Mỹ siết quy định hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc

MỸ Chip
11:16 - 12/09/2022
Mỹ siết quy định hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc
0:00 / 0:00
0:00
Reuters đưa tin, Mỹ đang có kế hoạch mở rộng danh sách hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc đối với công cụ chế tạo chip điện tử và các loại chất bán dẫn dùng cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) vào tháng 10 tới.

Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) dự kiến công bố những quy định chính thức mới dựa trên các biện pháp hạn chế, được trình bày trong thư gửi tới 3 công ty Mỹ gồm KLA Corp, Lam Research Corp và Applied Materials Inc vào đầu năm nay.

Cụ thể, 3 doanh nghiệp này chỉ được phép xuất khẩu các công cụ chế tạo chất bán dẫn điện tử với tiến trình 14 nanometer sang Trung Quốc khi có giấy phép của Bộ Thương mại Mỹ.

Tháng 8 vừa qua, các quan chức Mỹ đã yêu cầu 2 công ty sản xuất chip hàng đầu như Nvidia Corp và Advanced Micro Devices (AMD) ngừng xuất khẩu chip điện tử phục vụ trí tuệ nhân tạo (AI) sang Trung Quốc nếu không có giấy phép.

Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ cho biết dù có khả năng xin được giấy phép, nhưng Bộ chủ yếu sẽ từ chối xuất khẩu chip sang thị trường Trung Quốc. Thông báo này báo hiệu sự leo thang lớn của Mỹ trong việc hạn chế năng lực công nghệ của Trung Quốc khi căng thẳng gia tăng liên quan đến vấn đề Đài Loan (Trung Quốc), nơi đặt các nhà máy sản xuất chip cho Nvidia và hầu hết các hãng chip lớn khác.

Bên cạnh đó, những quy định mới nhiều khả năng sẽ đi kèm với các hành động bổ sung đối với Trung Quốc, chẳng hạn như quyết định thêm các thực thể phát triển “siêu máy tính” của Bắc Kinh (Trung Quốc) vào danh sách đen về thương mại.

Hình thức thư chỉ thị nêu trên cho phép Bộ Thương mại Mỹ bỏ qua quy trình ban hành luật mất nhiều thời gian để áp dụng những biện pháp hạn chế một cách nhanh chóng. Tất nhiên, những bức thư này chỉ có hiệu lực đối với các công ty nhận được thông báo này.

Việc biến những chỉ thị vừa nêu thành quy định sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp khác của Mỹ sản xuất công nghệ tương tự, nhất là các hãng đang muốn cạnh tranh với ảnh hưởng chi phối của của Nvidia và AMD về chip AI.

Tuy nhiên, những biện pháp hạn chế nhiều khả năng có thể được điều chỉnh khiến thời điểm công bố quy định chính thức sẽ diễn ra muộn hơn dự kiến.

Ảnh hưởng của hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc đối với các công ty Mỹ

Động thái của Bộ Thương mại Mỹ diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tăng cường kiềm chế Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ mà Mỹ vẫn đang có lợi thế chi phối. Tuy nhiên, về phía các nhà sản xuất chất bán dẫn Mỹ phàn nàn rằng việc hạn chế xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thế hệ chip tiếp theo.

Theo Reuters, Nvidia ước tính sẽ mất đi ít nhất 400 triệu USD doanh thu hàng quý do các hạn chế mới. Công ty cho biết lệnh cấm ảnh hưởng đến các chip A100 và H100 của họ được thiết kế để tăng tốc các tác vụ máy học (machine learning). Trong đó, lệnh cấm có thể cản trở việc hoàn thành phát triển H100 - con chip hàng đầu mà Nvidia mới công bố trong năm nay.

Điều này, có thể khiến khả năng phát triển các tác vụ nâng cao như nhận dạng hình ảnh của các công ty Trung Quốc bị suy yếu, đồng thời cản trở hoạt động kinh doanh của Nvidia tại thị trường tỷ dân này.

Trong khi đó, AMD không cung cấp dữ liệu về doanh số bán hàng của mình mà chỉ lưu ý rằng các hạn chế mới sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm thế hệ mới nhất.

Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Mỹ giải thích rằng các biện pháp mới là một phần trong chính sách của Mỹ nhằm xem xét lại các hạn chế xuất khẩu. Mục đích của chính sách này là đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất tại nền kinh tế lớn nhất thế giới hoặc sử dụng các công nghệ của Mỹ không lọt vào các tổ hợp công nghiệp - quân sự của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc đang tích cực phát triển công nghệ độc quyền để sản xuất các vật liệu tổng hợp silicon carbide, như một phần của nỗ lực phối hợp nhằm hỗ trợ đổi mới và phát triển năng lực sản xuất chip của nước này.

Việc sử dụng silicon carbide trong sản xuất tấm bán dẫn sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất của thành phẩm. Hậu quả là các doanh nghiệp Mỹ sẽ dần mất quyền tiếp cận thị trường bán dẫn Trung Quốc, mà đây là thị trường lớn nhất thế giới.

Đạo luật Khoa học và CHIP khuyến khích sản xuất chip tại Mỹ, đồng thời cung cấp những gói hỗ trợ trị giá 52 tỷ USD từ chính phủ Mỹ cho các nhà sản xuất chip Mỹ. Tuy nhiên, các công ty chỉ có thể nhận được hỗ trợ này nếu họ cam kết không đầu tư vào sản xuất ở Trung Quốc trong vòng 10 năm.

Mặc dù vậy đối với các doanh nghiệp, hoàn toàn không rõ liệu trợ cấp có đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt thu nhập từ thị trường Trung Quốc, cũng như chi phí bổ sung cho việc di chuyển chuỗi cung ứng và sản xuất của họ hay không?

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.