Giá các mặt hàng sụt giảm mạnh trước lo ngại tác động xấu từ biến chủng mới Omicron

Sau khi giám đốc điều hành của Moderna Inc cảnh báo rằng các vaccine COVID-19 không có khả năng hiệu quả đối với biến thể Omicron thị trường hàng hóa nguyên liệu đã có những biến động mạnh.

Giá các mặt hàng sụt giảm mạnh trước lo ngại tác động xấu từ biến chủng mới Omicron

Chủ tịch hãng Pfizer, ông Albert Bourla hôm 29/11 đã có nhận định cho rằng vaccine hiện nay có thể giảm hiệu quả đối với biến thể Omicron. Mặt khác, ông khẳng định thuốc trị COVID-19 của Pfizer có tên Paxlovid sẽ hiệu quả trước biến thể này.

“Tin tốt là khi nói về liệu pháp điều trị của chúng tôi, nó được thiết kế với thực tế được dự báo là hầu hết những đột biến xuất hiện tại phần gai. Vì vậy điều đó giúp tôi rất tự tin rằng loại thuốc này sẽ không bị ảnh hưởng bởi virus”, ông Bourla nói.

Một ngày sau đó, vào 30/11, Tổng giám đốc điều hành của Moderna, Stephane Bancel, nhận định hiệu quả của vaccine đối với biến thể Omicron khó đạt mức độ như với biến thể Delta.

“Tôi cho rằng độ hiệu quả sẽ giảm mạnh. Tôi chỉ không biết là bao nhiêu vì chúng ta cần chờ dữ liệu nhưng toàn bộ các nhà khoa học tôi đã liên lạc đều đánh giá rằng chuyện này sẽ không tốt đẹp”, ông Bancel nhận định và ước tính có thể mất vài tháng mới phát triển vaccine hiệu nghiệm trước biến thể Omicron.

Những bình luận trái chiều của ông Bancel và ông Bourla đã khiến thị trường tài chính bị ảnh hưởng trước lo ngại những tác động của virus có thể khiến đại dịch kéo dài.

Thêm vào đó, Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu cao cấp của Rystad Energy cho biết: “Mối đe dọa đối với nhu cầu dầu là chính xác, "Một làn sóng giãn cách xã hội mới có thể dẫn đến nhu cầu dầu giảm tới 3 triệu thùng mỗi ngày trong quý đầu tiên của năm 2022."

Giá dầu giảm mạnh

Giá dầu giảm sâu trong phiên cuối cùng của tháng 11 sau khi hãng Moderna tỏ ý nghi ngờ về hiệu quả của vaccine COVID-19 trong việc chống lại virus biến thể Omicron. Điều này một lần nữa gây hoảng loạn thị trường tài chính và làm gia tăng lo lắng về nhu cầu dầu.

Giá dầu thô kỳ hạn tương lai trải qua tháng 11 với mức giảm mạnh nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch do sự xuất hiện biến thể mới của COVID-19, cùng với dự báo rằng các nước sắp mở kho dự trữ dầu khẩn cấp sẽ thúc đẩy nguồn cung ngày càng tăng, kết thúc đà tăng của thị trường dầu mỏ đã kéo dài một năm nay.

Theo đó, giá dầu thô Brent kỳ hạn tương lai kết thúc phiên 30/11 giảm 2,87 USD, tương đương 3,9% và xuống 70,57 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất kể từ tháng 8, là 70,22 USD.

Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kết thúc phiên này cũng giảm 3,77 USD, tương đương 5,4%, xuống 66,18 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá mất tới 7% và giảm xuống dưới ngưỡng 65 USD, chỉ còn 64,43 USD, cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 8.

Sau đó, giá dầu nhích lên chút ít, trên bảng điện tử sau phiên giao dịch, giá dầu WTI ở mức 66,74 USD, sau khi dữ liệu của ngành cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm ít hơn so với kết quả thăm dò của Reuters là dự báo 1,2 triệu thùng.

Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ, các kho dự trữ đã giảm 747.000 thùng dầu thô trong tuần vừa qua. Dữ liệu của Chính phủ Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư (1/12).

