Shinhan Bank S&T: RCEP giúp Việt Nam tiếp cận các thị trường tiêu thụ lớn

KINH TẾ Việt nAM
15:49 - 25/07/2022
Shinhan Bank S&T: RCEP giúp Việt Nam tiếp cận các thị trường tiêu thụ lớn
0:00 / 0:00
0:00
Shinhan Bank S&T Center vừa công bố báo cáo “Triển vọng trong giai đoạn nửa cuối năm 2022: Nền kinh tế và thị trường ngoại hối của Việt Nam”, nhằm đưa ra góc nhìn toàn cảnh về kinh tế toàn cầu và Việt Nam trong 6 tháng đầu năm và triển vọng cả năm.

Áp lực lạm phát nhưng vẫn ở dưới mức mục tiêu

Tại báo cáo ghi nhận, nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong quý I/2022, đặc biệt là với nhóm ngành du lịch đã đóng góp 43,2% vào tăng trưởng kinh tế chung, nhờ các hoạt động hàng không và du lịch được nối lại.

Ngoài ra, nhóm ngành dịch vụ và xây dựng cũng tăng lần lượt là 4,58% và 8,36% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm gia tăng thị phần kinh tế tại Việt Nam, chiếm 41,7% và 38% vào tăng trưởng chung. Tại lĩnh vực nông nghiệp cũng ghi nhận tăng 2,45% do sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng, chiếm 11%.

Điều này đã kéo theo kim ngạch thương mại hai chiều tăng đáng kể khi hoạt động kinh tế được khôi phục. Mặc dù cán cân thương mại thâm hụt tạm thời do kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhưng đã chuyển sang thặng dư trở lại trong tháng 3 nhờ kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh.

Cùng với đó, giá trị xuất khẩu nông sản và thủy sản cũng tăng cao do nhu cầu toàn cầu tăng trong khi nguồn cung thì không đáp ứng đủ. Sự gia tăng này cũng đang thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nói chung tại Việt Nam.

Về lạm phát, trước đây, vào năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất xuống mức thấp nhất trong lịch sử với 4% để kích thích nền kinh tế và vẫn duy trì ở mức đó cho đến năm 2022.

Trong khi đó, các ngân hàng thương mại trong nước cũng tăng lãi suất huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn có xu hướng tăng của các doanh nghiệp, điều này có thể lý giải do áp lực lạm phát gia tăng liên quan đến giá nguyên vật liệu tiếp tục leo thang, tuy nhiên lạm phát vẫn dưới mức mục tiêu Chính Phủ đề ra.

Về thị trường tài chính, các chuyên gia cho rằng, sự bất ổn của thị trường này cũng gia tăng trong 6 tháng đầu năm do Fed thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến và lo ngại về lạm phát do chiến sự Ukraine, dẫn đến sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán và tăng tỷ giá hối đoái.

Mặc dù khối ngoại đã hạn chế bán ra nhưng thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục biến động mạnh do khối lượng giao dịch giảm.

Tỷ giá USD/VND tăng hơn 23.000 do đồng USD mạnh và Nhân dân tệ yếu trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong năm 2022

Theo Shinhan Bank S&T Center, nhu cầu trong nước và lĩnh vực du lịch dự kiến sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhưng tăng trưởng chung dự kiến sẽ chậm lại do nhu cầu nước ngoài giảm điều này ảnh hưởng từ hệ quả của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong đó, rủi ro tiêu cực cho nền kinh tế liên quan đến những lo ngại về sự suy giảm nhu cầu tại thị trường nước ngoài do tốc độ tăng trưởng đang giảm tại Trung Quốc và Hoa Kỳ. Điều này cũng gây nên những điểm đến xuất khẩu chính của Việt Nam và giá cả sẽ tiếp tục tăng cao do sự bất ổn của chuỗi cung ứng.

Trong năm 2022, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sẽ được củng cố chuỗi giá trị toàn cầu do Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm nay và dự kiến sẽ cải thiện khả năng tiếp cận các thị trường tiêu dùng lớn cũng như làm nổi bật sức hấp dẫn môi trường đầu tư của Việt Nam.

Trong đó, RCEP sẽ tiến tới xóa bỏ ước tính 90% thuế quan đối với thương mại giữa các nước ký kết trong 20 năm tới, hợp lý hóa chính sách thông quan và quy định xuất xứ theo quy tắc cộng gộp.

