Phát triển dịch vụ dựa trên chuyển đổi số thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Dịch vụ CHUYỂN ĐỔI SỐ
16:01 - 06/08/2022
Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Theo Ban Kinh tế Trung ương
Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Theo Ban Kinh tế Trung ương
0:00 / 0:00
0:00
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, phát triển ngành dịch vụ là động lực quan trọng để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP tăng dần qua các năm và hiện chiếm trên 40%.

Đây là ý kiến được ông Trần Tuấn Anh đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ngày 5/8, do Ban Kinh tế Trung ương cùng Thành ủy Đà Nẵng và Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức.

“Kết quả đánh giá công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn vừa qua cho thấy cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khu vực dịch vụ đã có bước tăng trưởng đáng kể về quy mô, đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống” ông Trần Tuấn Anh nói thêm.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành dịch vụ cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề lớn đặt ra như Việt Nam luôn nhập siêu trong các cán cân thương mại dịch vụ, nhất là với dịch vụ có hàm lượng công nghệ và trí thức cao. Một số dịch vụ quan trọng hiện nay còn có tỷ trọng nhỏ như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Cụ thể, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (chiếm 5,37%); khoa học và công nghệ (1,29%); giáo dục và đào tạo (4,03%), thông tin truyền thông (0,68%).

Hệ thống hạ tầng thương mại chưa theo kịp với nhu cầu phát triển, chi phí logistic vẫn chiếm tỷ trọng cao. Một số mô hình kinh tế chia sẻ, mô hình kinh tế nền tảng dựa trên công nghệ số, nền tảng số phát triển nhanh nhưng còn thiếu cơ chế kiếm soát đồng bộ nên gây xâm lấn và phá vỡ kết cấu kinh tế truyền thống.

Bên cạnh đó, ông Trần Tuấn Anh cũng lưu ý rằng, phát triển ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phát triển dịch vụ công nghệ cao, hình thành được các ngành dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ số, nền tảng số; chú trọng cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên phát triển các loại dịch vụ mới có tính liên ngành.

Tái cơ cấu ngành dịch vụ dựa trên chuyển đổi số.

Tại Hội thảo, TS Trần Văn Anh, Phó Trưởng khoa Du lịch, Đại học Đông Á cho rằng, những hậu quả do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ kéo dài trong nhiều năm. Căn cứ vào những diễn biến đã và đang diễn ra, các nhà hoạch định chính sách cần đánh giá và tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế và các ngành kinh tế.

Đặc biệt, riêng với ngành du lịch, để thích ứng và phát triển bền vững trong thời gian tới có thể tái cấu trúc theo các hướng phát triển du lịch an toàn, liên kết phát triển, sản phẩm và địa bàn du lịch, nhu cầu và thị trường du lịch, nhân lực du lịch, phát triển du lịch xanh và đẩy mạnh vai trò của hiệp hội du lịch và các hiệp hội ngành nghề.

Trong khi đó, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, cần tập trung ưu tiên hàng đầu cho phát triển dịch vụ giáo dục; chú trọng tăng cường cung cấp các dịch vụ giáo dục số, đặc biệt là đại học số trên cơ sở ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập đề thúc đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cùng với đó, cần chú trọng phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như: hàng hải, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin. Quan tâm hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistics và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh khác theo hướng chú trọng dịch vụ ngân hàng số; xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững.

Mặt khác, cần phát triển mạnh ngành công nghiệp văn hóa và các dịch vụ khoa học và công nghệ, thông tin truyền thông, trong đó chú trọng và phát triển có hiệu quả hệ thống dịch vụ việc làm và an sinh xã hội. Đẩy nhanh chuyển đổi số ngành y tế, phát triển dịch vụ hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số...; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0 vào mọi lĩnh vực dịch vụ đời sống xã hội.

Để đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, ông Trần Tuấn Anh xác định, tăng cường năng lực hệ thống thương mại, phân phối bán buôn, bán lẻ đi đôi với chủ động xây dựng và phát triển nhanh các nền tảng thương mại điện tử trong nước, gắn kết với mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt Nam. Xây dựng và triển khai các đề án, chương trình phát triển các lĩnh vực dịch vụ phụ trợ nhằm cung cấp đầu vào quan trọng cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu, công nghiệp ưu tiên.

Dưới góc độ địa phương, để cơ cấu lại các ngành dịch vụ từ Đà Nẵng, chuyên gia kinh tế Bùi Quang Bình nêu quan điểm: “Tạo mọi điều kiện cho khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia vào phát triển và quản trị hạ tầng, kinh doanh dịch vụ, coi đây là động lực chính để cơ cấu lại các ngành dịch vụ”.

Ông Bình cho rằng, việc tái cơ cấu ngành dịch vụ của Đà Nẵng phải trên cơ sở tư duy mở, kết nối và tích hợp với các trung tâm dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, với các trung tâm dịch vụ phát triển nhất trên thế giới.

Hơn nữa, cơ cấu lại ngành dịch vụ cũng phải kết hợp hài hòa với các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác để Đà Nẵng tái cơ cấu kinh tế, xây dựng mô hình tăng trưởng dựa vào nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.