Ngược dòng đối thủ, Grab sẽ không sa thải nhân viên hàng loạt

Dịch vụ ĐÔNG NAM Á
07:34 - 26/09/2022
Trụ sở Grab tại Singapore. Ảnh: Reuters
Trụ sở Grab tại Singapore. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Bất chấp xu hướng sa thải nhân viên hàng loạt để đối phó với thua lỗ của các đối thủ, công ty gọi xe lớn nhất Đông Nam Á Grab không có kế hoạch thực hiện các động thái tương tự, đồng thời tiếp tục tuyển dụng có chọn lọc.

Reuters trích dẫn giám đốc điều hành Alex Hungate cho biết Grab vẫn luôn lo lắng về suy thoái kinh tế toàn cầu và "rất cẩn thận và thận trọng đối với bất kỳ việc tuyển dụng nào". Do đó, khác với các công ty đối thủ khác, tình hình tuyển dụng của tập đoàn không tới mức quá "tuyệt vọng" và phải đóng băng hoặc sa thải hàng loạt nhân viên.

Ông Hungate cho biết khoảng giữa năm nay, Grab đã thực hiện một số động thái tái cơ cấu cụ thể. Vì vậy, tập đoàn không nằm trong danh mục các công ty sa thải nhân viên hàng loạt. Thêm vào đó, nói với Reuters hôm 25/9, đại diện Grab cho biết cũng đang tuyển dụng thêm các vị trí trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, công nghệ bản đồ và các lĩnh vực chuyên môn khác.

Grab là một công ty quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á và có khoảng 8.800 nhân viên tính tới cuối năm 2021. Cũng giống các đối thủ của mình, tập đoàn có thể hưởng lợi từ sự bùng nổ của dịch vụ ăn uống và đặt hàng trong thời kỳ đại dịch Covid-19, tuy nhiên lại phải chịu ảnh hưởng ở mảng dịch vụ gọi xe.

Khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, nhu cầu giao đồ ăn đang giảm dần trong khi dịch vụ đi xe vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Định giá của công ty vì vậy cũng đã giảm đáng kể cùng với các rủi ro gây ra bởi lạm phát, tăng trưởng chậm hơn và lãi suất tăng cao.

Trong bối cảnh đó, công ty thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á Shopee đã phải cắt giảm việc làm ở nhiều quốc gia khác nhau và đóng cửa một số hoạt động ở nước ngoài sau khi công ty mẹ Sea báo cáo lỗ ngày càng lớn.

Theo đó vào tháng 8, ngay cả khi Grab không có ý định sa thải nhân viên hàng loạt, tập đoàn cũng đã phải đóng cửa hàng chục trung tâm phân phối hàng tạp hóa theo yêu cầu và làm chậm việc triển khai các cơ sở tập trung giao hàng. Theo ông Hungate, Grab cũng phải thắt chặt chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - nơi tập đoàn đang phát triển các dịch vụ như thanh toán, ví và cho vay tài chính phi ngân hàng.

Ngoài các động thái trên, Grab cũng đã tái tổ chức lại đơn vị fintech của mình để tập trung vào các lĩnh vực sinh lợi hơn với sự ra đi của một số giám đốc điều hành cấp cao.

Hiện Grab chủ yếu tập trung vào việc bán các sản phẩm cho vay và bảo hiểm trên nền tảng của mình cho các thương gia và tài xế. Với các thay đổi này, cơ cấu kinh doanh của tập đoàn sẽ hướng tới tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Công ty đang đặt cược vào việc phát triển các dịch vụ tài chính bằng cách cung cấp dịch vụ ngân hàng và các sản phẩm khác tại các thị trường trọng điểm.

Hoạt động tại hơn 480 thành phố ở 8 quốc gia, Grab đang sở hữu hơn 5 triệu tài xế đã đăng ký và hơn 2 triệu người bán trên nền tảng của mình. Vào tháng 12 năm ngoái, công ty đã chính thức niêm yết trên sàn Nasdaq sau vụ sáp nhập kỷ lục trị giá 40 tỷ USD với một công ty SPAC. Kể từ khi niêm yết, cổ phiếu của công ty giảm khoảng 60%, đạt giá trị thị trường 10,6 tỷ USD.

Cổ phiếu của Grab đã giảm khoảng 60% trong năm nay, đạt giá trị thị trường 10,6 tỷ USD.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.