Toàn cảnh hội thảo "Họa sắc F&B Huế 2023: Toàn cảnh ngành ẩm thực & đồ uống" do iPOS.vn tổ chức tại Huế |
“Sóng ngầm F&B” quy tụ các chuyên gia trong ngành cùng thảo luận xoay quanh 2 chủ đề chính, gồm: Thách thức ngành F&B tại Việt Nam và Chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm.
Ông Vũ Thanh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần iPOS.vn cho biết: “Sóng ngầm F&B là hội nghị thường niên có quy mô lớn nhất được iPOS.vn tổ chức. Nhân sự kiện này, chúng tôi kỳ vọng lớn vào lượng thông tin, kiến thức được các diễn giả hàng đầu tại Việt Nam chia sẻ".
Không gian triển lãm giới thiệu sản phẩm đồng thời giúp kết nối các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của ngành F&B |
Trong khuôn khổ sự kiện còn có các hoạt động bên lề như lớp học chuyên đề, triển lãm và không gian kết nối doanh nghiệp.
Triển lãm ngành F&B gồm gần 30 gian hàng của các đối tác kinh doanh lớn trong ngành ẩm thực và đồ uống tại Việt Nam, được thiết kế theo các khu phố đặc trưng như Đồ uống, Ẩm thực, Giải pháp & Dịch vụ.
Lớp học chuyên đề được thiết kế riêng một khu vực theo các khung giờ khác nhau, diễn ra song song với các sự kiện khác, do các chuyên gia F&B chia sẻ về sản phẩm, cách thức chế biến, cùng các thông tin hữu ích khác.
Năm 2023, ngành F&B tại Việt Nam chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ do tác động từ nhiều phía. Thông điệp “Sóng ngầm F&B” chính là sự mô tả bức tranh toàn cảnh của ngành F&B trong suốt thời gian vừa qua.
Trong Kết quả khảo sát thị trường kinh doanh ẩm thực 6 tháng đầu năm 2023 do iPOS.vn thực hiện, thị trường F&B cho thấy sự suy giảm đáng kể. Theo khảo sát 137 chủ nhà hàng/quán cà phê tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, có tới hơn 40,1% doanh nghiệp F&B ghi nhận doanh thu giảm. Nếu xét về quy mô, doanh nghiệp F&B lớn (quy mô từ 150 chỗ ngồi trở lên) có sự ảnh hưởng rõ rệt nhất với 63,6% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu giảm.
Thị trường F&B đã chứng kiến những cuộc rời đi lặng lẽ của các thương hiệu lớn tại khu vực đắt giá. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát, chỉ có 10,2% doanh nghiệp thừa nhận phải đóng cửa ít nhất một chi nhánh trong 6 tháng vừa qua. Đồng thời, 26,3% doanh nghiệp ghi nhận mở được thêm chi nhánh mới.
Dự báo tình hình phát triển của ngành trong những tháng cuối năm, kết quả khảo sát với 200 chủ nhà hàng/ quán cà phê trên phạm vi cả nước, 40,1% doanh nghiệp kỳ vọng thị trường sẽ có tín hiệu khả quan hơn. Tuy vậy, cũng có tới 38,4% chủ nhà hàng/ cà phê nhận định thị trường kinh doanh ẩm thực sẽ khó khăn hơn.
Về phía thực khách, trước những đánh giá không mấy khả quan về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm, 50% thực khách sẽ giữ nguyên mức chi tiêu. Thậm chí, 17,5% thực khách mong muốn chi tiêu mạnh tay hơn để có thêm trải nghiệm. Bên cạnh đó, 32,5% số người được hỏi sẽ giảm mức chi tiêu thời điểm cuối năm, nếu so sánh với năm 2022 (22,84%) thì số liệu này đã có phần tăng lên rõ rệt.