Điều này dự kiến sẽ tạo điều kiện sản xuất tại Việt Nam dễ dàng hơn bằng cách cộng gộp nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu khi tiếp nhận từ các nước thành viên RCEP.

Về thị trường FDI, các chuyên gia sẽ kỳ vọng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn được duy trì do nỗ lực thu hút đầu tư của Chính phủ, bất chấp đại dịch Covid-19

Theo thống kê của ngân hàng, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ tháng 1 tới tháng 5 là 11,71 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực tăng chủ yếu là chế biến & sản xuất với 6,81 tỷ USD và bất động sản với 3 tỷ USD.

Trong đó, đứng đầu danh sách đầu tư tại Việt Nam là Singapore với 2,96 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ 2 với 2,06 tỷ USD. Đan Mạch đứng thứ 3 với các dự án xây dựng các nhà máy sản xuất carbon trung tính.

Trước những triển vọng về mở rộng FDI, Chính phủ đã có kế hoạch cải thiện môi trường doanh nghiệp với mục tiêu 50% trong số 500 công ty hàng đầu thế giới có thể đầu tư vào Việt Nam tầm nhìn tới 2030.

Qua đó, thực hiện các chính sách như ưu tiên thu hút các ngành công nghệ cao, cải thiện hệ thống luật pháp, chuyển giao công nghệ giữa các công ty toàn cầu và trong nước, thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ cốt lõi.

Về thị trường trái phiếu, theo Shinhan Bank S&T Center đánh giá, 2 năm gần đây các doanh nghiệp khó tiếp cận các khoản vay ngân hàng đã tìm tới kênh trái phiếu doanh nghiệp. Tổng phát hành trái phiếu năm 2021 là 640 nghìn tỷ đồng (27,6 tỷ USD), tăng 40% so với cùng kỳ.

Tổng trái phiếu phát hành bởi các công ty bất động sản là 189 nghìn tỷ đồng (8,26 tỷ USD) và 73% trong số đó đáo hạn trong 3 năm. Điều này làm tăng rủi ro thanh khoản cho các tổ chức tài chính tiếp quản.

Các chuyên gia cho rằng, ngành bất động sản gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng và họ huy động vốn bằng cách đưa ra mức lợi suất trái phiếu cao để thu hút nhà đầu tư.

Tại tháng 1 năm nay, khi các quy định về phát hành trái phiếu tín dụng và cho vay bất động sản bắt đầu có hiệu lực có thể làm suy giảm dòng tiền vào ngành bất động sản trong tương lai.

Do đó, Shinhan Bank S&T Center khuyến nghị, cần giám sát chặt chẽ vì rủi ro thị trường bất động sản có thể tác động tiêu cực đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia và nguồn vốn FDI.

Về triển vọng lãi suất tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ cần tăng lãi suất khi lạm phát của Việt Nam tiệm cận mức 3% do giá nguyên liệu thô toàn cầu tiếp tục tăng.

Lập trường của Shinhan Bank S&T Center về chính sách tăng lãi sẽ ở mức vừa phải so với các nước lớn, tuy nhiên việc lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến đã được nhất trí nâng lên khoảng 4,5% trong nửa cuối năm.

Do lãi suất thị trường tăng tương đối nhanh sau khi phán ánh những thay đổi trong chính sách năm nay, một số biện pháp kiểm soát tốc độ tăng dự đoán sẽ được áp dụng, tuy nhiên áp lực tăng vẫn sẽ rất mạnh.

Đặc biệt, vẫn tồn tại nỗi lo ngại lạm phát do giá dầu tăng vọt sau cuộc chiến Nga - Ukraine và chính sách phong tỏa chống dịch tại Trung Quốc. Đồng thời, bước nhảy lãi suất lớn của Fed sẽ ảnh hưởng đến chính sách của các nền kinh tế mới nổi và lãi suất của Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN

Giá thực phẩm thế giới giảm tháng thứ 7 liên tiếp

Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO), giá lương thực thực phẩm thế giới tiếp tục giảm trong tháng 2/2024, tháng thứ bảy liên tiếp duy trì xu thế đi xuống. Trong đó, tất cả các loại ngũ cốc thiết yếu đều giảm, bất chấp giá đường và thịt tăng.
Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Ngành kinh doanh ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam đã trải qua năm 2023 vô cùng khó khăn, được giới chuyên gia nhận định là “kỳ kiểm tra” tiếp theo sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cuối năm các tín hiệu tích cực đã xuất hiện báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ.