Phê duyệt đề án 1 triệu ha lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Ảnh minh họa: VGP
Ảnh minh họa: VGP

Mục tiêu chung của Đề án là hình thành một triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu ha.

Về canh tác bền vững, giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống dưới 70 kg/ha, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học. Giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống.

100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (Sustainable Rice Platform - SRP), tưới khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

Về tổ chức sản xuất, 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích. Trên 1 triệu hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.

Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8%; 100% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng. Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.

Về thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%.

Về xây dựng thương hiệu và xuất khẩu, lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

Đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu ha. Ảnh minh họa: VGP
Đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu ha. Ảnh minh họa: VGP

Triển khai Đề án tại 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Đề án được triển khai tại 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (không bao gồm tỉnh Bến Tre) với diện tích 1 triệu ha. Đề án sẽ triển khai theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2024 – 2025, giai đoạn 2 từ 2026 -2030

Cụ thể, giai đoạn 1, tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 180.000 ha. Bao gồm công tác tập huấn, xây dựng kế hoạch, xây dựng hệ thống đo đạc - báo cáo -thẩm định (MRV), kiểm đếm và thí điểm cấp tín chỉ carbon cho những vùng lúa đạt chuẩn, củng cố các hợp tác xã, duy tu bảo dưỡng một số công trình và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2026 - 2030.

Giai đoạn 2, xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài vùng Dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 820.000 ha. Giai đoạn này sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho những vùng diện tích mới, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, hoàn thiện hệ thống MRV. Đồng thời duy trì sản xuất bền vững ở những vùng Đề án trong giai đoạn 2024 - 2025.

Bốn tiêu chí lựa chọn vùng tham gia Đề án

Có 4 tiêu chí lựa chọn vùng tham gia Đề án, bao gồm tiêu chí về quy hoạch, cơ sở hạ tầng; tiêu chí canh tác bền vững, tăng trưởng xanh; tiêu chí về tổ chức sản xuất; tiêu chí doanh nghiệp tham gia liên kết.

Cụ thể, vùng được quy hoạch là đất chuyên trồng lúa trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, phù hợp với quy hoạch cấp tỉnh và Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng có diện tích liền mảnh tối thiểu là 50 ha; có hệ thống hạ tầng thủy lợi được đầu tư cơ bản; hạ tầng điện, viễn thông và hậu cần đảm bảo hỗ trợ tốt cho sản xuất, chế biến kinh doanh lúa gạo.

Vùng được đề xuất hiện có trên 20% diện tích canh tác lúa đã áp dụng một trong các quy trình canh tác bền vững, tưới ngập khô xen kẽ tiêu chuẩn SRP hoặc các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận, trên 70% diện tích canh tác lúa đã sử dụng giống lúa xác nhận hoặc tương đương. 100% hộ trong vùng cam kết thu gom rơm khỏi đồng ruộng để chế biến tái sử dụng.

Đề án được triển khai tại 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long. Ảnh minh họa: VGP
Đề án được triển khai tại 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long. Ảnh minh họa: VGP

Diện tích đã liên kết đạt trên 30% tổng diện tích. Trong đó có 50% số hộ trong vùng tham gia liên kết thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết với doanh nghiệp; trên 40% hộ trong vùng đã được tập huấn quy trình canh tác bền vững, tưới ngập khô xen kẽ, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững hoặc các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận. Có tổ chức khuyến nông tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân.

Doanh nghiệp tham gia Đề án phải có liên kết với hợp tác xã hoặc tổ chức nông dân ít nhất về bao tiêu sản phẩm. Doanh nghiệp cam kết tham gia Đề án và có năng lực để tổ chức, giám sát quá trình sản xuất lúa gạo ở vùng liên kết.

Đề xuất thí điểm chính sách và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho vùng chuyên canh

Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long hướng dẫn tổ chức triển khai Đề án. Phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Đề án. Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm. Tổ chức sơ kết thực hiện Đề án vào năm 2025 và tổng kết tình hình thực hiện Đề án vào năm 2030.

Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, triển khai thực hiện quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm phát thải khí nhà kính phục vụ thực hiện Đề án, phù hợp với quy định quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Xây dựng, đề xuất thí điểm chính sách và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho vùng chuyên canh.

Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá (M&E) dựa trên các chỉ số đầu ra của Đề án và các mục tiêu cụ thể. Bộ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan làm việc và tiếp nhận nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì báo cáo cơ quan có thẩm quyền xác định vốn đầu tư ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.

Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan, Bộ Tài chính chủ trì trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương để thực hiện các chế độ, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật liên quan.

6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kết quả kim ngạch kỷ lục giai đoạn 2013 – 2024.
Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến một cột mốc thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Mỹ khi kim ngạch lấy lại mốc tỷ USD sau hai năm suy giảm.
Phú Mỹ mang 'Xuân yêu thương, Tết sẻ chia' đến những hoàn cảnh khó khăn trên cả nước

Phú Mỹ mang 'Xuân yêu thương, Tết sẻ chia' đến những hoàn cảnh khó khăn trên cả nước

Tổng Công ty Phân bón & Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, Phú Mỹ) vừa khởi động chương trình “Xuân yêu thương - Tết sẻ chia”, nhằm mang lại mùa xuân ấm áp cho những hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách trên khắp cả nước.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 sáng ngày 31/12.
Thủ tướng: 'Nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái'

Thủ tướng: 'Nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái'

Tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái gồm các ngành nghề khác để cùng phát triển.
Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".
Nông nghiệp về đích ngoạn mục, hướng tới tăng trưởng 4% năm 2025

Nông nghiệp về đích ngoạn mục, hướng tới tăng trưởng 4% năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thành công của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức. Sang năm 2025, ngành đặt mục tiêu tăng trưởng từ 3,5 - 4%, kim ngạch xuất khẩu đạt 70 tỷ USD.
Hải Dương thêm 11 sản phẩm đề nghị đánh giá, công nhận OCOP quốc gia

Hải Dương thêm 11 sản phẩm đề nghị đánh giá, công nhận OCOP quốc gia

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương sẽ báo cáo UBND tỉnh đề nghị đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm mới.
Hà Nội: Giá thịt lợn tăng nhẹ dịp cuối năm

Hà Nội: Giá thịt lợn tăng nhẹ dịp cuối năm

Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng cao trong khi nguồn cung vẫn còn hạn chế khiến giá lợn hơi tiến sát mốc 70.000 đồng/kg.
Hải Dương: Thành phố Chí Linh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 sao

Hải Dương: Thành phố Chí Linh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 sao

Năm nay, thành phố Chí Linh (Hải Dương) có 8 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, trong đó có 5 sản phẩm đánh giá, phân hạng lần đầu.
Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hải Dương tổng kết 3 năm phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Hải Dương tổng kết 3 năm phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng 23/12, tại thành phố Hải Dương, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2024; tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024.
Một năm về đích của ngành thủy sản

Một năm về đích của ngành thủy sản

Những tháng đầu năm 2024, mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu được coi là thách thức lớn của ngành thủy sản trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất định. Tuy nhiên, đến những ngày cuối năm, ngành thủy sản đã có thể tự tin về đích như mục tiêu đề ra.
Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Đài Loan nhập khẩu 12.059 tấn chè từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, với trị giá 20,57 triệu USD, giảm nhẹ 0,05% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Trong khi sản phẩm cá ngừ, cua ghẹ xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng tốt với hai con số thì mực, bạch tuộc lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Dự án AquaWatch được Cơ quan khoa học quốc gia Australia (CSIRO) khởi động tại Hải Phòng để thử nghiệm một hệ thống giám sát và dự báo chất lượng nước thế hệ mới cho ngành nuôi trồng thủy sản trong đất liền.
Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ghi nhận kết quả kỷ lục hơn 10 năm (giai đoạn 2013 – 2024).
Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Lào đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu cao su tại các thị trường khu vực ASEAN ghi nhận biến động trái chiều, trong khi cao su xuất khẩu của Thái Lan và Campuchia tăng trưởng thì Indonesia lại giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Theo VASEP, cá tra hiện là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông khi chiếm tỷ trọng 40% kim ngạch trong 11 tháng đầu năm 2024.
Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm 2024.
Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo

Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo

Tập đoàn Nhật Bản Sojitz vừa chính thức đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thịt bò mát Vinabeef với công suất 10.000 tấn/năm tại Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), thuộc tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao với tổng vốn đầu tư lên đến 500 triệu USD.
Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Trải qua 11 tháng đầu năm 2024, hai thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 6,39 triệu tấn với 2,23 tỷ USD kim ngạch, tăng lần lượt 26% về lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

11 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Brazil và Mỹ là ba thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

11 tháng đầu năm 2024, Campuchia thu về hơn 573 triệu USD từ bán mủ và gỗ cao su, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Sau khi lên mức đỉnh về kim ngạch 25 tháng trong tháng 10, sang tháng 11/2024 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có phần chững lại.
NESCAFÉ Plan được vinh danh hạng mục cao nhất tại Giải thưởng hành động vì cộng đồng

NESCAFÉ Plan được vinh danh hạng mục cao nhất tại Giải thưởng hành động vì cộng đồng

Giải thưởng ghi nhận những đóng góp tích cực và cam kết bền bỉ của Nestlé Việt Nam trong việc xây dựng được một cộng đồng nông dân trồng cà phê theo mô hình nông nghiệp tái sinh và bền vững.
Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Dù mới trải qua 11 tháng đầu năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản đã ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao nhất các năm giai đoạn 2013 - 2023 như cà phê, rau quả, gạo...
Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam thu về 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 35 thị trường trên thế giới, trong đó Hong Kong (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Mỹ là thị trường xuất khẩu sò điệp lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu sò điệp lớn nhất của Việt Nam

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng sò điệp sang 20 thị trường, trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất khi chiếm 33% tỷ trọng.
Giá cà phê thế giới chinh phục đỉnh mới

Giá cà phê thế giới chinh phục đỉnh mới

Khép lại phiên giao dịch ngày 10/12, giá cà phê Arabica trên thị trường thế giới tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm.
Thành phố Hải Dương có 2 sản phẩm OCOP đề nghị công nhận 5 sao

Thành phố Hải Dương có 2 sản phẩm OCOP đề nghị công nhận 5 sao

Đó là sản phẩm bánh đậu trà xanh rồng vàng Hoàng Gia và bánh đậu sầu riêng rồng vàng Hoàng Gia của CTCP Hoàng Giang, tại phường Cẩm Thượng (thành phố Hải Dương).
Campuchia mang về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

Campuchia mang về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

11 tháng đầu năm 2024, Campuchia đã thu về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa và gạo, tăng 32,59% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm