Lazada và Shopee thống trị thương mại điện tử trên mạng xã hội

Lazada Shopee
15:22 - 25/07/2022
Lazada và Shopee thống trị thương mại điện tử trên mạng xã hội
0:00 / 0:00
0:00
Theo Báo cáo ngành thương mại điện tử của Reputa theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội, trong tháng 6 vừa qua, Shopee, Lazada và Thế giới Di động tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng những công ty thương mại điện tử phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, những vị trí còn lại lần lượt thuộc về Điện máy Xanh, FPT Shop, Tiki, Bách hóa Xanh, Sendo, Media Mart và CellphoneS.

Bảng xếp hạng Top 10 sàn TMĐT theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội. Ảnh: Theo Reputa
Bảng xếp hạng Top 10 sàn TMĐT theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội.
Ảnh: Theo Reputa

Kết quả đánh giá của Reputa dựa trên tần suất thảo luận, tương tác, lan tỏa và lưu lượng truy cập website. Trong đó, Shopee và Lazada thu hút nhiều lượt tương tác đến từ các chương trình minigame, săn sale tưng bừng và mở voucher khủng. Thế giới Di động cũng thu hút tương tác từ biện pháp tương tự.

Thành công của Shopee và bài học cho Việt Nam.

Trong số này, sự thành công vang dội của nền tảng mua sắm online Shopee phần lớn nhờ vào chiến lược marketing tập trung vào các đợt giảm giá. Đây cũng là sàn thương mại điện tử khởi xướng trào lưu săn sale của giới trẻ thông qua các đợt khuyến mãi hàng tháng và các dịp đặc biệt.

Shopee không chỉ là sàn giao dịch giữa các cá nhân thực hiện mua - bán, mà còn mở rộng sân chào đón các thương hiệu lớn gia nhập, mở rộng tệp khách hàng đến những người có yêu cầu cao. Tuy nhiên, sàn giao dịch này hiện tại vẫn tập trung tệp khách hàng ưa thích giảm giá, sản phẩm giá rẻ, có xu hướng tích cực săn sale.

Tuy các sàn thương mại điện tử nội địa Việt Nam hiện vẫn đứng sau so với các sàn quốc tế như Shopee (Singapore) và Lazada (Trung Quốc), nhưng theo Báo cáo 6 tháng đầu năm 2022 của Metric, Việt Nam được coi là "tiềm năng" trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.

Về phát triển của thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới, thương mại điện tử Việt Nam đang có một tiền đề vững chắc để phát triển, với một khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử khá hoàn thiện, hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, sự phổ cập của Internet và điện thoại thông minh cho người tiêu dùng.

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngày càng được mở rộng và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến. Với sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng, quy trình hoạt động, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cùng với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet, ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng của phát triển kinh tế số.

Công nghệ phát triển cùng sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người dùng đã biến thương mại điện tử trở thành xu thế chung của toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.