Giá cà phê thế giới biến động trái chiều, giá nội địa đi ngang

cà phê Việt nAM
17:15 - 26/02/2022
Cà phê nội địa đi ngang ngày 26/2 - Ảnh: minh họa
Cà phê nội địa đi ngang ngày 26/2 - Ảnh: minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 26/2, giá cà phê Robusta và Arabica đều ghi nhận thay đổi trái chiều tại các kỳ hạn giao. Tại thị trường Việt Nam, giá cà phê không thay đổi so với ngày 25/2.

Ngày 26/2, giá cà phê nội địa đi ngang. Mức giá thấp nhất ghi nhận tại Lâm Đồng, đạt 40.400 đồng/kg. Mức cao nhất ghi nhận tại Đăk Lăk 41.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá cà phê thế giới biến động nhẹ với sự thay đổi trái chiều của mỗi loại cà phê. Cụ thể, giá cà phê Robusta tại sàn London giao dịch kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 5 USD, đạt mức 2293. Trong khi đó, các kỳ hạn tháng 5, tháng 7 và tháng 9 năm 2022 đều ghi nhận mức giảm, lần lượt giảm 1 USD, 6 USD và 4 USD.

Giá cà phê Arabica tại sàn New York, giao kỳ hạn tháng 3, tháng 5 và tháng 7 năm nay đều tăng, riêng giao kỳ hạn tháng 9/2022 giảm. Cụ thể, cà phê giao kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 0,7 USD USD cent, đạt 240,05 USD cent/lb; tháng 5/2022 tăng 0,75 USD cent, đạt 238,65; tháng 7/2022 tăng 0,3 USD cent, đạt 237,2 USD cent/lb.

Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 0,6%, tương đương 0,15 USD cent, đạt 235,65 USD cent.

Các nền kinh tế lớn trên thế giới phục hồi cũng giúp thúc đẩy tiêu thụ cà phê trở lại. Xu hướng tiêu thụ cà phê hòa tan ngày một gia tăng giúp tăng lợi thế cho cà phê robusta của Việt Nam. Robusta là là nguyên liệu được sử dụng trong chế biến cà phê hòa tan và Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới.

Nguồn cung cà phê robusta được bổ sung khi Việt Nam vào vụ thu hoạch khiến giá cà phê sẽ giảm trong ngắn hạn. Ngoài ra, giá cà phê trong nước sẽ còn chịu áp lực từ rủi ro giá cà phê thế giới giảm khi nguồn cung dồi dào từ phía Brazil. Theo công ty tư vấn Safras & Mercado, người trồng cà phê Brazil đã bán 82% sản lượng của niên vụ 2021/22 (từ tháng 7/2021 đến ngày 10/1/2022).

Tin liên quan

Đọc tiếp