Biến thể mới của COVID-29 cắt đà tăng trưởng kéo dài cả năm qua của thị trường dầu mỏ
Biến thể mới của COVID-29 cắt đà tăng trưởng kéo dài cả năm qua của thị trường dầu mỏ

Tính chung cả tháng 11, giá cả hai hợp đồng dầu chủ chốt này giảm nhiều nhất tính theo tháng kể từ tháng 3/2020, trong đó dầu Brent giảm 16,4%, còn dầu giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 20,8%, do biến thể mới gây dịch COVID-19 cùng với đồn đoán nguồn cung trên thị trường sẽ trở nên dư thừa do các đợt mở kho dự trữ dầu của nhiều nước, từ đó “cắt đứt” đà tăng kéo dài cả năm qua của thị trường.

Hiện mức cộng giá dầu Brent và WTI kỳ hạn giao sau một tháng so với kỳ hạn 6 tháng đã thu hẹp xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3. Dữ liệu này được các nhà giao dịch theo dõi chặt chẽ bởi đó giống như một chỉ báo về nguồn cung trong tương lai. Mức cộng tăng cao sẽ cho thấy sự lo lắng nhiều về mức thiếu hụt nguồn cung trong thời gian sắp tới.

Theo đó, chênh lệch giá giữa 2 kỳ hạn nói trên của dầu Brent đã thu hẹp còn khoảng 1,50 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 3; của dầu WTI giảm xuống khoảng 1,90 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 9. Điều này chứng tỏ các nhà giao dịch đã tạm gác lại những lo lắng về nguồn cung trong tương lai cũng như về nhu cầu hiện tại.

Giá vàng giảm nhẹ

Trong tháng 11/2021, giá vàng giảm 0,4% trước bối cảnh đồn đoán Fed sẽ tích cực giảm kích thích kinh tế.

Chốt phiên 30/11, giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.773,21 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 12 giảm 0,5% xuống 1.776,5 USD. Trước đó, lúc đầu phiên này, giá vàng tăng mạnh, 1,3%, sau khi Giám đốc điều hành của Moderna cho rằng vaccine COVID-19 có khả năng kém hiệu quả đối với virus biến thể mới.

Điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, ông Powell nói đến những lo ngại về biến thể mới của virus gây đại dịch Omicron và Fed có thể dừng chương trình mua tài sản sớm vài tháng.

Giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.773,21 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 12 giảm 0,5% xuống 1.776,5 USD
Giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.773,21 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 12 giảm 0,5% xuống 1.776,5 USD

Số liệu kinh tế được công bố cùng ngày cũng hỗ trợ giá vàng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng tại Chicago giảm xuống 61,8 trong tháng 11/2021, từ mức 68,4 trong tháng 10/2021 và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021.

Chỉ số lòng tin tiêu dùng của Conference Board giảm từ 111,6 trong tháng 10/2021 xuống 109,5 trong tháng 11/2021. Đây là tháng thứ tư liên tiếp chỉ số này giảm trong năm tháng qua.

Về những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 3/2022 kết thúc phiên 30/11 giảm 3,7 US cent, hay 0,16%, xuống 22,815 USD/ounce; bạch kim giao tháng 1/2022 giảm 37,2 USD, hay 3,86%, xuống 927,3 USD/ounce.

Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất

Giá đồng phiên 30/11 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai tuần do lo ngại về những tác động đối với nhu cầu cũng như tăng trưởng kinh tế gây nên bởi virus từ biến thể Omicron cùng kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ ở Mỹ.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, ngân hàng trung ương Mỹ có khả năng sẽ thảo luận về việc tăng tốc giảm bớt các giao dịch mua trái phiếu quy mô lớn, từ đó đã kích hoạt việc bán thêm các hợp đồng kim loại.

Kết thúc phiên này, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1,8% xuống 9.409 USD/tấn, trong phiên có lúc giá chạm mức thấp nhất kể từ ngày 18/11, là 9.395 USD.

Giá đồng phiên 30/11 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai tuần
Giá đồng phiên 30/11 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai tuần

Nhà phân tích Wenyu Yao của ING cho biết: “Mặc dù vẫn chưa chắc chắn về mức độ nghiêm trọng của biến thể mới, song vấn đề này vẫn sẽ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng nhu cầu trong tương lai gần và làm phức tạp thêm chuỗi cung ứng”.

Tuy nhiên, hoạt động nhà máy của Trung Quốc bất ngờ tăng trong tháng 11, lần đầu tiên tăng trưởng trong ba tháng do giá nguyên liệu thô giảm và tình trạng thiếu điện giảm bớt.

Tồn trữ đồng ở các kho dự trữ của sàn LME đã giảm kể từ cuối tháng 8 và hiện ở mức 76.450 tấn, trong đó 10.350 tấn sẽ được chuyển đi trong những ngày tới.

Về những kim loại công nghiệp khác, giá nickel kỳ hạn 3 tháng giảm 1,1% xuống 19.910 USD/tấn. Tồn trữ nickel trên sàn London hiện ở mức 114.360 tấn - thấp hơn một nửa so với cuối tháng Tư. Giá nhôm phiên 30/11 giảm 0,5% xuống 2.617 USD/tấn, kẽm giảm 0,2% xuống 3.190 USD, chì tăng 0,3% xuống 2.278 USD và thiếc CMSN3 giảm 0,3% xuống 39.010 USD.

Trong nhóm kim loại đen, giá sắt thép phiên cuối tháng tăng, trong đó lý do quặng sắt tăng vọt là bởi nhu cầu mua dự trữ của các nhà máy thép

Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc bất ngờ tăng hơn 6% trong phiên vừa qua do nhu cầu mua dự trữ mạnh mẽ từ các công ty thép Trung Quốc, mặc dù các nhà phân tích cho rằng đầu tư vào bất động sản và cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm giảm tiêu thụ các sản phẩm thép của nước này trong dài hạn.

Kết thúc phiên, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng 2,4% lên 610 CNY (95,75 USD)/tấn. Trong phiên, có lúc giá tăng 6,4% lên 633 nhân dân tệ. Quặng sắt hàm lượng 62% nhập khẩu giá tăng 3 USD lên 105 USD/tấn vào thứ Hai 29/11).

Giá thép trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải phiên này cũng tăng. Hợp đồng giao tháng 5 đối với thép cây xây dựng nhích 0,9% lên 4.163 nhân dân tệ/tấn; thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất và giao tháng 1, tăng 0,7% lên 4.588 nhân dân tệ/tấn; thép không gỉ giao sau trên sàn Thượng Hải giảm 1,7% xuống 16.905 nhân dân tệ/tấn.

Tính chung cả tháng 11, hầu hết các kim loại cơ bản khác đều giảm khoảng 2-5%, giá quặng sắt giảm nhẹ, trong khi giá thép giảm khoảng 10%.

Thị trường nông sản có nhiều biến động

Thị trường nông sản tháng 11 biến động mạnh, song tính chung cả tháng, giá ngũ cốc đồng loạt giảm nhẹ, đường cũng giảm theo giá dầu, riêng cà phê tăng.

Phiên cuối tháng, lúc đầu phiên giao dịch, toàn bộ thị trường ngũ cốc đều giảm giá sau khi giám đốc điều hành của Moderna Inc cảnh báo rằng các vaccine COVID-19 không có khả năng hiệu quả đối với biến thể Omicron.

Kết thúc phiên này, giá lúa mì trên sàn Chicago giảm xuống mức thấp nhất gần ba tuần do lo ngại rằng sự lây lan của biến thể Omicron có thể làm chậm lại tăng sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, khiến các nhà đầu tư giảm mua các tài sản rủi ro. Giá lúa mì trên sàn Chicago giảm 35 US cent xuống mức 7,87-1/5 đô la/bushel. Trước đó trong phiên giao dịch, hợp đồng này đã giảm xuống mức $ 7,82-1/2, mức thấp nhất kể từ ngày 10/11.

Giá lúa mỳ giảm xuống mức thấp nhất sau gần 3 tuần do lo ngại biến thể mới Omicron
Giá lúa mỳ giảm xuống mức thấp nhất sau gần 3 tuần do lo ngại biến thể mới Omicron

Giá ngô cũng giảm theo giá lúa mì, trong khi đậu tương đi xuống phiên thứ năm liên tiếp, do thị trường dầu thô giảm mạnh và thời tiết tốt thuận lợi cho sự phát triển cây trồng ở Nam Mỹ. Ngoài ra, giá đậu tương cũng giảm 24-1/4 cent xuống 12,17-1/4 USD/bushel, trong khi ngô giảm 14-3/4 cent xuống 5,67-1/2 USD/bushel.

Về giá đường, cũng có sự lao dốc trong phiên vừa qua. Giá đường thô kết thúc phiên giảm 3,2% xuống 18,60 cent/lb, mức giá thấp nhất trong hai tháng. Giá đường trắng phiên này cũng giảm 2,4% xuống 485,6 USD/tấn, thấp nhất 2 tháng.

Các đại lý cho biết giá đường hiện đang bị ảnh hưởng bởi tâm lý lo ngại về kinh tế vĩ mô và còn tiếp tục giảm sau khi phá vỡ đường xu hướng tăng kéo dài 18 tháng.

Rabobank dự báo giá đường thô sẽ đạt trung bình 20,80 cent trong quý 3 năm sau khi thị trường đường ghi nhận thâm hụt 2,3 triệu tấn vào cuối niên vụ 2021/22 (tháng 10-9) sau khi thâm hụt 1,2 triệu tấn vào năm 2020/21.

Giá cà phê arabica giao tháng 3 giảm 0,3% xuống 2,3230 USD/lb. Tuần trước, hợp đồng này đã leo lên mức cao nhất trong 10 năm, là 2,4820 USD; giá robusta phiên này ít biến động, kết thúc phiên ở mức 2.260 USD/tấn.

Rabobank dự kiến giá arabica chỉ đạt trung bình 1,66 USD trong quý 4 năm 2022 khi thị trường chuyển sang thặng dư vào năm 2022/23, với sản lượng giảm ở Brazil song tăng ở những nơi khác do các nhà sản xuất trên thế giới tận dụng giá cao.

Giá cao su lao dốc trên cả hai sàn Osaka và Thượng Hải do các nhà đầu tư lo ngại rằng virus Omicron sẽ chứng tỏ khả năng kháng vắc-xin và có thể gây ra gián đoạn kinh tế toàn cầu trên diện rộng. Đồng yen tăng giá càng gây thêm áp lực giảm giá cao su.

Kết thúc phiên vừa qua, cao su kỳ hạn tháng 5 trên Sở giao dịch Osaka giảm 6,7 yên, tương đương 2,7%, xuống 241,0 yên (2,1 USD)/kg. Tuy nhiên, tính chung cả tháng 11, giá cao su tại Osaka vẫn tăng 3,5% trong tháng, đánh dấu mức tăng hàng tháng thứ ba liên tiếp.

Cao su kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Thượng Hải phiên cuối tháng cũng giảm 355 nhân dân tệ xuống 14,935 nhân dân tệ (2,346 USD)/tấn. Giá cao su giao tháng 12trên sàn giao dịch SICOM của Singapore giảm 0,6% xuống 175,0 US cent/kg.

Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch (GFT) của Campuchia trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 9,08 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước (YoY) và chiếm 51,7% tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia này.
Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia đạt 6,83 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm cao nhất giai đoạn 2013 - 2024.
Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - ASEAN đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD hàng hóa từ khối này.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Anh, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang 2024 và Hội chợ xuất khẩu Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam (Zhejiang Expo 2024) sẽ khai mạc vào ngày 26/9 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế & Hội nghị Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM.
Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 27,2 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận xuất siêu 9,6 tỷ USD.
Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam chi 17,2 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Theo số liệu công bố ngày 11/9 của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 – 31/8), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 20,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam chi 763,8 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa từ Lào trong 7 tháng đầu năm 2024, tương ứng tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Trong 19 mặt hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang Lào, xăng dầu là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất với 43 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 17,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, lễ hội trái cây tại Bắc Kinh sắp tới sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả.
Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tỉnh Tiền Giang thu về 3,98 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu, dự kiến cả năm đạt 5,7 tỷ USD.
Ngành da giày dự kiến mang về 27 tỷ USD năm 2024

Ngành da giày dự kiến mang về 27 tỷ USD năm 2024

Dự báo ngành da giày có thể mang về 27 tỷ USD năm 2024 được đưa ra trong bối cảnh các đơn hàng của doanh nghiệp đang phục hồi.
Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng hơn 25% trong 8 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng hơn 25% trong 8 tháng đầu năm 2024

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và 6 thị trường lớn nhất đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt, đạt tổng giá trị 402 tỷ USD.
Việt Nam có tháng xuất khẩu cao nhất năm 2024

Việt Nam có tháng xuất khẩu cao nhất năm 2024

Theo báo cáo kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê (GSO), tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 70,6 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 4,5 tỷ USD.
'ĐBSCL cần có một trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng'

'ĐBSCL cần có một trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng'

Tại hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL ngày 6/9, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu Tô Minh Dương cho rằng, việc thành lập trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng ĐBSCL sẽ là nơi để các địa phương trao đổi thông tin với đối tác, mở ra cơ hội hợp tác thương mại mới cho doanh nghiệp.
Xuất khẩu thủy sản tăng 9% trong 8 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu thủy sản tăng 9% trong 8 tháng đầu năm 2024

Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tiếp tục đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%, đạt gần 953 triệu USD.
Việt Nam muốn phát triển trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày

Việt Nam muốn phát triển trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày

Việc thành lập trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày tại Việt Nam không chỉ tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên phụ liệu nhanh chóng mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội kinh doanh, tiếp cận các công nghệ mới, tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm thời trang Việt Nam...
Bộ Công Thương sắp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vùng ĐBSCL

Bộ Công Thương sắp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vùng ĐBSCL

Ngày 6/9 sắp tới, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ.
Indonesia là thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam chi 5,67 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ Indonesia trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 133 triệu USD.
Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nhóm hàng nông lâm thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó xuất khẩu đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu đạt 28,28 tỷ USD.
Nguyên phụ liệu dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Myanmar

Nguyên phụ liệu dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Myanmar

Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar 19 mặt hàng chính, trong đó nguyên phụ liệu dệt may có kim ngạch lớn nhất.
Đào tạo về phát triển xanh cho doanh nghiệp xuất khẩu vùng ĐBSCL

Đào tạo về phát triển xanh cho doanh nghiệp xuất khẩu vùng ĐBSCL

Ngày 5/9 tới đây, tại TP Cần Thơ, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ phối hợp tổ chức chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh cho các doanh nghiệp của vùng ĐBSCL.
Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Việt Nam nhập khẩu quặng và khoáng sản từ 6 thị trường thuộc ASEAN, trong đó Lào là thị trường cung cấp lớn nhất.
Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (29/8), mặt hàng đậu tương trên thị trường thế giới ghi nhận phiên tăng vọt sau công bố báo cáo xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Việt Nam thu về 32,5 tỷ USD từ việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

Trong 8 triệu tấn dầu thô nhập khẩu lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, có tới 7,09 triệu tấn Việt Nam nhập từ Kuwait.
Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng (chủ yếu cá tra) nhiều thứ hai, chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.
Xuất khẩu sắt thép sang Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu sắt thép sang Mỹ tăng mạnh

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam đã xuất khẩu được 8,05 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Hơn 120.000 tấn đường sắp được đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu

Hơn 120.000 tấn đường sắp được đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành các quyết định liên quan đến việc tổ chức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024.
Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường, Thilogi tăng cường dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc thông qua cảng biển quốc tế Chu Lai.
Giá cà phê xuất khẩu tăng cao nhất trong nhóm nông sản

Giá cà phê xuất khẩu tăng cao nhất trong nhóm nông sản

Theo Mekong ASEAN tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 8/2024 (1/8 – 15/8), tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt 1,09 tỷ USD, tăng mạnh 40,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra mang về hơn 1,1 tỷ USD trong 7 tháng

Xuất khẩu cá tra mang về hơn 1,1 tỷ USD trong 7 tháng

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm