PwC: 62% người tiêu dùng Việt Nam sẽ cắt giảm chi tiêu không thiết yếu

Tiêu dùng Việt nAM
21:02 - 17/04/2023
PwC: 62% người tiêu dùng Việt Nam sẽ cắt giảm chi tiêu không thiết yếu
0:00 / 0:00
0:00
Khảo sát thói quen tiêu dùng 2023 của PwC công bố ngày 17/4 cho biết, thói quen tiêu dùng của người Việt đang có sự thay đổi đáng kể.

Báo cáo chỉ ra, 62% người tiêu dùng Việt Nam sẽ cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu (69%) và khu vực Đông Nam Á (73%).

Tỷ lệ người tiêu dùng cắt giảm khoản chi tiêu không cần thiết. Ảnh: Theo PwC.
Tỷ lệ người tiêu dùng cắt giảm khoản chi tiêu không cần thiết. Ảnh: Theo PwC.

Sự cắt giảm chi tiêu này ảnh hưởng nhiều hơn đến các mặt hàng không thiết yếu. 54% người dùng Việt dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng xa xỉ, theo sau đó là du lịch (42%) và thiết bị điện tử điện tử (38%).

Riêng mặt hàng tạp hoá và thực phẩm, chỉ có 18% người tiêu dùng Việt Nam dự định cắt giảm chi tiêu, thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu 24%.

Tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn trong 6 tháng tới đối với một số sản phẩm, dịch vụ. Ảnh: Theo PwC.

Tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn trong 6 tháng tới đối với một số sản phẩm, dịch vụ. Ảnh: Theo PwC.

Ngoài ra, hình thức mua sắm trực tuyến vẫn là lựa chọn hàng đầu với 64% khách hàng dự định tăng tần suất mua sắm trên nền tảng này và mong đợi có trải nghiệm mua sắm đa kênh nhiều hơn. Tuy nhiên, việc mua sắm trực tiếp tại cửa hàng vẫn được ưu tiên nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và trải nghiệm.

Mặc dù người tiêu dùng có kế hoạch giảm chi tiêu và nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn nhưng vẫn sẵn lòng trả thêm tiền cho các sản phẩm bền vững. Theo khảo sát, 96% người tiêu dùng Việt sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm từ các công ty có uy tín và đạo đức kinh doanh, cũng như sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Nhìn nhận kết quả này, ông Johnathan Ooi, Phó tổng giám đốc, Lãnh đạo dịch vụ tư vấn thương vụ của PwC Việt Nam nhận định: "Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức và xã hội đang phải thích nghi với trạng thái bình thường mới. Theo đó, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng cũng dần thay đổi. Người tiêu dùng đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu, kết hợp mua sắm trực tiếp và trực tuyến và ưu tiên sử dụng sản phẩm từ các nhà cung cấp có uy tín".

Báo cáo của PwC đã chỉ ra 6 ưu tiên mà các doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ để có thể duy trì tính cạnh tranh trong một thị trường không ngừng thay đổi.

Một là chiến lược tạo khác biệt: Doanh nghiệp cần tập trung phát triển danh mục sản phẩm và các tính năng phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chuyển dịch từ trạng thái "ứng phó" trong thời kỳ Covid-19 sang trạng thái "dẫn đầu" để tạo tiền đề cho sự khác biệt lớn hơn.

Hai là chú trọng yếu tố ESG: Bằng cách tận dụng công nghệ trong việc thu thập, báo cáo và truyền thông về tính bền vững để đề cao tính chân thật và minh bạch trong kinh doanh để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Ba là tiếp cận khách hàng dựa trên dữ liệu: Cần chuyển hướng tập trung từ "khách hàng" sang "người tiêu dùng". Thiết lập các đặc quyền truy cập thông tin cho người tiêu dùng. Có cái nhìn sâu sắc hơn về hành vi tiêu dùng tại mỗi thời điểm khác nhau để mang đến các thông điệp và ưu đãi có hiệu quả thông qua chiến lược tiếp thị dựa trên dữ liệu.

Bốn là chuỗi cung ứng tương lai: Đầu tư vào việc dự báo các kết quả và khả năng tác động trong bối cảnh biến động đa kênh. Qua đó, có thể đưa ra các quyết định kịp thời nhằm đạt được lợi thế.

Năm là khuyến khích sự đổi mới: Doanh nghiệp cần xác định những kỹ năng cần thiết để mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng. Qua đó, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng cho các phòng ban, cũng như khuyến khích sự đổi mới trong cách thức làm việc nhằm phá vỡ các rào cản trong việc ra quyết định và hệ thống hóa sự thay đổi một cách cấp tốc.

Sáu là chuyển đổi số để giảm chi phí: Tiến hành đầu tư năng lực số để thấu hiểu nhu cầu khách hàng, vận dụng trong quản lý hàng tồn kho nhằm mang lại hiệu quả cao hơn và khả năng phục hồi trước sự biến động. Đồng thời đón đầu các xu hướng và dự trù chi phí từ các mô hình kinh doanh mới bằng việc quản trị hệ thống dữ liệu hiệu quả.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN

Giá thực phẩm thế giới giảm tháng thứ 7 liên tiếp

Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO), giá lương thực thực phẩm thế giới tiếp tục giảm trong tháng 2/2024, tháng thứ bảy liên tiếp duy trì xu thế đi xuống. Trong đó, tất cả các loại ngũ cốc thiết yếu đều giảm, bất chấp giá đường và thịt tăng.
Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Ngành kinh doanh ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam đã trải qua năm 2023 vô cùng khó khăn, được giới chuyên gia nhận định là “kỳ kiểm tra” tiếp theo sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cuối năm các tín hiệu tích cực đã xuất hiện báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ.