lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu sò điệp lớn nhất của Việt Nam

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng sò điệp sang 20 thị trường, trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất khi chiếm 33% tỷ trọng.
Giá cà phê thế giới chinh phục đỉnh mới

Giá cà phê thế giới chinh phục đỉnh mới

Khép lại phiên giao dịch ngày 10/12, giá cà phê Arabica trên thị trường thế giới tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm.
Kinh tế Cà Mau năm 2024 tăng trưởng hơn 7%

Kinh tế Cà Mau năm 2024 tăng trưởng hơn 7%

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, tỉnh Cà Mau vẫn ghi nhận những kết quả tích cực, trong đó kinh tế của tỉnh tăng trưởng 7,09%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,26 tỷ USD, thu ngân sách hơn 5.900 tỷ đồng.
Campuchia mang về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

Campuchia mang về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

11 tháng đầu năm 2024, Campuchia đã thu về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa và gạo, tăng 32,59% so với cùng kỳ năm 2023.
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ năm 2025

Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ năm 2025

Năm 2025, các doanh nghiệp gỗ nên quan tâm sát sao về chính sách từ các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, yếu tố chi phí đầu vào và các quy định xanh.
Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 97,7 tỷ USD để nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện, chiếm 28% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa trong kỳ.
Việt Nam nhập siêu gần 9 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam nhập siêu gần 9 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

11 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đạt 76 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang khối đạt 33,7 tỷ USD và nhập khẩu từ khối đạt 42,3 tỷ USD.
Việt Nam xuất khẩu mặt hàng cá tra nào sang Malaysia?

Việt Nam xuất khẩu mặt hàng cá tra nào sang Malaysia?

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Malaysia đạt hơn 3 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm