Chuyên gia 'hiến kế' cho doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa

Theo ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (VIOIT), hai khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong xuất khẩu là đầu ra sản phẩm và vấn đề tín dụng.

Các chuyên gia bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong xuất khẩu. Ảnh: Anh Thư
Các chuyên gia bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong xuất khẩu. Ảnh: Anh Thư

Tín dụng là một trong hai khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xuất nhập khẩu

Phát biểu tại Hội thảo "Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam", ngày 26/10, ông Nguyễn Văn Hội (Viện VIOIT, Bộ Công Thương) cho biết, tính đến năm 2021, có khoảng gần 97.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, tương đương 11,5%, tham gia vào xuất nhập khẩu trực tiếp. Như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Ông Hội đánh giá, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang không ngừng mở rộng khả năng xuất nhập khẩu thông qua đa dạng thị trường, gia tăng quy mô thương mại, cải thiện cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, tận dụng ưu đãi từ các FTA đã ký kết…

Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận, hai khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là đầu ra sản phẩm và vấn đề tín dụng. Về đầu ra sản phẩm, hiện nay tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp khối này cao nhưng chưa có sự bền vững trong trung và dài hạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu ổn định.

Ngoài ra, khả năng cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp, chậm được cải thiện, nhất là đối với các mặt hàng chế biến, chế tạo. Những doanh nghiệp này cũng chưa có sự quan tâm đúng mức tới tới yếu tố bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường của sản phẩm xuất khẩu hay quá trình sản xuất sản phẩm.

Còn về vấn đề tín dụng, ông Nguyễn Văn Hội cho rằng việc xây dựng các chiến lược, chính sách về tín dụng hiện nay chưa tiếp cận sát với nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, quá trình triển khai chiến lược, chính sách tín dụng còn bộc lộ một số vướng mắc cần tháo gỡ.

Chuyên gia 'hiến kế' cho doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa

“Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được vay ưu đãi nhiều từ các tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tập đoàn mẹ với lãi suất thấp, trong khi lãi suất vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cao nên bị thua ngay từ điểm khởi đầu trong hoạt động xuất nhập khẩu”.

Ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

Đồng tính với ý kiến này, về phía doanh nghiệp, trao đổi với Mekong ASEAN, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Nguyễn Anh Holding, một startup phân phối và xuất khẩu thực phẩm, cho rằng việc tiếp cận nguồn vốn là một trong những trở ngại chính của những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Một phần bởi họ hầu hết là những doanh nghiệp tự phát, không được huấn luyện hay đào tạo bài bản, do đó, họ không có thông tin, hiểu biết về các quy trình, thủ tục, hồ sơ xin cấp vốn hoặc vay vốn. Chi phí thuê người để làm những giấy tờ này một cách chính xác đầy đủ có thể rất cao, trong khi lượng vốn họ cần vay không lớn.

Ngoài ra, những doanh nghiệp này còn nhỏ, mới thành lập nên không có nhiều tài sản đảm bảo và chưa có nhiều thành tựu lớn, nên gặp khó khăn trong việc vay vốn tín dụng hoặc vay thế chấp tại các ngân hàng thương mại.

Do đó, ông Nguyễn Anh Tuấn kiến nghị để khối doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh mẽ hơn, cần có sự hỗ trợ từ các chính sách, các ngân hàng.

Bên cạnh việc giảm lãi suất, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin, để nguồn vốn tiếp cận nhiều hơn tới doanh nghiệp, theo ông Tuấn, ngân hàng có thể xem xét đến việc cho vay căn cứ dựa trên tiềm năng sinh lời của sản phẩm, doanh nghiệp. Như vậy, sẽ có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa với những ý tưởng tốt có thể tiếp cận được nguồn vốn hơn.

Các ngân hàng cũng có thể lựa chọn thêm phương thức là chuyển khoản vay đó thành khoản đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp tiềm năng, từ đó, trở thành “nhà đầu tư thiên thần” của họ. Tuy nhiên, điều này cũng cần sự hỗ trợ, tạo thuận lợi từ các chính sách.

