Cao tốc Bắc - Nam: Phương thức đầu tư công là giải pháp 'cực chẳng đã'

Trong phiên thảo luận trực tuyến Quốc hội chiều 10/1, nhiều đại biểu kiến nghị xem xét lại suất đầu tư, tổng mức đầu tư và phương thức đầu tư dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2.

Cao tốc Bắc - Nam: Phương thức đầu tư công là giải pháp 'cực chẳng đã'

Suất đầu tư 201 tỷ đồng/km: Đại biểu đề xuất xem xét lại

Tờ trình dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 ghi rõ dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ 12 dự án khoảng 146.990 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng, chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 27.324 tỷ đồng.

Với tổng mức bố trí vốn 146.990 tỷ đồng cho 729 km đường cao tốc, như vậy suất đầu tư dự kiến khoảng 201 tỷ đồng/km đường cao tốc tính cả chi phí giải phóng mặt bằng. Nếu không tính chi phí giải phóng mặt bằng thì ước tính 175,4 tỷ đồng/ km đường cao tốc.

Một phần nội dung dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025
Một phần nội dung dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025

Tuy nhiên, theo tính toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) dựa trên xem xét suất đầu tư các dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 1 (2017-2020), tổng mức đầu tư dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 ước chỉ 130.605 tỷ đồng, tức giảm 16.330 tỷ đồng so với tờ trình của Chính phủ. Như vậy, suất đầu tư cho mỗi km đường cao tốc giảm xuống 179,15 tỷ đồng tính cả chi phí giải phóng mặt bằng và khoảng 152,9 tỷ đồng chưa tính giải phóng mặt bằng.

Phát biểu trước Quốc hội tại phiên thảo luận trực tuyến chiều 10/1, đại biểu Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội dù bày tỏ sự nhất trí cao với đề án xây dựng đường cao tốc phía Đông giai đoạn 2021-2025, tuy nhiên đề nghị Chính phủ và Quốc hội cân nhắc thêm về suất đầu tư của dự án này.

“Cùng là các tuyến cao tốc đã hoàn thành như Vĩnh Hảo - Phan Thiết thì suất đầu tư chỉ 107,5 tỷ/km hoặc Cam Lâm - Vĩnh Hảo chỉ 122,6 tỷ/km, Phan Thiết - Dầu Giây khoảng 125,7 tỷ/km. Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra rằng nếu tính toán lại thì chỉ rơi vào khoảng hơn 135 nghìn tỷ tổng mức đầu tư, như vậy rõ ràng là suất đầu tư và tổng mức đầu tư rất cần cân nhắc lại”, đại biểu kiến nghị.

Ảnh tác giả

“Cùng là các tuyến cao tốc đã hoàn thành như Vĩnh Hảo - Phan Thiết thì suất đầu tư chỉ 107,5 tỷ/km hoặc Cam Lâm - Vĩnh Hảo chỉ 122,6 tỷ/km, Phan Thiết - Dầu Giây khoảng 125,7 tỷ/km".

Đại biểu Hoàng Văn Cường

Liên quan đến phần vốn 72 nghìn tỷ mà Chương trình phục hồi bố trí cho dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, đại biểu Hoàng Văn Cường chỉ ra rằng cơ chế chỉ định thầu như dự thảo Nghị quyết đưa ra là cần thiết trong bối cảnh cơ chế đấu thầu còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, nếu kèm theo yêu cầu tiết kiệm khoảng 5% dự toán giá trị gói thầu thì “không có ý nghĩa gì”.

Từ đó, đại biểu kiến nghị thiết kế lại và công khai minh bạch trong quá trình thực hiện các dự án, đặc biệt là khi thực hiện chỉ định thầu.

Đầu tư công hay PPP?

Về hình thức đầu tư, tờ trình dự thảo Nghị quyết đề xuất chuyển toàn bộ 12 dự án sang phương thức đầu tư công.

Tại phiên thảo luận trực tuyến chiều 10/1, đa số đại biểu cho rằng trong bối cảnh dự án cần triển khai nhanh, hiệu quả như hiện nay, phương pháp đầu tư công là nhanh và phù hợp hơn.

Tuy nhiên, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) cho rằng đó là giải pháp "cực chẳng đã".

Ảnh tác giả

“Tôi nhất trí với đề xuất của Chính phủ về phương thức đầu tư thực hiện 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam lần này bằng nguồn vốn đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt là trong bối cảnh cần phục hồi nền kinh tế nhanh. Nhưng đó là giải pháp cực chẳng đã”.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc

“Tôi và nhiều cử tri có chung một cảm giác hụt hẫng và tiếc nuối. Đành rằng khi người dân và doanh nghiệp tư nhân không làm thì Nhà nước phải làm, đó là hợp lẽ. Nhưng tôi nghĩ rằng một tuyến đường cao tốc có ý nghĩa lớn về chính trị, xã hội rất cần thiết như vậy nên là một biểu tượng của ý Đảng lòng dân, của vai trò dẫn dắt điều dành từ Chính phủ và sự chung tay của khu vực tư nhân. Đối tác công tư (PPP) chính là phương thức để chúng ta thực hiện điều đó, nhưng chúng ta chưa thực hiện được”, đại biểu Lộc nêu rõ.

Ngay sau khi Quốc hội ban hành Luật PPP vào năm 2020, đã 2 lần Quốc hội phải điều chỉnh các dự án PPP quay trở lại đầu tư công. Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, đó có thể xem là một sự không thành công của chính sách. “Lỗi không phải do phương thức PPP mà do cơ chế chính sách chúng ta thiết kế chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân, chúng ta chưa tìm được điểm hòa trong chính sách”, đại biểu nêu rõ.

Từ đó, đại biểu đề nghị các dự án thành phần tiếp theo của dự án cao tốc Bắc - Nam sau đây cần đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật, thu hút đầu tư tư nhân tham gia.

Ở một góc nhìn khác, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất Quốc hội và Chính phủ vẫn nên cân nhắc phương án đầu tư PPP do tính hiệu quả của dự án.

Cụ thể, theo đại biểu, tờ trình đề xuất phương án đầu tư công cho 12 dự án thành phần, sau đó nhượng quyền để thu hồi phí. Tuy nhiên, như Ủy ban Kinh tế chỉ ra rằng Việt Nam hiện chưa có cơ chế nhượng quyền. “Kể cả có nhượng quyền thì ngay trong tờ trình nói rằng 12 dự án thu trong 10 năm cũng chỉ được 37 nghìn tỷ. Điều đó có nghĩa 4 dự án này có thu trong 10 năm cũng chỉ được 10 nghìn tỷ. Như vậy, chúng ta không thể nào có được số tiền bù lại số tiền nhà nước bỏ ra”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói rõ.

Để tăng tính hiệu quả, đại biểu đề xuất: “Tiền ngân sách nhà nước dành để đầu tư cho dự án nên chuyển cho ngân hàng đầu tư phát triển để cho các nhà đầu tư tư nhân vay. Như vậy những nhà đầu tư tư nhân sẽ có nguồn vốn để thực hiện dự án PPP và đương nhiên họ sẽ hoàn trả lại. Chúng ta đều biết rằng để nhà đầu tư tư nhân tự đầu tư, tự vận hành, tự thu phí sẽ hiệu quả hơn nhiều lần Nhà nước đầu tư sau đó cho bên khác vận hành, thu phí trở lại”.

Ảnh tác giả

"Chúng ta đều biết rằng để nhà đầu tư tư nhân tự đầu tư, tự vận hành, tự thu phí sẽ hiệu quả hơn nhiều lần Nhà nước đầu tư sau đó cho bên khác vận hành, thu phí trở lại”.

Đại biểu Hoàng Văn Cường

Về nguy cơ tỷ lệ đầu tư Nhà nước có thể lên tới 54-56%, vượt trần 50% tổng mức đầu tư của dự án đã được quy định tại luật PPP; đại biểu đề xuất tách riêng gói giải phóng mặt bằng, Nhà nước chịu phần giải phóng mặt bằng. Như vậy, phần vốn Nhà nước còn lại trong tổng mức đầu tư dự án PPP sẽ không vượt mức trần 50%, giải quyết được vướng mắc của Luật.

Trong trường hợp chuyển một số dự án thành phần đã được phân bổ theo phương thức PPP sang đầu tư công như tờ trình đề xuất, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (đoàn Quảng Ngãi) đề nghị Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động, đặc biệt là vấn đề nợ công với nền kinh tế.

Liên quan đến đề xuất nhượng quyền thu phí cao tốc, đại biểu đề nghị làm rõ cơ sở pháp lý thực hiện nhượng quyền thu phí đảm bảo tính khả thi, minh bạch, tránh thất thoát tài sản Nhà nước.

16 cổ đông sở hữu 97% vốn điều lệ PGBank

16 cổ đông sở hữu 97% vốn điều lệ PGBank

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank – UPCOM: PGB) ngày 19/9 đã công bố thông tin cổ đông sở hữu 1% vốn điều lệ, ghi nhận 16 cổ đông sở hữu 409 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 97%.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ưu đãi

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ưu đãi

Ngày 18/9, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN và Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo về phương thức tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Quỹ phát triển DNNVV".
Gilimex chuẩn bị phát hành hơn 31 triệu cổ phiếu để trả cổ tức

Gilimex chuẩn bị phát hành hơn 31 triệu cổ phiếu để trả cổ tức

Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3 hoặc quý 4/2024, sau khi có văn bản chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Chuyển biến mới tại Chứng khoán HVS

Chuyển biến mới tại Chứng khoán HVS

Chứng khoán HVS đang tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ trong năm 2024, khi đang tiến hành tăng vốn từ 50 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, chuyển tụ sở công ty, cũng như kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao.
TCBS tạm hoãn phát hành 1,7 tỷ cổ phiếu giữa lúc 'cuộc đua' tăng vốn đang nóng

TCBS tạm hoãn phát hành 1,7 tỷ cổ phiếu giữa lúc 'cuộc đua' tăng vốn đang nóng

CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc thay đổi kế hoạch triển khai phương án phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và tăng vốn điều lệ.
Vingroup ủng hộ 250 tỷ đồng tới đồng bào vùng lũ

Vingroup ủng hộ 250 tỷ đồng tới đồng bào vùng lũ

Với tinh thần “không có người Vingroup nào đứng ngoài mất mát, đau thương của đồng bào”, tập đoàn Vingroup và các công ty trong hệ sinh thái chiều 12/9 công bố tài trợ 250 tỷ đồng tới đồng bào đang chịu thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ kéo dài.
VNG lên tiếng về ông Lê Hồng Minh, cổ phiếu tăng trần 15%

VNG lên tiếng về ông Lê Hồng Minh, cổ phiếu tăng trần 15%

Ngày 11/9, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố văn bản giải trình của CTCP VNG (UPCOM: VNZ) về vai trò của Tổng giám đốc Lê Hồng Minh sau khi bổ nhiệm ông Wong Kelly Hong.
Triển vọng tăng trưởng mạnh với nhóm công ty thủy điện trong năm 2025

Triển vọng tăng trưởng mạnh với nhóm công ty thủy điện trong năm 2025

Kết quả kinh doanh năm 2025 của nhóm thủy điện lớn được dự báo sẽ cải thiện mạnh nhờ tăng trưởng sản lượng do chu kỳ La Nina và tỷ lệ alpha giảm khi EVN có khả năng chủ động hơn trong việc điều chỉnh giá bán lẻ điện.
Tổng giám đốc Vinahud nộp đơn từ nhiệm

Tổng giám đốc Vinahud nộp đơn từ nhiệm

CTCP Đầu tư phát triển nhà và đô thị Vinahud (UPCOM: VHD) vừa công bố đơn từ nhiệm chức vụ tổng giám đốc (CEO) của ông Nguyễn Minh Tuấn. Lý do được ông đưa ra là “do nhu cầu công việc”.
Ông Dương Văn Bắc làm phó tổng giám đốc Novaland

Ông Dương Văn Bắc làm phó tổng giám đốc Novaland

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - HOSE: NVL) ngày 6/9 công bố nghị quyết về việc bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc giữ chức danh phó tổng giám đốc kiêm nhiệm chức danh giám đốc tài chính của tập đoàn này.
Lãnh đạo Vinahud nêu lý do rút khỏi dự án Làng Hoa Tiền Phong

Lãnh đạo Vinahud nêu lý do rút khỏi dự án Làng Hoa Tiền Phong

ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của CTCP Đầu tư Phát triển nhà và đô thị Vinahud (Vinahud – UPCOM: VHD) được tổ chức thành công sáng ngày 5/9. Tại đây, với tỷ lệ đồng thuận ở mức cao, toàn bộ tờ trình đã được cổ đông Vinahud thông qua.
ĐHĐCĐ Vinahud: Thoái vốn Mê Linh Thịnh Vượng, trả nợ TPBank

ĐHĐCĐ Vinahud: Thoái vốn Mê Linh Thịnh Vượng, trả nợ TPBank

Kế hoạch thoái vốn khỏi dự án Làng hoa Tiền Phong vốn đã từng được HĐQT Vinahud chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 6/2024, nhằm cải thiện tình hình kinh doanh và giảm bớt nợ vay tại TPBank.
Tổng giám đốc BGI Group ứng cử vào HĐQT Vinahud

Tổng giám đốc BGI Group ứng cử vào HĐQT Vinahud

Một trong những ứng viên đề cử vào HĐQT của Vinahud là ông Bùi Việt Anh – Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn BGI (BGI Group – HNX: VC7).
Dư địa tăng trưởng tiêu dùng tại Việt Nam và cơ hội cho Bách hoá Xanh, Winmart

Dư địa tăng trưởng tiêu dùng tại Việt Nam và cơ hội cho Bách hoá Xanh, Winmart

Giữa các mô hình bán lẻ bách hoá, siêu thị mini nổi bật về tăng trưởng nhờ sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng hướng tới việc ưa chuộng các kênh hiện đại.
SDI Corp tiếp tục báo lãi hơn 4.400 tỷ đồng

SDI Corp tiếp tục báo lãi hơn 4.400 tỷ đồng

Sau khi báo lãi 5.300 tỷ đồng nửa cuối năm 2023, CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 đạt 4.421 tỷ đồng.
Người nhà lãnh đạo TNH bán trọn 4,3 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Người nhà lãnh đạo TNH bán trọn 4,3 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Ông Nguyễn Xuân Đôn, bố vợ của ông Đào Mạnh Duy, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên vừa có kết quả giao dịch cổ phiếu gửi CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH).
Lộc Trời tiếp tục xin hoãn công bố báo cáo tài chính quý 2/2024

Lộc Trời tiếp tục xin hoãn công bố báo cáo tài chính quý 2/2024

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCOM: LTG) vừa có công văn gia hạn công bố BCTC quý 2/2024 và BCTC soát xét bán niên năm 2024 gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Nam Long huy động thành công 950 tỷ đồng trái phiếu

Nam Long huy động thành công 950 tỷ đồng trái phiếu

CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) vừa có kết quả chào bán trái phiếu riêng lẻ gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Một công ty bất động sản có tổng nợ cao gấp 31 lần vốn chủ sở hữu

Một công ty bất động sản có tổng nợ cao gấp 31 lần vốn chủ sở hữu

Công ty TNHH Khu đô thị mới Trung Minh (Trung Minh) vừa có công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính và hoạt động thanh toán gốc, lãi trái phiếu gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Lãnh đạo Vinamilk chia sẻ thời điểm sẵn sàng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Lãnh đạo Vinamilk chia sẻ thời điểm sẵn sàng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Sắp tới, Vinamilk sẽ tập trung tái định vị sản phẩm sữa bột trẻ em, đây sẽ là bước chuẩn bị cuối cùng để doanh nghiệp sẵn sàng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Startup xe máy điện Dat Bike gọi vốn thành công 4 triệu USD

Startup xe máy điện Dat Bike gọi vốn thành công 4 triệu USD

Ngày 26/8, startup xe máy điện Dat Bike của Việt Nam thông báo gọi vốn thành công 4 triệu USD từ InfraCo Asia - thành viên thuộc Tập đoàn phát triển hạ tầng tư nhân PIDG, dưới hình thức khoản vay chuyển đổi.
Kinh Bắc muốn phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Kinh Bắc muốn phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HOSE: KBC) vừa công bố nghị quyết HĐQT, thông qua việc phát hành, đăng ký giao dịch trái phiếu mã KBCH2426001.
Sếp ngoại của Lộc Trời từ nhiệm sau 2 tháng nhậm chức

Sếp ngoại của Lộc Trời từ nhiệm sau 2 tháng nhậm chức

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCOM: LTG) vừa có công bố thông tin bất thường về đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Johan Sven Richard Boden.
Vinatex chuẩn bị thoái vốn thêm một doanh nghiệp may

Vinatex chuẩn bị thoái vốn thêm một doanh nghiệp may

Tập đoàn Vinatex sẽ thoái toàn bộ 25,7% vốn tại Donagamex với giá khởi điểm là 35.000 đồng/cổ phần.
ĐHĐCĐ BV Life: Tăng vốn gấp 4 lần, M&A công ty con của BV Land

