Ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD năm 2022

Bất chấp khó khăn từ đại dịch COVID-19 và những vướng mắc tại thị trường Mỹ trong năm qua, ngành gỗ Việt Nam vẫn vượt mục tiêu xuất khẩu đề ra ước đạt 15,6 tỷ USD và hướng tới tăng giá trị xuất khẩu lên 16,5 tỷ USD trong năm 2022.

Ngành gỗ đạt xuất siêu cao, ước khoảng 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020
Ngành gỗ đạt xuất siêu cao, ước khoảng 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020

Bất chấp khó khăn “về đích” trong 2021

Đề cập đến kết quả đạt được trong năm 2021, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Lâm nghiệp cho biết tại Hội nghị giao ban ngành gỗ năm 2021 sáng 17/12, ngành gỗ đã vượt kế hoạch đề ra, trị giá xuất khẩu gỗ, lâm sản vào một số thị trường truyền thống giữ mức tăng trưởng cao.

Hội nghị “Giao ban ngành gỗ Quý IV năm 2021, sáng 17/12
Hội nghị “Giao ban ngành gỗ Quý IV năm 2021, sáng 17/12

Về giá trị xuất khẩu, trong 11 tháng năm 2021, ngành gỗ đạt 14,27 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung cả năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do COVID-19 nhưng giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản có thể ước đạt trên 15,6 tỷ USD, tăng trưởng trên 18% so với năm 2020, vượt kế hoạch đặt ra (14 tỷ USD). Xuất siêu cao, ước khoảng 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020.

Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020; lâm sản ngoài gỗ đạt 1,1 tỷ USD, tăng 29,5%.

Giá trị xuất khẩu một số sản phẩm tăng cao như dăm gỗ tăng 18,4%; viên nén gỗ tăng 17,4% do nhu cầu tiêu dùng nhiệt điện tăng mạnh tại một số quốc gia; xuất khẩu ván dán đạt 1,1 tỷ USD.

Về thị trường, gỗ và lâm sản Việt Nam được xuất sang hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ đạt 9,1 tỷ USD, tăng 21,4 % so với năm 2020; Nhật Bản đạt 1,45 tỷ USD, tăng 6,7%; Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD, tăng 23,7%; EU đạt 1,1 tỷ USD, tăng 14,4 % và Hàn Quốc đạt 0,95 tỷ USD, tăng 5,7 %.

Ông Nghĩa cho biết, ngành gỗ trong năm 2021 cũng thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, với 203 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Trong đó có 46 doanh nghiệp FDI với tổng số vốn đăng ký là 71,6 triệu USD, bình quân khoảng 1,6 triệu USD. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Trung Quốc, chiếm 36/46 doanh nghiệp.

Đánh giá cao hoạt động ngành gỗ trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, năm 2021 là một năm đầy khó khăn, dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung cả nước trong đó có ngành lâm nghiệp.

Ngành gỗ gặp khó khăn hơn nữa khi 70% năng lực chế biến gỗ tập trung vào vùng tâm dịch là TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ từ đầu tháng 4/2021 đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, cuộc tranh chấp thương mại vụ việc với Hoa Kỳ đã gây ra nguy cơ ảnh hưởng đến thị trường lớn nhất của Việt Nam chiếm 60% thị phần xuất khẩu ngành gỗ”, Thứ trưởng Doanh nói.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, Thứ trưởng nhận định những khó khăn do COVID-19 gây ra đều đã được ngành gỗ nỗ lực khắc phục. Sự việc tranh chấp thương mại cũng đã được giải quyết trọn vẹn vào tháng 10/2021, hai bên ký thỏa thuận và cùng nhau xây dựng kế hoạch hành động để giải quyết ổn thỏa thúc đẩy giao thương ngành gỗ hai nước phát triển và được Hoa Kỳ đánh giá cao.

Ảnh tác giả

“Bất chấp những khó khăn năm 2021, ngành gỗ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong 11 tháng năm 2021 xuất khẩu đạt 14,27 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ, cả năm có thể đạt hơn 15 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra. Đây là con số vô cùng ấn tượng trong bối cảnh khó khăn đặc biệt”.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh

Bức tranh đã chuyển màu sáng

Năm 2022 được dự báo sẽ không dễ dàng với ngành gỗ khi phải vượt qua những thách thức như COVID-19 còn diễn biến phức tạp, các thị trường chính xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ của Việt Nam ngày càng yêu cầu thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp và sự thay đổi thị hiếu sang các vật liệu thân thiện với môi trường, nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa ngày càng gia tăng, chi phí logistics chưa thể cải thiện.

Tuy nhiên, ông Bùi Chính Nghĩa nhận định rằng ngành gỗ Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển trong năm 2022.

Ảnh tác giả

“Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam chiếm khoảng 8% thị phần thương mại nhập khẩu gỗ và lâm sản của thế giới nên các doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng, phát triển thị phần. Ngoài ra, bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung và cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia sẽ đem lại nhiều thời cơ phát triển mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp”.

Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp

Mục tiêu hướng tới trong năm 2022 được lãnh đạo Tổng cục lâm nghiệp thông qua tại hội nghị là phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu bền vững, hiệu quả, đưa giá trị xuất khẩu lâm sản đạt từ 16,5 tỷ USD trở lên, tăng 5,7 % so với 2021.

Cụ thể, xuất khẩu sản phẩm gỗ hướng đến 11,47 tỷ USD, tăng 5,7%; gỗ các loại 3,84 tỷ USD, tăng 5,5 %; lâm sản ngoài gỗ là 1,19 tỷ USD, tăng 7,7%.

Mục tiêu gia tăng xuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ đạt 9,7 tỷ USD, tăng 6,8%; Nhật Bản 1,5 tỷ USD, tăng 2,1%; Trung Quốc 1,6 tỷ USD, tăng 7,4%; EU đạt 1,1 tỷ USD, tăng 4,5 %; Hàn Quốc 0,9 tỷ USD, tăng 1,8 %; các thị trường còn lại 1,7 tỷ USD, tăng 4,1%.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, bức tranh ngành gỗ đã chuyển từ màu xám sang màu sáng, các doanh nghiệp phục hồi. Trên 90% lao động đã quay trở lại sản xuất, tình trạng đứt gãy chuỗi cung về nguyên liệu, vật tư trong nước đã khắc phục được phần nào.

Ảnh tác giả

"Yếu tố tạo sự thay đổi mạnh mẽ cho bức tranh ngành gỗ những tháng cuối năm 2021 là sự thay đổi chiến lược “zero covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt” và những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh".

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

Để đạt được mục tiêu đề ra 16,5 tỷ USD trong năm 2022, ông Lập cho rằng các doanh nghiệp ngành gỗ cần khắc phục những khó khăn hiện tại, trong đó tập trung vào ba vấn đề: lao động, cước phí logistics và nguyên liệu nhập khẩu.

“Năm 2022, các doanh nghiệp ngành gỗ cần thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 128 và quyết định 4800 của Bộ Y tế nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, chủ động phục hồi sản xuất kinh doanh, coi vaccine và năng lực y tế là yếu tố then chốt trong chiến lược phục hồi”, ông Lập nói.

Trong khi đó, khó khăn về vận tải biển, chi phí logistics ở mức cao chưa có dấu hiệu dừng lại đang gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho ngành, giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới. Đã có những tín hiệu ban đầu về việc chuyển dịch thị trường nhập khẩu từ Việt Nam sang một số quốc gia khác có lợi thế cạnh tranh cao hơn Việt Nam.

Thay đổi phương thức đóng hàng để giảm cước logistics
Thay đổi phương thức đóng hàng để giảm cước logistics

Các doanh nghiệp cần thay đổi phương thức đóng hàng, giao hàng chuyển từ đóng gói cồng kềnh sang hình thức giao hàng theo các bộ phận tách rời, nhằm tiết kiệm diện tích container, giảm cước phí logistic.

Về nguyên liệu chế biến của ngành cũng cần sự chuyển đổi của các doanh nghiệp từ gỗ nhập khẩu sang gỗ rừng trồng trong nước là chiến lược dài hạn, chủ động nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào.

Thay mặt Hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản, ông Lập đưa ra kiến nghị các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ cung nguyên liệu gỗ nhiệt đới nhập khẩu, đẩy mạnh rà soát các dự án FDI có tín hiệu rủi ro đặc biệt là các dự án có nguồn gốc từ những nước đã bị áp thuế chống bán phá giá.

“Trong thời gian tới, ngành gỗ kiến nghị Chính phủ cần có những cơ chế, chính sách đột phá giúp duy trì tăng trưởng ngành gỗ với những hoạt động phù hợp”, ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.

Thái Lan khởi xướng chống bán phá giá thép không gỉ từ Việt Nam

Thái Lan khởi xướng chống bán phá giá thép không gỉ từ Việt Nam

Ngày 3/10, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nhận được thông tin về việc Cục Ngoại thương Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt mức 13 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Việt Nam ghi nhận nhập siêu 2,56 tỷ USD từ thị trường này.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Quý 3/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng gần 13%, lên mức 2,76 tỷ USD.
Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam

Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam

Trong tổng 259 vụ phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngành thép chiếm khoảng hơn 30% với 79 vụ.
Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Chiếm 23% tỷ trọng giá trị xuất khẩu, CTCP Nam Việt (Navico) trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam sang Colombia.
Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Pháp đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Ba quốc gia chiếm gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu của Campuchia

Ba quốc gia chiếm gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu của Campuchia

Theo Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), 8 tháng đầu năm 2024, Campuchia chi 18,9 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới.
Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Thị trường điều tra ngày càng mở rộng, xu hướng điều tra khắt khe hơn, phạm vi sản phẩm điều tra đa dạng.... là những điểm nổi bật trong vấn đề phòng vệ thương mại của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.
Khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc

Khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 29/9, Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc đã được khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn và Nam Việt tăng trưởng trái chiều

Giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn và Nam Việt tăng trưởng trái chiều

Trong tháng 8/2024, giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn tăng mạnh, trong khi Nam Việt lại quay đầu giảm.
Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Theo tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, thương mại nông sản của Việt Nam và thế giới đạt 1,48 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Nhóm 5 thị trường nước ngoài cung cấp thủy sản lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024 lần lượt là Ecuador, Nga, Việt Nam, Canada và Ấn Độ.
Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Tháng 8/2024, cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang Israel, Nga ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch với mức tăng tới 3 con số.
Thương mại Campuchia với các nước RCEP tăng hơn 17% trong 8 tháng 2024

Thương mại Campuchia với các nước RCEP tăng hơn 17% trong 8 tháng 2024

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại của Campuchia với các thành viên Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đạt 22,92 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 62% tổng kim ngạch thương mại của nước này.
Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Ngày 25/9, Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt và may Việt Nam – VTG 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP HCM.
Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/9, Việt Nam xuất khẩu 1,85 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, thu về 851 triệu USD, giảm 6,4% về lượng nhưng lại tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Sắp diễn ra hội chợ kinh tế, du lịch biên giới Việt - Trung 2024

Sắp diễn ra hội chợ kinh tế, du lịch biên giới Việt - Trung 2024

Sự kiện dự kiến diễn ra từ 26/11 – 1/12/2024 tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD hàng hóa sang Philippines

Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD hàng hóa sang Philippines

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Philippines đạt 5,7 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam ghi nhận xuất siêu 2,41 tỷ USD hàng hóa sang thị trường này.
Tôm có tháng xuất khẩu cao nhất từ đầu năm

Tôm có tháng xuất khẩu cao nhất từ đầu năm

Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 404 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD trong nửa đầu tháng 9/2024

Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD trong nửa đầu tháng 9/2024

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 9/2024 (1/9 – 15/9), thương mại Việt Nam – thế giới đạt 28,5 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY), Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD.
Phân bón Cà Mau gần hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm chỉ sau 8 tháng

Phân bón Cà Mau gần hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm chỉ sau 8 tháng

8 tháng đầu năm 2024, Phân bón Cà Mau (DCM) đã xuất khẩu hơn 200.000 tấn ure, tương ứng hoàn thành 93% kế hoạch cho cả năm 2024.
Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Theo CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC), tháng 8/2024, doanh nghiệp thu về 1.172 tỷ đồng doanh thu, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch (GFT) của Campuchia trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 9,08 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước (YoY) và chiếm 51,7% tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia này.
Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia đạt 6,83 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm cao nhất giai đoạn 2013 - 2024.
Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - ASEAN đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD hàng hóa từ khối này.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Anh, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang 2024 và Hội chợ xuất khẩu Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam (Zhejiang Expo 2024) sẽ khai mạc vào ngày 26/9 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế & Hội nghị Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM.
Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 27,2 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận xuất siêu 9,6 tỷ USD.
Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam chi 17,2 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Theo số liệu công bố ngày 11/9 của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 – 31/8), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 20,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam chi 763,8 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa từ Lào trong 7 tháng đầu năm 2024, tương ứng tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Trong 19 mặt hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang Lào, xăng dầu là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất với 43 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 17,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, lễ hội trái cây tại Bắc Kinh sắp tới sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả.
Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tỉnh Tiền Giang thu về 3,98 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu, dự kiến cả năm đạt 5,7 tỷ USD.
Xem thêm