Gạo Việt trở lại đường đua chinh phục thị trường Algeria

Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Algeria tăng gần 8%, trong đó, mặt hàng gạo ghi nhận số liệu xuất khẩu sau một năm vắng bóng tại thị trường khu vực Bắc Phi này.

Gạo Việt trở lại đường đua chinh phục thị trường Algeria

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Algeria đạt 59,8 triệu USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 đạt 55,4 triệu USD).

Trong đó, sau một năm vắng bóng, gạo Việt đã quay trở lại thị trường Algeria. Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 73.135 USD, tương đương 80 tấn, trong khi năm 2021 không ghi nhận số liệu xuất khẩu sang Algeria.

Theo ông Hoàng Đức Nhuận, thương vụ Việt Nam tại Algeria, (phát biểu tại Hội nghị giao thương thực phẩm giữa Việt Nam – châu Phi), mỗi năm Algeria nhập khẩu khoảng 100.000 tấn gạo, chiếm 1% cơ cấu tiêu dùng lương thực của nước này.

Tuy nhiên, hiện Algeria đang áp dụng mức thuế 5% đối với gạo có nguồn gốc từ Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Argentina. So với các nước Arab, gạo Việt có lợi thế cạnh tranh yếu hơn, do các quốc gia này không bị áp dụng thuế nhập khẩu gạo khi xuất sang Algeria.

Điều này một phần cũng đã tác động lên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trong vài năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo sang Algeria ghi nhận sự phát triển không đều. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, xuất khẩu ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng, từ 6,2 triệu USD năm 2019 xuống còn 274.000 USD trong năm 2020. Riêng năm 2021, không ghi nhận số liệu xuất khẩu sang thị trường này.

Đối với mặt hàng cà phê, Algeria phải nhập khẩu hoàn toàn để phục vụ nhu cầu trong nước. Mỗi năm, Algeria nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt, trị giá 300 triệu USD. Thị trường này nhập khẩu chủ yếu cà phê dưới dạng thô xanh và được chế biến tại các nhà máy theo thị hiếu của người Algeria.

Cà phê Robusta là chủng loại nhập lớn nhất, chiếm tới 85%. Đây cũng là loại cà phê Việt Nam sản xuất nhiều nhất, chiếm hơn 90% tổng sản lượng sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp có thể nắm bắt và xuất khẩu mặt hàng này sang Algeria.

Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 56.545 tấn cà phê sang Algeria, đạt 99,68 triệu USD, tăng 6,3% và chiếm tới 65% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại ghi nhận đà giảm, giảm 59%, tương ứng giảm 1,1 triệu USD so với năm trước.

Cà phê Việt xuất vào thị trường này phải chịu mức thuế tới 63%.

Ngoài ra, Algeria cũng là thị trường tiêu thụ gia vị lớn, trong đó bao gồm hạt tiêu. Nhu cầu về hạt tiêu của nước này ở mức tương đối cao do không thể sản xuất. Mỗi năm, Algeria trung bình nhập khẩu 30 triệu USD hàng gia vị, trong đó chủ yếu là hạt tiêu đen.

Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này vẫn ở mức tương đối cao, tổng lên tới 83%.

Đối với hàng thủy sản, thị trường này có nhu cầu về cá tra phile, mực và tôm bóc vỏ. Tuy nhiên, người dân Algeria tiêu thụ tương đối thấp, chỉ khoảng 2-5kg/năm. Điều này xuất phát từ việc thủy sản tại Algeria có giá thành cao, không phù hợp với thu nhập của đại đa số của người dân.

Thương vụ Việt Nam tại Algeria dẫn số liệu từ Hải quan Algeria, mỗi năm nước này nhập khẩu khoảng 32.000 tấn thủy hải sản, thuế nhập khẩu ở mức 53%.

Trước đại dịch, thủy sản Việt Nam xuất sang Algeria đạt trung bình 10 triệu/năm. Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu chỉ đạt khoảng 1,1 triệu USD, chủ yếu là cá tra, basa phile, mực ống, cá ngừ nguyên liệu (cá tra phile bán 8,7 USD/kg, mực ống 7 USD/kg).

Ngoài các mặt hàng xuất khẩu chính, doanh nghiệp còn có thể xem xét xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm khác như hạt điều, sữa bột… Mỗi năm, người dân Algeria tiêu thụ khoảng 167 lít sữa (mức trung bình của thế giới là 87 lít).

Với mặt hàng hạt điều, Algeria nhập khẩu 100% lượng hạt điều tiêu thụ do không sản xuất được. Năm 2020, Algeria nhập khẩu khoảng 10 triệu USD, trong đó điều nhân của Việt Nam chiếm tới 6,5 triệu USD, tăng 10%so với năm trước.

Đánh giá về hạt điều, Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, đây là mặt hàng xa xỉ của thị trường này. Cũng chính vì vậy, tổng thuế và phí nhập khẩu tiếp tục lên tới 83%.

Tổng quan về thị trường, thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, đây là thị trường phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nông sản, thực phẩm do vị trí địa lý cũng như nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu khí (chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này).

Quy mô dân số khoảng 44 triệu người với GDP bình quân đầu người/năm là 3.449 USD, do vậy sức mua của thị trường này khá lớn. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp của nước này cũng khá tốt.

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, thị trường vẫn còn nhiều bất lợi đối với doanh nghiệp xuất khẩu vào Algeria. Cụ thể, Algeria chưa phải là thành viên của WTO, hàng rào thuế quan vào Algeria vẫn còn rất cao. Trong đó, thuế nhập khẩu trung bình ở mức 30%, thuế VAT là 19%, thuế đoàn kết là 2%, thuế khấu trừ là 2%. Nhiều mặt hàng còn chịu thuế nội địa từ 30 – 200%.

Thuế nhập khẩu cao cũng xuất phát từ việc chính phủ Algeria mấy năm trở lại đây đã bắt đầu hạn chế nhập khẩu những mặt hàng đã sản xuất, chú trọng xuất khẩu hàng hóa ngoài dầu khí, đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc vào một nguồn thu chính.

Trên thị trường Algeria, Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa từ nhiều nước hàng hóa khác, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… và hàng cùng loại của các nước FTA với Algeria.

Ngoài ra, một số khó khăn nữa là ngôn ngữ sử dụng tại thị trường này là tiếng Arab và tiếng Pháp. Khoảng cách địa lý xa khiến giá cước vận chuyển còn ở mức cao, hàng hóa nông sản thô khó bảo quản.

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Đài Loan nhập khẩu 12.059 tấn chè từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, với trị giá 20,57 triệu USD, giảm nhẹ 0,05% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Trong khi sản phẩm cá ngừ, cua ghẹ xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng tốt với hai con số thì mực, bạch tuộc lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam lần đầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD một loại hàng hóa

Việt Nam lần đầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD một loại hàng hóa

Chỉ chưa đầy 12 tháng, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã đạt và vượt mốc 100 tỷ USD, mốc cao nhất kể từ năm 2013 đến nay.
Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ghi nhận kết quả kỷ lục hơn 10 năm (giai đoạn 2013 – 2024).
Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Lào đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm 2024.
Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 6,39 triệu tấn với 2,23 tỷ USD kim ngạch, tăng lần lượt 26% về lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

11 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Brazil và Mỹ là ba thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Sau khi lên mức đỉnh về kim ngạch 25 tháng trong tháng 10, sang tháng 11/2024 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có phần chững lại.
Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Dù mới trải qua 11 tháng đầu năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản đã ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao nhất các năm giai đoạn 2013 - 2023 như cà phê, rau quả, gạo...
Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – ASEAN đạt 76,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam thu về 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 35 thị trường trên thế giới, trong đó Hong Kong (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
ĐBSCL xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng

ĐBSCL xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 38,2 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Lào

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Lào

Trong 11 tháng 2024, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài đạt gần 598,7 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Lào là nước dẫn đầu nhận số vốn 160,7 triệu USD, chiếm 26,8% tổng vốn đầu tư.
Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 97,7 tỷ USD để nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện, chiếm 28% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa trong kỳ.
Hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng

Hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng

Riêng tháng 11/2024, Việt Nam đã đón 1,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong 11 tháng

Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong 11 tháng

Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 là hơn 218,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam nhập siêu gần 9 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam nhập siêu gần 9 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

11 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đạt 76 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang khối đạt 33,7 tỷ USD và nhập khẩu từ khối đạt 42,3 tỷ USD.
Tăng giá điện sinh hoạt là nguyên nhân chính làm CPI tháng 11 tăng 0,13%

Tăng giá điện sinh hoạt là nguyên nhân chính làm CPI tháng 11 tăng 0,13%

Chỉ số giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng là những yếu tố chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước.
11 tháng năm 2024, giải ngân vốn FDI đạt mức cao kỷ lục

11 tháng năm 2024, giải ngân vốn FDI đạt mức cao kỷ lục

Tính đến 30/11, các dự án đầu tư nước ngoài ước tính đã giải ngân được khoảng khoảng 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023, đây cũng là con số giải ngân cao kỷ lục giai đoạn 2019-2024.
Trợ lực từ giá, xuất khẩu hồ tiêu quay lại mốc tỷ USD sau 6 năm

Trợ lực từ giá, xuất khẩu hồ tiêu quay lại mốc tỷ USD sau 6 năm

Sau 6 năm, 2024 là năm đánh dấu ngành hồ tiêu trở lại bảng xếp hạng nông sản xuất khẩu tỷ USD.
Thủy sản xuất khẩu phục hồi ở tất cả mặt hàng chủ lực

Thủy sản xuất khẩu phục hồi ở tất cả mặt hàng chủ lực

10 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Mỹ cùng nhiều thị trường xuất khẩu thủy sản chính khác của Việt Nam phục hồi nhu cầu, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam tăng trưởng cao.
Giá xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực ‘tăng vọt’ nửa đầu tháng 11

Giá xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực ‘tăng vọt’ nửa đầu tháng 11

Nửa đầu tháng 11/2024 (1/11 – 15/11), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ đạt đỉnh 25 tháng

Xuất khẩu cá ngừ đạt đỉnh 25 tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất 25 tháng. Nếu tiếp đà tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có thể đạt khoảng một tỷ USD trong năm 2024.
Nửa đầu tháng 11, xuất khẩu thu về hơn 16 tỷ USD, nhập khẩu ô tô tăng vọt

Nửa đầu tháng 11, xuất khẩu thu về hơn 16 tỷ USD, nhập khẩu ô tô tăng vọt

Nửa đầu tháng 11 (1/11 – 15/11), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 33,4 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu tôm năm 2024 có thể đạt mục tiêu 4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm năm 2024 có thể đạt mục tiêu 4 tỷ USD

Trong bối cảnh các thị trường chính phục hồi tốt, lạm phát hạ nhiệt, mục tiêu xuất khẩu tôm năm 2024 của Việt Nam có thể đạt mục tiêu 4 tỷ USD đã đề ra.
Doanh nghiệp FDI đóng góp 67% tổng giá trị xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp FDI đóng góp 67% tổng giá trị xuất nhập khẩu

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp FDI đạt 438 tỷ USD, chiếm 67% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Giá cá tra xuất khẩu sang EU có mức thấp nhất trong 3 năm

Giá cá tra xuất khẩu sang EU có mức thấp nhất trong 3 năm

Giá cá tra Việt Nam xuất khẩu bình quân sang EU trong tháng 9/2024 đạt 2,3 USD/kg, là mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Xuất khẩu cà phê giảm về lượng, thắng lớn về kim ngạch

Xuất khẩu cà phê giảm về lượng, thắng lớn về kim ngạch

10 tháng đầu năm 2024, mặc dù xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm tới 11% nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng gần 40%, nguyên nhân chủ yếu do giá xuất khẩu bình quân tăng cao.
Campuchia thu về hơn 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

Campuchia thu về hơn 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

Theo báo cáo của Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF), Campuchia đã thu được hơn 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu thóc và gạo thành phẩm trong 10 tháng đầu năm 2024.
ĐBSCL xuất siêu 12,1 tỷ USD trong 10 tháng

ĐBSCL xuất siêu 12,1 tỷ USD trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, vùng Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận thặng dư hàng hóa đạt 12,1 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 23,3 tỷ USD và nhập khẩu đạt 11,1 tỷ USD.
Hơn 473,1 triệu USD đầu tư ra nước ngoài, gần một nửa chảy vào lĩnh vực khoa học công nghệ

Hơn 473,1 triệu USD đầu tư ra nước ngoài, gần một nửa chảy vào lĩnh vực khoa học công nghệ

473,1 triệu USD là tổng vốn các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2024, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng số vốn đầu tư mới đạt 429,9 triệu USD, tăng 71,2% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập siêu 7,3 tỷ USD từ ASEAN trong 10 tháng

Việt Nam nhập siêu 7,3 tỷ USD từ ASEAN trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập siêu 7,3 tỷ USD từ khối ASEAN. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN đạt 37,9 tỷ USD, xuất khẩu sang khối này đạt 30,6 tỷ USD.
Xem thêm