Ông ông Nguyễn Anh Tuấn đề xuất ngân hàng có thể trở thành “nhà đầu tư thiên thần” của doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua biến khoản vay thành khoản đầu tư góp vốn. Ảnh: Anh Thư
Ông ông Nguyễn Anh Tuấn đề xuất ngân hàng có thể trở thành “nhà đầu tư thiên thần” của doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua biến khoản vay thành khoản đầu tư góp vốn. Ảnh: Anh Thư

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội thị trường

Bên cạnh tín dụng, ông Nguyễn Văn Hội cũng đã chỉ ra khó khăn về việc tìm đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp. Trong đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động marketing và xúc tiến xuất khẩu, cần xác định thị trường trọng điểm và tiềm năng đối với sản phẩm xuất khẩu của mình.

Đồng thời, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tiếp cận các thị trường mới và tìm hiểu về nhu cầu của từng thị trường địa phương, chú trọng các yêu cầu về chất lượng và cấu trúc thị trường. Để làm được việc này, doanh nghiệp có thể tham gia các hội chợ, triển lãm, giao thương, các cửa hàng bán lẻ ở các quốc gia mục tiêu khác nhau để nắm bắt thông tin thị trường, tiếp cận những đối tác mới.

Một trong những giải pháp quan trọng là nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua ứng dụng những công nghệ mới, công nghệ xanh, sạch, đổi mới sáng tạo. Ông Hội cho rằng, để tiếp cận thị trường công nghệ, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần cập nhật thông tin, liên kết, hợp tác chuyển giao và khuyến khích hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh.

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện mục tiêu này, theo ông Hội, cần có cơ chế hình thành quỹ phát triển công nghệ để tạo nguồn tài chính thường xuyên cho hoạt động khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp.

Bà Cao Cẩm Linh nhìn nhận, thực sự với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại, vấn đề họ quan tâm trước mắt không phải là chuyển đổi xanh hay chuyển đổi số, mà là ‘ngày mai có đơn hàng hay không?’. Ảnh: Anh Thư
Bà Cao Cẩm Linh nhìn nhận, thực sự với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại, vấn đề họ quan tâm trước mắt không phải là chuyển đổi xanh hay chuyển đổi số, mà là ‘ngày mai có đơn hàng hay không?’. Ảnh: Anh Thư

Đối với vấn đề chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp, bà Cao Cẩm Linh, Trưởng ban Nghiên cứu Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) cho rằng, đây là vấn đề rất cần thiết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước nhằm đón đầu xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng.

Bà Linh lấy ví dụ về ngành dệt may, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng chục tỷ USD, khi xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng mới bắt đầu, ngành được kỳ vọng đón nhiều nhà đầu tư lớn từ nước ngoài vào.

Tuy nhiên, dòng chảy vốn đầu tư ngành này lại đổ vào Bangladesh, nguyên nhân là vì quốc gia này đã ‘xanh hóa” rất nhanh ngành dệt may của mình. Rất nhiều nhà máy tại Bangladesh hiện nay đã đáp ứng được tiêu chuẩn xanh. Bằng chứng là 9/10 nhà máy "xanh" lớn nhất thế giới của ngành dệt may nằm ở Bangladesh.

Tuy nhiên, bà Linh cũng nhìn nhận, với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại, vấn đề họ quan tâm trước mắt không phải là chuyển đổi xanh hay chuyển đổi số, mà là "ngày mai có đơn hàng hay không?". Bởi quy mô, nguồn vốn nhỏ, nên doanh nghiệp không có nguồn vốn để đầu tư cho những công nghệ cao, đòi hỏi quy mô đầu tư lớn.

Do đó, bà Cao Cẩm Linh cho rằng muốn tuyên truyền, tiếp cận với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì phải sử dụng ngôn ngữ của họ, hướng tới giải quyết vấn đề riêng của chính họ.

Theo đó, về chuyển đổi xanh, bà Linh đề xuất những biện pháp tương đối đơn giản như sử dụng năng lượng tái tạo thay vì năng lượng hóa thạch, sử dụng tiết kiệm năng lượng; tối ưu quá trình vận tải như tích hợp đầy tải, giảm lượng xe chạy rỗng, tối ưu hành trình vận tải, kết hợp vận tải đa phương thức…

Về tổng thể hơn, bà Linh đề xuất doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp về quản lý, công nghệ, thiết bị, kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; giảm phát thải khí nhà kính …

Về chuyển đổi số, doanh nghiệp cần xây dựng tầm nhìn chiến lược về ứng dụng công nghệ số trong công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời, cần tăng vốn đầu tư cho chuyển đổi số. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm vốn đầu tư từ Nhà nước, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, liên kết với doanh nghiệp cùng ngành nghề.

Doanh nghiệp cũng cần chính sách đãi ngộ tốt cho nhân lực chất lượng cao, tăng cường đào tạo và liên kết với các doanh nghiệp khác về đào tạo.

Sản phẩm hóa chất xuất khẩu sang Lào tăng đột biến, gấp 118 lần

Sản phẩm hóa chất xuất khẩu sang Lào tăng đột biến, gấp 118 lần

Trong 5 tháng đầu năm 2025, sản phẩm hóa chất là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Lào của Việt Nam, đây cũng là mặt hàng có mức tăng đột biến khi cao gấp 118 lần so với cùng kỳ.
Campuchia thu hơn 6 tỷ USD từ xuất khẩu may mặc, giày dép trong 5 tháng đầu năm

Campuchia thu hơn 6 tỷ USD từ xuất khẩu may mặc, giày dép trong 5 tháng đầu năm

Campuchia đã thu được 6,14 tỷ USD từ xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch (GFT) trong 5 tháng đầu năm 2025.
Xuất nhập khẩu Campuchia - ASEAN đạt 7,2 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu Campuchia - ASEAN đạt 7,2 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2025

Con số này tăng trưởng 5,5% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 28,2% tổng khối lượng thương mại quốc tế của Campuchia trong 5 tháng đầu năm.
Kết quả vòng đàm phán lần thứ 3 giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Kết quả vòng đàm phán lần thứ 3 giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Công Thương chiều tối nay 15/6 phát đi thông tin về kết quả vòng đàm phán thứ 3 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cho biết hai bên đạt được nhiều tiến bộ, thu hẹp khoảng cách.
Nhập siêu từ ASEAN tăng vọt 67% trong 5 tháng đầu năm 2025

Nhập siêu từ ASEAN tăng vọt 67% trong 5 tháng đầu năm 2025

5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam nhập siêu 6,51 tỷ USD từ ASEAN, tăng 67% so với mức 3,9 tỷ USD tại cùng kỳ năm trước.
Xu hướng xuất khẩu cá tra sang các thị trường EU

Xu hướng xuất khẩu cá tra sang các thị trường EU

Các tháng đầu năm 2025, trong khi nhiều thị trường như Hà Lan, Bỉ, Italy, Pháp tăng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam thì Đức, Tây Ban Nha có xu hướng ngược lại.
Tổng thống Lithuania: Tầm nhìn chung thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Lithuania

Tổng thống Lithuania: Tầm nhìn chung thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Lithuania

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho rằng, những tầm nhìn tương đồng giữa Việt Nam và Lithuania sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các quan hệ đối tác kinh tế mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các tập đoàn lớn tại Mỹ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các tập đoàn lớn tại Mỹ

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ, từ ngày 10 - 11/6 (giờ Mỹ), Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp xúc, trao đổi với các tập đoàn lớn tại Mỹ là Nike, Walmart và Exxon Mobil.
Thượng nghị sĩ Mỹ: Rất mong thấy kết quả tích cực từ hai phía

Thượng nghị sĩ Mỹ: Rất mong thấy kết quả tích cực từ hai phía

Gặp Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ngày 11/6 (giờ Mỹ), Thượng nghị sĩ Mỹ Roger Marshall đánh giá cao sự nghiêm túc, chủ động và thiện chí của Việt Nam khi tham gia đàm phán với Mỹ.
Xuất nhập khẩu của Campuchia đạt hơn 25 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

Xuất nhập khẩu của Campuchia đạt hơn 25 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

Theo báo cáo do Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt (GDCE) công bố ngày 10/6, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia đạt 25,29 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2025.
Nhiều doanh nghiệp Việt tham gia triển lãm Seoul Food 2025

Nhiều doanh nghiệp Việt tham gia triển lãm Seoul Food 2025

Với hơn 30 doanh nghiệp tham dự, đây là số doanh nghiệp Việt Nam tham dự triển lãm thực phẩm quốc tế Seoul Food lớn nhất từ trước đến nay.
USABC cam kết ủng hộ thương mại cân bằng giữa Việt Nam và Mỹ

USABC cam kết ủng hộ thương mại cân bằng giữa Việt Nam và Mỹ

Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) Jeffrey Perlman khẳng định, USABC ủng hộ một thỏa thuận thương mại cân bằng, hài hòa giữa Việt Nam và Mỹ.
Xuất nhập khẩu Trung Quốc – ASEAN đạt 420 tỷ USD trong 5 tháng 2025

Xuất nhập khẩu Trung Quốc – ASEAN đạt 420 tỷ USD trong 5 tháng 2025

Trong 5 tháng đầu năm 2025, xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN ghi nhận tăng cả về chiều xuất lẫn chiều nhập, với tổng giá trị 420 tỷ USD.
Trung Quốc giảm nhẹ nhập khẩu từ nhiều đối tác lớn

Trung Quốc giảm nhẹ nhập khẩu từ nhiều đối tác lớn

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2025, Trung Quốc ghi nhận giảm nhập khẩu từ nhiều đối tác lớn như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Đức...
Thái Lan lọt Top 3 thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam

Thái Lan lọt Top 3 thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam

Vượt Trung Quốc, Thái Lan trở thành thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ ba của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025.
Xuất khẩu từ Campuchia sang các quốc gia trong RCEP tăng gần 8%

Xuất khẩu từ Campuchia sang các quốc gia trong RCEP tăng gần 8%

Campuchia đã xuất khẩu 3,62 tỷ USD hàng hóa sang các nước tham gia RCEP trong 4 tháng đầu năm 2025, tăng 7,7% so với cùng kỳ (YoY).
Singapore muốn nhập khẩu thêm thực phẩm từ Việt Nam

Singapore muốn nhập khẩu thêm thực phẩm từ Việt Nam

Đại diện Cơ quan Thực phẩm Singapore Damian Chan bày tỏ mong muốn mở rộng thêm các chủng loại mặt hàng thực phẩm từ Việt Nam.
Vaccine dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam được xuất khẩu sang Indonesia

Vaccine dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam được xuất khẩu sang Indonesia

Indonesia trở thành quốc gia thứ ba, sau Việt Nam và Philippines, cho phép lưu hành vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi do doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu và sản xuất.
Indonesia sẽ ngừng nhập khẩu ngô vào năm 2026

Indonesia sẽ ngừng nhập khẩu ngô vào năm 2026

Tổng thống Prabowo Subianto mới đây đã ra lệnh ngừng nhập khẩu ngô vào năm 2026 khi Indonesia đang hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp lương thực.
Xuất khẩu chả cá, surimi Việt Nam vượt mốc 100 triệu USD

Xuất khẩu chả cá, surimi Việt Nam vượt mốc 100 triệu USD

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các thị trường trọng điểm của chả cá và surimi Việt Nam như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, từ 27% đến 40%.
Nhập khẩu từ ASEAN tăng 16% trong 5 tháng 2025

Nhập khẩu từ ASEAN tăng 16% trong 5 tháng 2025

Hơn 22 tỷ USD là giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường ASEAN trong 5 tháng đầu năm 2025.
Xuất nhập khẩu 5 tháng đạt 350 tỷ USD, các mặt hàng chủ lực tăng mạnh

Xuất nhập khẩu 5 tháng đạt 350 tỷ USD, các mặt hàng chủ lực tăng mạnh

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 355,7 tỷ USD. Cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu với 4,6 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo xay xát của Campuchia tăng 13,7% trong 5 tháng đầu năm

Xuất khẩu gạo xay xát của Campuchia tăng 13,7% trong 5 tháng đầu năm

Theo báo cáo của Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF), tính đến hết tháng 5/2025, nước này đã xuất khẩu 344.199 tấn gạo xay xát, tăng 13,7% so với mức 302.592 tấn cùng kỳ năm 2024 (YoY).
Mới có 18% hàng hóa Việt Nam xuất sang Canada tận dụng thuế quan CPTPP

Mới có 18% hàng hóa Việt Nam xuất sang Canada tận dụng thuế quan CPTPP

Giày dép, thực phẩm chế biến, sản phẩm chế phẩm ngũ cốc là những sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Canada có tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan CPTPP tốt nhất.
Gia Lai xúc tiến thương mại nông sản tới ASEAN, Nhật Bản

Gia Lai xúc tiến thương mại nông sản tới ASEAN, Nhật Bản

Ngày 5/6, hội nghị kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa giữa các doanh nghiệp tỉnh Gia Lai với doanh nghiệp nước ngoài năm 2025 đã được tổ chức tại TP Pleiku.
Thỏa thuận chính sách thuế đối ứng Việt Nam - Mỹ mang lợi ích kép

Thỏa thuận chính sách thuế đối ứng Việt Nam - Mỹ mang lợi ích kép

Theo Trưởng đoàn đàm phán Mỹ Jamieson Greer, việc đạt được thỏa thuận với Việt Nam về chính sách thuế đối ứng trong thời điểm này không chỉ quan trọng đối với Việt Nam mà còn đối với Mỹ.
7 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

7 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt hơn 28 tỷ USD, trong đó có 7 mặt hàng đạt kim ngạch tỷ USD.
Bộ Công Thương gia hạn điều tra chống bán phá giá thép từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Bộ Công Thương gia hạn điều tra chống bán phá giá thép từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Bộ Công Thương vừa ra quyết định gia hạn điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc thêm 2 tháng, nhằm xem xét toàn diện và khách quan vấn đề liên quan.
Việt Nam - Mỹ ký loạt hợp tác thương mại nông sản

Việt Nam - Mỹ ký loạt hợp tác thương mại nông sản

Tại cuộc hội đàm ngày 2/6 (giờ Mỹ), các doanh nghiệp và hiệp hội của Việt Nam và tiểu bang Iowa (Mỹ) đã ký kết 5 MoU về nông sản với tổng giá trị khoảng 800 triệu USD.
Xuất khẩu thủy sản 5 tháng tăng ở nhiều mặt hàng

Xuất khẩu thủy sản 5 tháng tăng ở nhiều mặt hàng

Kết thúc 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung của Việt Nam tăng hơn 18%, trong đó một số mặt hàng như tôm, mực và bạch tuộc, nhuyễn thể có vỏ đều ghi nhận tăng cao.
Indonesia: Dự trữ gạo đạt 4 triệu tấn, sẵn sàng xuất khẩu gạo

Indonesia: Dự trữ gạo đạt 4 triệu tấn, sẵn sàng xuất khẩu gạo

Tính đến hết tháng 5/2025, lượng gạo dự trữ của Indonesia đạt một cột mốc mới với hơn 4 triệu tấn sau khi chính phủ nước này tăng cường thu mua gạo trong nước từ nông dân.
Campuchia - Nhật Bản cam kết hợp tác rộng rãi hơn trong các lĩnh vực chính

Campuchia - Nhật Bản cam kết hợp tác rộng rãi hơn trong các lĩnh vực chính

Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã tái khẳng định cam kết mở rộng “Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước.
Hong Kong vẫn là thị trường xuất khẩu thịt lớn nhất của Việt Nam

Hong Kong vẫn là thị trường xuất khẩu thịt lớn nhất của Việt Nam

Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục giữ vị trí thị trường xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt lớn nhất của Việt Nam, chiếm 50% tỷ trọng về lượng trong 4 tháng đầu năm 2025.
Việt Nam xuất khẩu cao su sang Trung Quốc bứt tốc, tăng hơn 30%

Việt Nam xuất khẩu cao su sang Trung Quốc bứt tốc, tăng hơn 30%

Theo số liệu từ Cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/5/2025, Việt Nam xuất khẩu 488.042 tấn cao su, đạt 937,4 triệu USD, giảm 6,9% về lượng nhưng tăng 19,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Indonesia kết luận điều tra tự vệ với sợi bông nhập khẩu

Indonesia kết luận điều tra tự vệ với sợi bông nhập khẩu

Ủy ban Tự vệ của Indonesia đã đề xuất Chính phủ Indonesia áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức thuế tuyệt đối đối với sợi bông nhập khẩu trong 3 giai đoạn.
Dược phẩm, chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam – Nhật Bản

Dược phẩm, chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam – Nhật Bản

Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN – Nhật Bản Kunihiko Hirabayashi nhận định, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với doanh nghiệp Nhật Bản.
Xem thêm