Ba trọng tâm xác lập vị thế Việt Nam trong ‘trật tự xanh’ của thế giới

Để Việt Nam xác lập vị thế trong bản đồ chuyển dịch năng lượng toàn cầu, Ban IV kiến nghị Thủ tướng ba trọng tâm, gồm sản xuất, xuất khẩu năng lượng tái tạo; phát triển các liên khu công nghiệp xanh; sản xuất nhiên liệu xanh, nhiên liệu thay thế.

Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá là "Trung Đông mới" có nhiều lợi thế năng lượng tái tạo.
Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá là "Trung Đông mới" có nhiều lợi thế năng lượng tái tạo.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa có Công văn số 15/Ban IV trình Thủ tướng Chính phủ về nhận diện các thách thức và trọng tâm đột phá, nhằm giúp Việt Nam xác lập vị thế địa kinh tế mới, trong bối cảnh thực thi cam kết và quy định giảm phát thải khí hậu.

Nhận diện 4 thách thức lớn trong bối cảnh "xanh hóa" trật tự thế giới

Công văn của Ban IV nêu rõ, Hội nghị COP 26 và những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đã thể hiện tầm nhìn thời đại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua các rủi ro tiềm ẩn nếu như Việt Nam không thực hiện được các cam kết đó. Việt Nam có thể phải đối mặt với tình trạng hàng hóa xuất khẩu trị giá 245 tỷ USD có thể phải chịu thuế carbon, thiếu hụt năng lượng do các nguồn nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt.

“Đáng lưu ý, xét trên bình diện quốc tế, quá trình chuyển đổi và xây dựng ‘trật tự xanh’ trên phạm vi toàn cầu được cho là tất yếu và không thể tránh khỏi. Điều này thể hiện qua việc ngày càng nhiều quốc gia cam kết đạt phát thải ròng carbon bằng 0, thể hiện sự công nhận thời khắc phải hành động đã đến”, công văn của Ban IV nêu rõ.

Lấy dẫn chứng, Ban IV chỉ ra, trong xu thế chung của thế giới, nhiều nước ASEAN (kinh tế đa số phụ thuộc vào các ngành phát thải nhiều carbon) đã có những cân nhắc trong việc đánh đổi những lợi thế cạnh tranh vốn có (tài nguyên hóa thạch, nhân công giá rẻ...) để theo đuổi các mục tiêu bền vững.

Thái Lan đang đặt tham vọng vào mô hình kinh tế “Xanh - Tuần hoàn - Sinh học”, với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 và trở thành trung tâm sản xuất pin điện (EV battery).

Malaysia cũng đặt ra tham vọng đầy thách thức với cam kết vô điều kiện giảm 45% cường độ phát thải carbon so với năm 2005. Indonesia Philippines hiện nay đang trong quá trình thảo luận, đề xuất và chưa đưa ra cam kết cụ thể.

Trong khi đó, Singapore là quốc gia không chịu thách thức về bài toán như các quốc gia nêu trên nhưng lại rất nhanh chóng nhận diện được cơ hội và đặt mục tiêu trở thành “trung tâm giải pháp giảm phát thải của khu vực”.

Bối cảnh đó tạo ra 4 thách thức đối với Việt Nam, gồm: Nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng chi phí xuất khẩu dẫn đến nguy cơ mất tính cạnh tranh, khi các biện pháp điều chỉnh thuế carbon (CBAM của EU, đạo luật cạnh tranh sạch của Mỹ...) được áp dụng.

Việt Nam có nguy cơ thiếu hụt năng lượng do các nguồn nguyên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, với chi phí sản xuất cao gấp 6 lần năng lượng tái tạo, khi toàn cầu chuyển dịch sang nguồn năng lượng sạch.

Việt Nam có nguy cơ giảm sự ủng hộ quốc tế, đánh mất cơ hội chuyển dịch khi không có được tiếng nói chung trong các vấn đề xanh, bền vững.

Nền kinh tế có nguy cơ chậm chuyển dịch sang các ngành công nghệ cao và ngày càng mất vị thế trong chuỗi cung ứng mới.

Ba trọng tâm đột phá xác lập vị thế địa kinh tế cho Việt Nam

Trong bối cảnh thách thức ngày càng nhiều, theo Ban IV, Việt Nam không thể không có những hành động thay đổi đột phá nhằm tái định vị lại vị thế quốc gia trong ngắn hạn và đảm bảo cho mục tiêu đã cam kết trong dài hạn.

Các chuyên gia nhận diện, ba trọng tâm đột phá có thể giúp Việt Nam thay đổi cuộc chơi, tạo thế và lực bền vững trong tương lai.

Trọng tâm đầu tiên là đặt tham vọng trở thành cường quốc sản xuất và xuất khẩu năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, thủy điện) khu vực Đông Nam Á.

“Việt Nam có những lợi thế từ thiên nhiên mà ít quốc gia so sánh được. Đó là vị trí nằm phía trên đường xích đạo và tiếp giáp với Biển Đông, có đường bờ biển dài với nắng, gió vô tận khiến Việt Nam được coi như là một ‘Trung Đông mới’ trong đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế khi nghiên cứu các cơ hội phát triển năng lượng mới”, Ban IV phân tích.

Do đó, Việt Nam có thể tạo lợi thế trong chuỗi sản xuất, cung ứng năng lượng sạch toàn cầu. Về dài hạn, năng lượng tái tạo là yếu tố cốt lõi để khai phá các cơ hội phát triển một nền công nghiệp xanh bền vững, sản xuất nhiên liệu mới, và tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế từ lợi thế nguồn năng lượng giá rẻ (ước tính vào năm 2050, giá năng lượng tái tạo sẽ rẻ hơn khoảng 6 lần so với các nhiên liệu hóa thạch).

Việt Nam có tiềm năng sản xuất 1030 GW điện tái tạo (380GW từ điện mặt trời, 650 GW từ năng lượng gió), cao hơn 32% so với Indonesia. Nguồn lực này mang lại khả năng tự chủ an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời mở ra cơ hội xuất khẩu điện cho các nước quanh khu vực (Singapore có nhu cầu nhập khẩu 4GW, các tỉnh miền Nam Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu ~10GW điện carbon thấp).

Trọng tâm thứ hai, dựa trên lợi thế từ nguồn năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể phát triển các liên khu công nghiệp xanh, xuất khẩu dọc bờ biển. Một mặt, Việt Nam hướng tới việc xanh hóa các ngành công nghiệp phát thải cao hiện hữu (thép, cơ khí, hóa dầu, xi măng..) để giảm thiểu nguy cơ chịu thuế carbon xuyên biên giới, giảm giá thành sản xuất và giảm phát thải carbon.

Mặt khác, Việt Nam có thể khai phá các ngành công nghiệp mới tiềm năng như sản xuất nhôm xanh, nhiên liệu thay thế từ năng lượng tái tạo, trung tâm dữ liệu dưới biển, hoặc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn để tạo lợi thế trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc phát triển liên khu công nghiệp dọc bờ biển góp phần tạo ra sức mạnh đồng thời về địa chính trị, địa kinh tế và địa an ninh của Việt Nam trong khu vực.

Trọng tâm thứ ba, dựa trên cơ sở của phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có cơ hội sản xuất nhiên liệu xanh và nhiên liệu thay thế (Hydro xanh, Ammonia xanh, và các nhiên liệu sinh học tiên tiến).

Trước mắt nhằm phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu các thị trường có nhu cầu lớn (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippines,...), đồng thời tận dụng cơ hội chuyển dịch chuỗi cung ứng nhiên liệu mới toàn cầu.

Đến năm 2040, các nước Đông Á sẽ cần một lượng hydro và amoniac đáng kể để khử carbon trong các hệ thống năng lượng (khoảng 80 triệu tấn ở Trung Quốc, 12 triệu tấn ở Nhật Bản và 5 triệu tấn ở Hàn Quốc) với tốc độ cao hơn 5 lần so với vào năm 2020.

Ước tính chi phí sản xuất Hydro xanh của Việt Nam khoảng 1,9 USD / kg-H2, tương đương chi phí sản xuất vận chuyển của Trung Quốc, rẻ hơn 2 lần so với các nước đang dẫn đầu trong sản xuất Hydro xanh (Nhật Bản, Hàn Quốc khoảng 3,1 – 3,7 USD/kg-H2, Australia khoảng 3,4 – 3,7 USD/kg-H2, Ả Rập Xê Út khoảng 3,1 – 3,6 USD/kg-H2).

“Ngành công nghiệp này có thể trở thành một trong những đột phá quan trọng, mở ra kỷ nguyên giúp Việt Nam định vị lại vị thế quốc gia trên bản đồ cung cấp năng lượng toàn cầu”, công văn Ban IV nhấn mạnh.

Kiến nghị xây dựng một chiến lược hành động chung

Để thực hiện được ba trọng tâm đột phá nêu trên, Ban IV đề xuất Thủ tướng định hướng chỉ đạo để nghiên cứu chi tiết nhằm sớm có hành động, quyết sách quốc gia giúp Việt Nam chuyển mình trong thời kỳ mới.

Ban IV cũng cho rằng cần có sự hoạch định rõ ràng và triển khai đồng bộ giữa Chính phủ, các Bộ/ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ xây dựng một chiến lược và lộ trình hành động chung, làm kim chỉ nam trong việc hoạch định, xây dựng, tích hợp, và triển khai hiệu quả các kế hoạch liên Bộ/liên ngành và thống nhất giữa các địa phương.

Ngoài ra, xác định nguồn vốn thực hiện có vai trò quan trọng, Ban IV đề xuất Thủ tướng chỉ đạo Bộ/ban ngành có các nghiên cứu cải thiện và hoàn thiện chính sách nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn xanh, phát triển mạnh các sản phẩm tài chính xanh.

Cùng với đó, công văn cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phát động trong cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, các nhà khoa học, các chương trình xây dựng sáng kiến, ý tưởng kinh doanh đổi mới sáng tạo từ nội lực trong nước để đóng góp cho xu thế phát triển mới.

Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Đây là một trong những yêu cầu được Chính phủ nhấn mạnh tại Nghị quyết 188/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Bộ Công Thương nói về việc tái khởi động dự án điện hạt nhân

Bộ Công Thương nói về việc tái khởi động dự án điện hạt nhân

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ đang nghiên cứu nhu cầu thực tiễn về điện hạt nhân để đánh giá việc có nên triển khai hay không, với quan điểm là khi đầu tư điện hạt nhân sẽ sử dụng công nghệ mới để đảm bảo an toàn tối đa.
Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai trước 31/10

Địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai trước 31/10

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 109 ngày 22/10/2024 yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương tăng cường tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai.
Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật Dữ liệu đề cập đến việc thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia, sẽ do Chính phủ quyết định theo thẩm quyền và dự kiến đây sẽ là một đơn vị mới thuộc Bộ Công an.
Luật Dược sửa đổi: Quản lý hiệu quả hơn các chuỗi nhà thuốc

Luật Dược sửa đổi: Quản lý hiệu quả hơn các chuỗi nhà thuốc

Dự thảo sửa đổi Luật bổ sung một số quy định để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn liên quan trong hoạt động kinh doanh chuỗi nhà thuốc, các quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.
'Luật Điện lực sửa đổi cần tập trung mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia'

'Luật Điện lực sửa đổi cần tập trung mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia'

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đánh giá dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến; nhưng phạm vi sửa đổi luật nên tập trung vào vấn đề thật sự cấp thiết, đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng, nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Phó Chủ tịch Quốc hội: Luật sắp tới sẽ rất ngắn

Phó Chủ tịch Quốc hội: Luật sắp tới sẽ rất ngắn

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, với tư duy đổi mới, các luật sắp tới sẽ rất ngắn nhưng vẫn đủ cơ sở pháp lý để quản lý tốt.
'Hướng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải thẳng nhất để tối ưu chi phí'

'Hướng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải thẳng nhất để tối ưu chi phí'

Đó là một trong những yêu cầu được đề cập tại thông báo kết luận phiên họp thứ hai của Hội đồng thẩm định Nhà nước dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam diễn ra vào chiều 14/10.
Đến năm 2025, phấn đấu mỗi người dân có một định danh số

Đến năm 2025, phấn đấu mỗi người dân có một định danh số

Chiến lược hạ tầng số vừa được phê duyệt đặt mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu trung bình mỗi người dân có một định danh số, mỗi người dân có một kết nối Internet Vạn vật (IoT)...
Những điểm mới trong dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu sửa đổi

Những điểm mới trong dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu sửa đổi

Để đảm bảo công khai, minh bạch trong điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu, dự thảo lần này đã xác định rõ mục tiêu góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và nguyên tắc điều hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, hài hoà lợi ích giữa các bên.
'Việt Nam đang ở thời điểm vàng để phát triển AI và bán dẫn'

'Việt Nam đang ở thời điểm vàng để phát triển AI và bán dẫn'

Đây là một cảm nhận chung được các chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ tại hội thảo “Doanh nghiệp và thế hệ trẻ trước làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo và bán dẫn” nằm trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội đổi mới sáng tạo (Innovate Vietnam) 2024 diễn ra ngày 1-2/10.
Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11

Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11

Ngày 1/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương liên quan về triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
Nhiều mô hình sáng tạo của đoàn viên, thanh niên Hải Dương trong hoạt động hè

Nhiều mô hình sáng tạo của đoàn viên, thanh niên Hải Dương trong hoạt động hè

Tại Trung tâm văn hóa xứ Đông (thành phố Hải Dương), Hội nghị tổng kết Hoạt động hè và Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè tỉnh Hải Dương năm 2024 vừa được tổ chức ngày 26/9.
Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Tập trung phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Tập trung phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Ngày 26/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức lễ công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Bình Dương thực hiện những hoạt động tiên phong như tích cực xây dựng các khu công nghiệp thế hệ mới.
NHNN ra chỉ thị về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau bão số 3

NHNN ra chỉ thị về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau bão số 3

Thống đốc NHNN Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị 04 về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Tập trung cao nhất hoàn thiện các luật để khơi thông nguồn lực phát triển

Tập trung cao nhất hoàn thiện các luật để khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, tập trung cao nhất cho việc hoàn thiện các luật, sửa đổi, bổ sung các quy định, nhằm đưa ra giải pháp mang tính đột phá để "cởi trói", tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
Đến năm 2050, doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm

Đến năm 2050, doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm

Đây là một trong những mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành ngày 21/9/2024.
Phó Thống đốc NHNN: Cho vay ưu đãi sau bão Yagi phải 'nói thật làm thật'

Phó Thống đốc NHNN: Cho vay ưu đãi sau bão Yagi phải 'nói thật làm thật'

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thực hiện đúng cam kết trong việc triển khai các gói vay ưu đãi, tránh việc chỉ xuất hiện trên truyền thông mà không mang lại hiệu quả thực tế.
Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3

Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3

Các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh chịu thiệt hại do bão số 3 sẽ được miễn, giảm và gia hạn nhiều loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên,...
Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Chiều 14/9, đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam dẫn đầu về thăm, tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt ở xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương).
Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi tại Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Chiều 10/9, đoàn công tác của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng do ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và trao quà hỗ trợ cho tỉnh Hải Dương sau cơn bão số 3 (bão Yagi).
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Ngày 9/9, tại Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo lấy ý kiến các tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đề xuất điều chỉnh 5 nhóm chính sách chính, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Chính phủ yêu cầu gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội trong việc phát triển nhà ở xã hội. Đưa phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương.
Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Thủ tướng yêu cầu điều hành ngân sách đảm bảo nguồn trả lương, chính sách an sinh xã hội, dự phòng cho chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách phát sinh.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9

Quy định mới về tính toán giá bán điện bình quân, giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và thang lương, bảng lương với người lao động, ... có hiệu lực từ tháng 9/2024.
Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước từ ngày 1/9

Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước từ ngày 1/9

Lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ chính thức được giảm 50% từ ngày 1/9/2024 đến ngày 30/11/2024.
Bộ GTVT phản hồi đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành

Bộ GTVT phản hồi đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phản hồi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về thủ tục đầu tư đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự án Luật Địa chất và khoáng sản: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng

Dự án Luật Địa chất và khoáng sản: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ Luật Địa chất và Khoáng sản cần có quy định rõ về trình tự điều chỉnh quy hoạch về địa chất, khoáng sản theo hướng rút gọn, chú trọng tiến bộ về khoa học công nghệ, giúp tăng hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường.
Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch.
Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 đề nghị các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình áp dụng phù hợp

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình áp dụng phù hợp

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cần phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân; lộ trình áp dụng các quy định về thuế cần phù hợp để các chủ thể liên quan có sự chuẩn bị.
Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tránh điều chỉnh chính sách 'giật cục'

Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tránh điều chỉnh chính sách 'giật cục'

Ngày 20/8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Xem thêm