ĐHĐCĐ BV Life: Tăng vốn gấp 4 lần, M&A công ty con của BV Land

ĐHĐCĐ bất thường lần 2 năm 2024 của CTCP BV Life (HNX: VCM) được tổ chức sáng 23/8 tại tòa nhà Rivera Park, 69 Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
VinaCapital muốn bán hơn 12 triệu cổ phiếu KDH

VinaCapital muốn bán hơn 12 triệu cổ phiếu KDH

CTCP Quản lý quỹ VinaCapital cùng quỹ ngoại liên quan là Vietnam Ventures Limited vừa có báo cáo giao dịch cổ phiếu KDH gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền.
Cổ phiếu phá đỉnh cùng giá vàng, triển vọng PNJ có còn rộng mở?

Cổ phiếu phá đỉnh cùng giá vàng, triển vọng PNJ có còn rộng mở?

Cổ phiếu PNJ thu hút dòng tiền đầu tư trong bối cảnh ngành vàng trang sức đang có nhiều thuận lợi như giá vàng tăng cao, mùa cưới đến gần, kinh tế dần phục hồi...
Chờ đợi gì từ ĐHĐCĐ bất thường của BV Life

Chờ đợi gì từ ĐHĐCĐ bất thường của BV Life

Sau khi về tay Tập đoàn Bách Việt (BV Group), VCM đổi tên thành CTCP BV Life, đồng thời chuẩn bị tăng vốn mạnh mẽ từ 30 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng.
MWG và kỳ vọng với 'con cưng' Bách hoá Xanh

MWG và kỳ vọng với 'con cưng' Bách hoá Xanh

Theo Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài, MWG vẫn đang trong lộ trình hiện thực hoá mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD, đòi hỏi Bách hoá Xanh phải phát triển mạnh mẽ.
An Phát Holdings triệu tập ĐHĐCĐ bất thường

An Phát Holdings triệu tập ĐHĐCĐ bất thường

CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (HOSE: APH) vừa có thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ bất thường năm 2024.
Phó Tổng giám đốc Hải Phát từ nhiệm sau 4 tháng nhậm chức

Phó Tổng giám đốc Hải Phát từ nhiệm sau 4 tháng nhậm chức

CTCP Đầu tư Hải Phát (HoSE: HPX) vừa công bố thông tin về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Mạnh Tiến kể từ ngày 16/8/2024 theo đơn xin từ nhiệm và chấm dứt hợp đồng lao động của ông Tiến.
Ông Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp 5,3 triệu cổ phiếu DIG

Ông Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp 5,3 triệu cổ phiếu DIG

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – HOSE: DIG) vừa công bố kết quả giao dịch cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Thiện Tuấn.
MWG nêu cơ sở tự tin thành công với chuỗi điện máy tại Indonesia

MWG nêu cơ sở tự tin thành công với chuỗi điện máy tại Indonesia

Trong khi chuỗi điện máy trong nước thu hẹp quy mô do nhu cầu tiêu dùng đi xuống thì MWG chuyển sang dồn lực cho “đứa con lai” tại Indonesia.
Ngành thủy sản nỗ lực trở lại ‘đường đua’ 10 tỷ USD

Ngành thủy sản nỗ lực trở lại ‘đường đua’ 10 tỷ USD

Sở hữu những ưu thế nổi trội cùng tiềm lực phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu, ngành thủy sản năm 2024 được kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu 10 tỷ USD cũng như hướng đến các mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
Hé mở đối tác nhận chuyển nhượng Mê Linh Thịnh Vượng của Vinahud

Hé mở đối tác nhận chuyển nhượng Mê Linh Thịnh Vượng của Vinahud

Vinahud dự kiến sẽ chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng cho CTCP VNC Construction – công ty do Tập đoàn R&H góp vốn sáng lập.
Mô hình trồng chuối xuất khẩu nâng cao kinh tế vùng biên giới Bình Phước

Mô hình trồng chuối xuất khẩu nâng cao kinh tế vùng biên giới Bình Phước

Tại vùng biên giới xa xôi thuộc huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, những vườn chuối xanh tươi đang trở thành một trong những nguồn sinh kế mới cho bà con, hứa hẹn là sản phẩm chủ lực hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển.
Xem thêm