Yonhap đưa tin, các nhà chức trách Hàn Quốc ngày 11/1 cho biết, một phân tích của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) về hộp đen ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) và hộp đen ghi âm buồng lái (CVR) của máy bay Boeing 737-800 cho thấy việc ghi âm đã dừng lại ở cả hai thiết bị khoảng 4 phút trước khi gặp nạn.
Theo đó, DFR và CVR đã ngừng ghi dữ liệu từ 8h59 sáng 29/12/2024, trong khi máy bay hạ cánh bằng bụng rồi trượt khỏi đường băng và đâm vào bức tường bê tông cuối đường băng lúc 9h03.
Các nhà chức trách cho biết, mặc dù hộp đen có vai trò rất quan trọng cho các cuộc điều tra, song đây không phải là nguồn bằng chứng duy nhất. “Cuộc điều tra bao gồm việc phân tích nhiều nguồn thông tin khác nhau, như hồ sơ kiểm soát không lưu, cảnh quay video về vụ tai nạn và các mảnh vỡ tại hiện trường,” giới chức cho biết.
Cảnh sát làm việc tại hiện trường vụ tai nạn máy bay ở Sân bay quốc tế Muan, ngày 4/1. Ảnh: Yonhap |
Tuần trước, các thành phần hộp đen của máy nay đã được gửi đến Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) ở Washington để xác minh chéo nhằm đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu. Các nhà điều tra Hàn Quốc được cử đến Mỹ dự kiến sẽ về nước vào ngày 13/1 để tiếp tục cuộc điều tra tại quê nhà.
Sáng 29/12/2024, chiếc máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Jeju Air khởi hành từ Bangkok, Thái Lan đã gặp nạn khi hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Muan, cách thủ đô Seoul 290km về phía nam.
Máy bay đã hạ cánh bằng bụng, trượt khỏi đường băng và phát nổ sau khi đâm vào một bức tường bê tông kiên cố ở cuối sân bay. Tất cả 175 hành khách và 4 trong số 6 thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng. Chỉ có 2 tiếp viên hàng không may mắn sống sót vì ngồi ở phần đuôi máy bay.
Theo Reuters, khoảng 4 phút trước khi xảy ra thảm họa, các phi công nói với kiểm soát không lưu rằng máy bay đã đâm phải chim và tuyên bố tình trạng khẩn cấp. 2 phút trước khi thực hiện cuộc gọi khẩn cấp, kiểm soát không lưu đưa ra cảnh báo với máy bay về nguy cơ đâm phải chim.
Khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, các phi công đã từ bỏ nỗ lực hạ cánh và bắt đầu bay vòng lại. Nhưng thay vì thực hiện một cú bay đầu hoàn chỉnh, chiếc máy bay này đã rẽ đột ngột và tiếp cận đường băng duy nhất của sân bay từ phía đối diện, hạ cánh khẩn cấp mà không hạ càng đáp.
Ông Sim Jai-dong, cựu điều tra viên tai nạn của Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc, cho rằng việc phát hiện ra dữ liệu bị mất trong những phút cuối là điều đáng ngạc nhiên và cho thấy toàn bộ nguồn điện, bao gồm cả nguồn dự phòng, có thể đã bị cắt và đây là điều rất hiếm khi xảy ra.
Cuộc điều tra về vụ tai nạn cũng sẽ tập trung vào bức tường bê tông, được thiết kế để chống đỡ hệ thống định vị hỗ trợ máy bay hạ cánh. Các nhà điều tra sẽ tìm hiểu lý do cấu trúc này được xây dựng bằng vật liệu cứng như vậy và tại sao nó lại được đặt gần cuối đường băng.
'Nhiều người sẽ sống sót nếu máy bay của Jeju Air không đâm vào bức tường' Chuyên gia hàng không cho biết giới chức Hàn Quốc nên đặt nghi vấn về bức tường ở cuối đường băng - công trình mà chiếc máy bay của hãng Jeju Air đã va chạm khi hạ cánh bằng bụng và trượt trên sân băng, gây ra thảm họa khiến 179 người thiệt mạng. |
Jeju Air hứng chịu làn sóng hủy vé sau thảm kịch hàng không Hãng hàng không Jeju Air của Hàn Quốc đối mặt với khủng hoảng sau khi ghi nhận 68.000 lượt đặt vé máy bay bị hủy trong một ngày sau vụ tai nạn máy bay Boeing 737-800 khiến 179 người thiệt mạng. |
Hàn Quốc đã xác định danh tính 174/179 nạn nhân vụ tai nạn máy bay Giới chức Hàn Quốc thông báo đã xác định được danh tính của 174 trong số 179 người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air tại Sân bay Quốc tế Muan xảy ra vào ngày 29/12. |
Hàn Quốc trích xuất thành công dữ liệu từ hộp đen máy bay Jeju Air Phát biểu ngày 1/1, đại diện chính phủ Hàn Quốc cho biết các nhà điều tra đã hoàn thành việc trích xuất dữ liệu ban đầu từ một trong những hộp đen của máy bay Boeing 737-800 gặp nạn của hãng hàng không Jeju Air. |