Đa dạng phong tục đón Tết Đoan Ngọ tại châu Á

Mỗi năm tới ngày 5/5 theo lịch âm truyền thống, người dân tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á cùng kỷ niệm Tết Đoan ngọ. Riêng tại Trung Quốc, phong tục này được cho là có nguồn gốc từ khoảng hơn 2.000 năm trước.

Tại Trung Quốc, theo truyền thuyết, Khuất Nguyên là một thi sĩ người nước Sở ở thời Chiến Quốc (kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN đến năm 221 TCN), tác giả của bài thơ nổi tiếng “Ly Tao” thể hiện nỗi buồn trước thời cuộc nhiễu nhương. Tới năm 278 TCN, nước Sở bị nhà Tần thôn tính. Khi tin tức này tới tai Khuất Nguyên, ông đã quá đau buồn và ôm đá nhảy xuống sông Mịch La, nay nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc, để tự vẫn.

Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng nhằm ngăn những con cá trong nước không đụng chạm tới thân xác Khuất Nguyên, người dân địa phương đã chèo thuyền ra giữa hồ và đổ gạo xuống cho cá ăn. Từ đó cứ đến ngày 5/5 hàng năm theo Âm lịch, người dân lại mang theo gạo để tế lễ Khuất Nguyên. Từ đó về sau hoạt động này được gọi là Tết Đoan ngọ tại Trung Quốc.

Phong tục tập quán có thể khác nhau ở các vùng trên khắp Trung Quốc, nhưng điểm chung là hầu hết các gia đình ở nước này là treo tranh vẽ thần Chung Quỳ - một vị thần giáng yêu trừ ma trong truyền thuyết, treo cây ngải cứu và cây kim tiền trước cửa nhà hoặc tổ chức đua thuyền rồng.

Trong khi đó tại Việt Nam, Tết Đoan ngọ ngày mùng 5/5 âm lịch rất khác so với Trung Quốc và thường được biết tới với cái tên truyền thống là Tết diệt sâu bọ, nhằm kỉ niệm ngày người dân diệt trừ những mầm bệnh và sâu bệnh có hại cho cây trồng để mùa màng được tươi tốt hơn. Qua đó bày tỏ mong muốn bản thân và gia đình không bệnh tật và có cuộc sống khỏe mạnh. Vào ngày này, người dân Việt thường ăn bánh tro, bánh trôi hoặc chè kê cùng với rượu nếp và nếp cẩm, với mong muốn diệt trừ giun sán.

Ngoài Việt Nam, các quốc gia phương Đông khác như Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng ăn mừng Tết Đoan ngọ với phong tục tập quán khác nhau. Tại Singapore và Malaysia người dân còn làm bánh bak chang hay còn gọi là bánh bá trạng trong ngày Tết Đoan ngọ.

Người dân đặc khu Hong Kong đua thuyền rồng tại cảng Victoria vào Tết Đoan Ngọ. Ảnh: BBC
Người dân đặc khu Hong Kong đua thuyền rồng tại cảng Victoria vào Tết Đoan Ngọ. Ảnh: BBC

Đua thuyền rồng

Trọng tâm của hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ ở một số nước và vùng lãnh thổ là các cuộc đua thuyền rồng trên sông. Cụ thể, các đội thi sẽ lái những chiếc thuyền rồng đầy màu sắc của mình về phía trước theo nhịp trống đang đánh.

Những cuộc đua thú vị này thượng được tổ chức tại Trung Quốc và một số nơi khác, lấy cảm hứng từ truyền thuyết người dân làng nỗ lực để giải cứu Khuất Nguyên khỏi sông Mịch La năm xưa. Hoạt động đua thuyền rồng hiện vẫn được duy trì dù nhiều thế kỷ đã trôi qua tại cả Trung Quốc lẫn một số nơi khác như Đài Loan và Hong Kong.

Người dân Đài Bắc, trên đảo Đài Loan đua thuyền rồng vào Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Taiwan Scene
Người dân Đài Bắc, trên đảo Đài Loan đua thuyền rồng vào Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Taiwan Scene

Gói và ăn bánh zongzi

Hầu hết các lễ hội của Trung Quốc đều gắn liền với một món ăn cụ thể và Tết Đoan ngọ cũng không phải là ngoại lệ. Vào ngày lễ này hàng năm người dân Trung Quốc thường ăn bánh zongzi làm từ gạo nếp, thịt, đậu phộng, lòng đỏ trứng hoặc các loại nhân khác được gói trong lá sậy.

Ở những vùng quê, các gia đình thường tập trung gói bánh, luộc bánh và ăn cùng với nhau, còn ở những nơi khác trên thành phố, những người dân có công việc bận rộn thường sẽ mua bánh zongzi bán sẵn.

Việc ăn bánh zongzi tại Trung Quốc được cho là có nguồn gốc từ việc những người dân rải gạo xuống sông Mịch La trong truyền thuyết để ngăn cá không đụng tới thân xác Khuất Nguyên.

Bánh zongzi thường được gói trong lá sậy và có nhân đa dạng từ nhân ngọt tới nhân mặn. Ảnh: Dianxi Xiaoge
Bánh zongzi thường được gói trong lá sậy và có nhân đa dạng từ nhân ngọt tới nhân mặn. Ảnh: Dianxi Xiaoge

Cân bằng quả trứng

Vào ngày này hàng năm, người dân Trung Quốc và các nơi lân cận như Đài Loan còn có một phong tục rất thú vị để cầu may mắn trong năm tới chính là cố gắng giữ cân bằng cho một quả trứng. Vào buổi trưa tại nhiều địa điểm, người dân thậm chí còn tổ chức cuộc thi cân bằng trứng.

Trẻ em tại Đài Loan thi với nhau cân bằng trứng như một phong tục truyền thống ngày Tết Đoan ngọ. Ảnh: CNA
Trẻ em tại Đài Loan thi với nhau cân bằng trứng như một phong tục truyền thống ngày Tết Đoan ngọ. Ảnh: CNA

Treo lá cây trước cửa nhà

Tháng 5 âm lịch theo văn hóa của Trung Quốc nói riêng và các nước phương Đông nói chung được coi là tháng “độc”. Nguyên nhân là do côn trùng và các loài vật gây hại thường hoạt động mạnh trong tháng này, khiến cây trồng và cả con người dễ mắc bệnh hơn.

Do đó khi đến ngày này, người dân thường đặt lá ngải cứu và cây kim tiền trên cửa ra vào hoặc cửa sổ để xua đuổi côn trùng, ruồi, bọ chét và bướm đêm ra khỏi nhà. Những loại lá này cũng có đặc tính chữa bệnh và có thể ngăn ngừa dịch bệnh.

Người dân thường treo cây ngải cứu hoặc kim tiền trước cửa để xua tà ma. Ảnh: CGTN
Người dân thường treo cây ngải cứu hoặc kim tiền trước cửa để xua tà ma. Ảnh: CGTN

Đeo túi thơm

Vào lễ hội thuyền rồng, trẻ em thường đeo túi thơm xâu bằng dây lụa ngũ sắc để xua đuổi ma quỷ. Một túi thơm thường chứa chu sa, giấm và các loại thảo mộc thơm được bọc trong một tấm vải lụa và đôi khi được thêu những hoa văn tinh xảo. Ngoài ra, túi còn có những sợi tơ nhiều màu được đính vào làm trang trí. Ở một số khu vực của Trung Quốc, túi thơm thơm cũng được sử dụng như một vật định tình giữa các cặp tình nhân trẻ.

Trẻ em vào ngày Tết Đoan Ngọ thường đeo túi thơm. Ảnh: IC
Trẻ em vào ngày Tết Đoan Ngọ thường đeo túi thơm. Ảnh: IC

Treo ảnh thần Chung Quỳ

Chung Quỳ là một vị thần trừ tà nổi tiếng. Bức tranh của ông là hình một người đàn ông hung dữ vung một thanh gươm thần thường được treo trong các ngôi nhà ở Trung Quốc để xua đuổi tà ma, đặc biệt là trong Tết Đoan ngọ.

Tranh vẽ thần Chung Quỳ của họa sĩ Du Mingxuan. Ảnh: Carré d'artistes Paris 4 Ile Saint Louis
Tranh vẽ thần Chung Quỳ của họa sĩ Du Mingxuan. Ảnh: Carré d'artistes Paris 4 Ile Saint Louis

Thắt dây lụa ngũ sắc

Theo truyền thuyết dân gian, người dân thường buộc dây lụa ngũ sắc quanh cổ tay, cổ chân và cổ của trẻ em để bảo vệ chúng khỏi ma quỷ. Dây lụa ngũ sắc cũng mang một ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa Trung Hoa do nó được cho là có các đặc tính kỳ diệu bảo vệ trẻ em khỏi bệnh dịch hạch và các bệnh khác.

Dây lụa ngũ sắc được thắt cho trẻ em nhằm bảo vệ khỏi bệnh tật. Ảnh: Dianxi Xiaoge
Dây lụa ngũ sắc được thắt cho trẻ em nhằm bảo vệ khỏi bệnh tật. Ảnh: Dianxi Xiaoge
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp mở cửa đón khách miễn phí

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp mở cửa đón khách miễn phí

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2019 và sẽ đón khách tham quan miễn phí từ 1/11/2024.
Tìm thấy xác 'con tàu ma Thái Bình Dương' ngoài khơi California

Tìm thấy xác 'con tàu ma Thái Bình Dương' ngoài khơi California

Xác tàu khu trục USS Stewart bị đắm năm 1946 của Hải quân Mỹ - con tàu thường được gọi với cái tên “con tàu ma của Thái Bình Dương” – vừa được các nhà điều tra tìm thấy ngoài khơi bờ biển California.
Hà Nội: Danh sách các tuyến phố cấm xe phục vụ lễ hội từ ngày 4/10

Hà Nội: Danh sách các tuyến phố cấm xe phục vụ lễ hội từ ngày 4/10

Theo thông báo từ Công an TP Hà Nội, từ 4/10, nhiều tuyến phố ở Hà Nội sẽ cấm triệt để xe lưu thông để phục vụ "Ngày hội văn hóa vì hòa bình", trong khi một số tuyến khác thuộc diện tạm cấm và hạn chế phương tiện.
Trưng bày triển lãm về các cửa ô của Hà Nội

Trưng bày triển lãm về các cửa ô của Hà Nội

Tài liệu lưu trữ "Hà Nội và những cửa ô" giới thiệu khoảng 170 tài liệu, hình ảnh với nội dung về 3 chủ đề: Cửa ô xưa, Cửa ô chiến thắng, Cửa ô Hà Nội hôm nay.
Tháng áo dài 2024 Hà Nội: Tôn vinh vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Tháng áo dài 2024 Hà Nội: Tôn vinh vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Tháng áo dài Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 1/10 tới ngày 20/10, phát động tới toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, cùng các em học sinh, sinh viên nữ trên địa bàn TP Hà Nội cùng mặc áo dài vào ngày thứ Hai và thứ Sáu hàng tuần.
Gần 1.500 nghệ sĩ góp mặt tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024

Gần 1.500 nghệ sĩ góp mặt tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024

Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc 2024 không chỉ là một sự kiện nghệ thuật, mà còn là một biểu tượng kết nối văn hóa giữa các vùng miền, thúc đẩy sự giao thoa và phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật ca múa nhạc Việt Nam.
Phim 'Đào, phở và piano' đại diện Việt Nam dự sơ tuyển giải Oscar

Phim 'Đào, phở và piano' đại diện Việt Nam dự sơ tuyển giải Oscar

Bộ phim "Đào, phở và piano" của đạo diễn Phi Tiến Sơn sẽ đại diện cho phim ảnh Việt Nam dự vòng sơ tuyển của giải Oscar năm 2024 - 2025.
Thái Lan mong muốn đón thêm nhiều du khách Việt Nam

Thái Lan mong muốn đón thêm nhiều du khách Việt Nam

Nhấn mạnh Việt Nam và Thái Lan là hai nước láng giềng gần gũi cùng nhiều nét văn hóa tương đồng, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam bày tỏ mong muốn được đón thêm nhiều du khách Việt Nam tới Thái Lan trong năm nay và nhiều năm tới.
Hơn 100 sản phẩm làng nghề trưng bày tại hội chợ quận Bắc Từ Liêm

Hơn 100 sản phẩm làng nghề trưng bày tại hội chợ quận Bắc Từ Liêm

Tối 26/9, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội phối hợp UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức hội chợ “Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm”.
Đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại một điểm dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại một điểm dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đề xuất Thành phố Hà Nội chỉ tổ chức bắn pháo hoa tại một điểm gồm 2 trận địa bên bờ Hồ Hoàn Kiếm, thay vì 30 điểm bắn với 31 trận địa như công bố trước đó.
Thành kính lễ giỗ Đức Thánh Trần ở Hải Dương

Thành kính lễ giỗ Đức Thánh Trần ở Hải Dương

Tại di tích quốc gia đặc biệt Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sáng 22/9 (tức 20/8 âm lịch), Ban tổ chức lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 thành kính tổ chức lễ giỗ Đức Thánh Trần.
Linh thiêng lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu ở Hải Dương

Linh thiêng lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu ở Hải Dương

Nối tiếp chuỗi các hoạt động của lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024, tối 20/9 (tức 18/8 âm lịch), trên đê sông Lục Đầu (phía trước đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) diễn ra lễ cầu an và hội hoa đăng.
Ninh Thuận tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Chăm

Ninh Thuận tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Chăm

Ngày hội ở Ninh Thuận sắp tới sẽ diễn ra nhiều hoạt động trong đó có trình diễn, giới thiệu các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm trên cả nước.
Khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 ở Hải Dương

Khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 ở Hải Dương

Tại di tích quốc gia đặc biệt Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh) tối 18/9 (tức 16/8 âm lịch), tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của anh hùng dân tộc - Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và khai hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Hải Dương tưởng niệm 582 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Trãi

Hải Dương tưởng niệm 582 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Trãi

Sáng 18/9 (16/8 âm lịch), tại đền thờ Nguyễn Trãi (thuộc di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh), tỉnh Hải Dương trang trọng tổ chức lễ tưởng niệm 582 năm ngày mất của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (1442 - 2024).
Việt Nam đón siêu trăng cam vào đêm Trung thu

Việt Nam đón siêu trăng cam vào đêm Trung thu

Vào đêm Trung thu, siêu trăng tròn sẽ mang màu cam kỳ ảo và có kích cỡ khổng lồ. Tuy nhiên, dự báo nhiều địa phương trên cả nước sẽ có mưa nhỏ và mưa rào vào tối nay.
Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Việt Nam 2024

Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Việt Nam 2024

Sau 10 năm từ khi trở thành Hoa hậu Việt Nam 2014, Nguyễn Cao Kỳ Duyên một lần nữa đăng quang một cuộc thi sắc đẹp, trở thành tân hoa hậu Miss Universe Việt Nam 2024.
Lễ cáo yết mở hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 tại Hải Dương

Lễ cáo yết mở hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 tại Hải Dương

Sáng 12/9 (10/8 âm lịch), tại di tích quốc gia đặc biệt Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh) diễn ra Lễ cáo yết mở hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Vướng bão, Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ hoãn lịch tổ chức tới tuần sau

Vướng bão, Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ hoãn lịch tổ chức tới tuần sau

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, sự kiện Festival Thu Hà Nội chuyển từ 12/9 sang ngày 19/9/2024.
Việt Nam tiếp tục được bình chọn là 'Điểm đến hàng đầu châu Á'

Việt Nam tiếp tục được bình chọn là 'Điểm đến hàng đầu châu Á'

Đây là lần thứ sáu Việt Nam được Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) tôn vinh là “Điểm đến hàng đầu châu Á” trong vòng 7 năm gần đây, cho thấy Việt Nam là ngôi sao sáng trên bản đồ du lịch khu vực châu Á và thế giới.
Hà Nội: Triển lãm 'Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e'

Hà Nội: Triển lãm 'Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e'

Triển lãm "Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e" bao gồm 37 bộ sản phẩm từ 34 nghệ sĩ Việt, giới thiệu với khán giả Hà Nội nghệ thuật truyền thống tranh khắc gỗ đầu thời kỳ Edo của Nhật Bản nhưng lại mang nét văn hóa của Việt Nam.
Tái hiện chợ quê tại di tích đền Kiếp Bạc ở Hải Dương

Tái hiện chợ quê tại di tích đền Kiếp Bạc ở Hải Dương

Chương trình khai mạc hoạt động “chợ quê hội thu Kiếp Bạc 2024” diễn ra tại khu vực hồ sen Kiếp Bạc trong thời gian từ 3/9 - 2/10/2024 (1/8 - 30/8 âm lịch). Những hoạt động và không gian tại đây tái hiện một phần nét xưa, truyền thống của chợ hội Kiếp Bạc, nhắc nhớ về văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng quê Việt.
'Sắc màu ASEAN' tại Hoàng thành Thăng Long

'Sắc màu ASEAN' tại Hoàng thành Thăng Long

Trải qua 3 ngày diễn ra ngày hội hữu nghị "Sắc màu ASEAN" tại Hà Nội, du khách đã được thưởng thức và ngắm nhìn những nét văn hoá khác biệt của mỗi quốc gia trong khối ASEAN thông qua triển lãm tranh và những gian hàng lưu niệm.
Chương trình hòa nhạc cổ điển Đức và nhóm song tấu lần đầu lưu diễn tại Việt Nam

Chương trình hòa nhạc cổ điển Đức và nhóm song tấu lần đầu lưu diễn tại Việt Nam

Đại sứ quán Đức tại Hà Nội cùng Nhóm song tấu gồm nam nghệ sĩ Reinhard Armleder (cello) và nữ nghệ sĩ Dagmar Hartmann (piano) đến từ Karlsruhe đang lên kế hoạch cho chuyến lưu diễn Việt Nam với các buổi biểu diễn tại Hà Nội, Huế và Bình Dương.
Phê duyệt đề án thành lập Công viên địa chất Phú Yên

Phê duyệt đề án thành lập Công viên địa chất Phú Yên

Ngày 30/8, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Công viên địa chất Phú Yên, hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa hữu nghị 'Sắc màu ASEAN'

Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa hữu nghị 'Sắc màu ASEAN'

Từ ngày 29/8 tới 1/9/2024, tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra ngày hội văn hóa hữu nghị mang tên "Sắc màu ASEAN" do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Lào và các quốc gia khu vực ASEAN tại Việt Nam tổ chức.
Tưởng niệm 1.117 năm ngày mất anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ tại Hải Dương

Tưởng niệm 1.117 năm ngày mất anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ tại Hải Dương

Lễ hội truyền thống tưởng niệm 1.117 năm ngày mất của danh nhân Khúc Thừa Dụ được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền thờ ông, cũng như tưởng nhớ, tri ân công lao của vị anh hùng dân tộc.
Hà Nội: Nhiều sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức dịp Lễ 2/9

Hà Nội: Nhiều sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức dịp Lễ 2/9

Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong dịp Lễ quốc khánh 2/9 năm nay sẽ có gần 20 sự kiện nổi bật được tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Đươi, Hải Dương

Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Đươi, Hải Dương

Lễ hội đền Đươi năm 2024, được tổ chức quy mô cấp huyện, diễn ra từ ngày 25 - 27/8 (22 - 24/7 âm lịch), gồm phần lễ và hội. Đây cũng là thời điểm di tích vừa hoàn thành đợt tu bổ, tôn tạo lớn.
Độc lạ chiếc bánh trung thu tái hiện làng quê Bắc Bộ

Độc lạ chiếc bánh trung thu tái hiện làng quê Bắc Bộ

Những ngày gần đây, chiếc bánh trung thu siêu cầu kỳ mô phỏng hình ảnh làng quê Bắc Bộ của bạn Nguyễn Thùy Dương (29 tuổi) đang “gây bão” mạng xã hội với hàng chục nghìn lượt tương tác.
Sắp diễn ra Lễ hội bia Oktoberfest 2024

Sắp diễn ra Lễ hội bia Oktoberfest 2024

GBA Oktoberfest - lễ hội tôn vinh ẩm thực Đức, bia thủ công, những truyền thống sôi động và cơ hội giao lưu văn hóa Việt - Đức sẽ trở lại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM vào tháng 9 và tháng 10.
Sắp diễn ra lễ hội không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội năm 2024

Sắp diễn ra lễ hội không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội năm 2024

Đây là năm thứ 3 sự kiện được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh văn hóa, con người, du lịch Bắc Ninh.
Phát hiện viên kim cương lớn thứ hai thế giới tại Botswana

Phát hiện viên kim cương lớn thứ hai thế giới tại Botswana

Ngày 22/8, công ty khai thác mỏ Canada là Lucara Diamond Corporation cho biết đã phát hiện được viên kim cương khổng lồ nặng tới 2.492 carat tại Botswana và trở thành viên kim cương lớn thứ hai trên thế giới hiện nay.
Nghịch lý phát triển du lịch đêm: 'Không làm thì thiếu, làm lại thừa'

Nghịch lý phát triển du lịch đêm: 'Không làm thì thiếu, làm lại thừa'

Thừa nhận nghịch lý không làm thì thiếu, làm lại thừa trong phát triển du lịch đêm ở nhiều địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh trách nhiệm chính trong việc này thuộc về địa phương, mỗi địa phương cần có cách làm sáng tạo.
Sắp diễn ra lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2024

Sắp diễn ra lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2024

Từ ngày 23 đến 25/8, tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực phụ cận thuộc quận Hai Bà Trưng sẽ diễn ra lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội".
Hải Dương chủ trương đầu tư hơn 45 tỷ đồng phục hồi suối Côn Sơn

Hải Dương chủ trương đầu tư hơn 45 tỷ đồng phục hồi suối Côn Sơn

HĐND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Nghị quyết số 59/NQ-HĐND quyết định chủ trương đầu tư Dự án phục hồi suối Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, với kinh phí dự kiến 45,462 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.
Xem thêm