Tạo mặt bằng pháp lý giữa doanh nghiệp truyền hình trả tiền trong nước và quốc tế

Ngày 12/10, Bộ Thông tin và Truyền thông họp báo công bố những điểm mới của Nghị định 71, có hiệu lực từ 1/1/2023, về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Toàn cảnh họp báo - Ảnh: VGP
Toàn cảnh họp báo - Ảnh: VGP

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm đánh giá, Nghị định 71/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016/NĐ-CP) là văn bản pháp lý rất quan trọng, đặc biệt là tạo mặt bằng pháp lý giữa doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dịch vụ trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

"Khi Nghị định bắt đầu đi vào cuộc sống, báo chí sẽ cùng giám sát việc thực hiện và việc thực hiện phải có kết quả thật. Đó là đưa tất cả các doanh nghiệp cung cấp cùng dịch vụ về một mặt bằng như nhau, tránh bảo hộ ngược, tránh việc ‘không quản lý’ các dịch vụ xuyên biên giới, chỉ quản lý doanh nghiệp trong nước", ông Nguyễn Thanh Lâm nói.

Nghị định số 71 đã sửa đổi, bổ sung 15/32 điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023, sẽ đảm bảo quản lý hiện đại, phù hợp xu hướng thế giới, thúc đẩy thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam phát triển. Doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam được kinh doanh trên cùng mặt bằng pháp lý.

Những điểm mới của Nghị định 71

Nghị định 71/2022/NĐ-CP được ban hành đã bổ sung quy định quản lý mới, nổi bật như quy định làm rõ dịch vụ truyền hình xuyên biên giới phải được quản lý theo quy định của Nghị định, cho phép dịch vụ OTT TV được cung cấp đến người Việt Nam mà không buộc phải cung cấp kênh chương trình như các dịch vụ truyền hình truyền thống.

Nghị định cũng quy định về quản lý biên tập VOD (Video on demand) thích ứng với tính chất, đặc điểm của loại hình dịch vụ OTT TV VOD, phân nhóm nội dung cụ thể như nhóm thời sự, tin tức; nhóm phim và nhóm giải trí, thể thao để có các quy định phù hợp cũng được thêm vào trong Nghị định 71/2022/NĐ-CP.

Nhóm chương trình tin tức, thời sự; các chương trình về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội: do cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình sản xuất, biên tập trước khi cung cấp trên dịch vụ.

Nhóm phim: Doanh nghiệp được chủ động thực hiện hoạt động phân loại phim theo tiêu chí phân loại do Bộ VHTT&DL quy định khi đáp ứng các điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định của Chính phủ và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại. Trong trường doanh nghiệp không có năng lực, điều kiện để thực hiện thì đề nghị cơ quan quản lý phân loại hoặc cấp quyết định phát sóng.

Nhóm chương trình thể thao, giải trí: Doanh nghiệp được chủ động thực hiện hoạt động biên tập, phân loại trước khi cung cấp trên dịch vụ và hiển thị cảnh báo trong khi cung cấp dịch vụ, căn cứ theo nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung theo quy định của Bộ TT&TT và quy định của pháp luật liên quan, bảo đảm không vi phạm các điều cấm theo quy định pháp luật Việt Nam.

Một điểm mới nữa trong Nghị định 71/2022/NĐ-CP là việc điều chỉnh quy định về quản lý biên dịch. Cụ thể, doanh nghiệp được chủ động trong hoạt động biên dịch, song phải đảm bảo tôn trọng, bảo tồn sự trong sáng của Tiếng Việt và không vi phạm các điều cấm theo pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, nội dung biên dịch cũng phải được biên tập và phân loại theo đúng quy định.

Ngoài ra, bổ sung các quy định để nâng cao trách nhiệm của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình trong hoạt động liên kết sản xuất chương trình cũng như quy định giao cơ quan có thẩm quyền triển khai ngăn chặn nội dung truyền hình theo yêu cầu không thực hiện biên tập theo quy định.

Các quy định để giảm thủ tục hành chính, định hướng trực tuyến hoá các thành phần hồ sơ giảm chi phí cho doanh nghiệp cũng được thêm vào trong Nghị định. Các hướng dẫn cụ thể sẽ được Bộ TT&TT ban hành theo hình thức Thông tư.

Hiện nay, Bộ TT&TT đang hoàn chỉnh văn bản hợp nhất Nghị định số 71 và Nghị định số 06/2016/NĐ-CP để thống nhất áp dụng các quy định, tạo thuận lợi trong quản lý thực hiện từ ngày 1/1/2023. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tổ chức phổ biến những quy định mới tại Nghị định số 71/2022/NĐ-CP và ban hành văn bản hợp nhất hai nghị định này.

Từ năm 2018, tại Việt Nam, các dịch vụ phát thanh, truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet (OTT TV VOD) bắt đầu phát triển với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài.

Đối với doanh nghiệp trong nước, nội dung theo yêu cầu (VOD) phải thực hiện biên tập chặt chẽ bởi cơ quan có giấy phép hoạt động truyền hình. Tuy nhiên, nội dung theo yêu cầu (VOD) trên các dịch vụ phát thanh, truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet (OTT TV VOD) của doanh nghiệp nước ngoài không biên tập, phân loại và cảnh báo theo quy định pháp luật Việt Nam.

Chính vì thế, điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều nội dung vi phạm các điều cấm như: xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam; vi phạm truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT đã đề xuất và được Chính phủ giao sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 06/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình để kịp thời bổ sung quy định điều chỉnh trực tiếp đến loại dịch vụ này.

Ngày 1/10/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 15/32 điều của Nghị định 06/2016/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023. Nghị định 71/2022/NĐ-CP được xây dựng dựa trên cơ sở thích ứng với các văn bản pháp luật cao hơn, cụ thể là Luật Điện ảnh sửa đổi mới được Quốc hội thông qua.

Xây dựng thành phố thông minh gắn liền với dữ liệu

Xây dựng thành phố thông minh gắn liền với dữ liệu

Xây dựng và phát triển hệ thống dữ liệu đồng bộ sẽ tối ưu hóa quá trình quyết định, tăng cường hiệu quả của dịch vụ công và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12

Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12

Quy định mới về việc sử dụng mạng xã hội, thi đua khen thưởng đối với lực lượng dân quân tự vệ... là những chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Online Friday 2024: Đẩy mạnh đặc sản vùng miền

Online Friday 2024: Đẩy mạnh đặc sản vùng miền

Tối 29/11, Bộ Công Thương tổ chức lễ khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday) 2024 với chủ đề “Tự hào hàng Việt sánh vai cùng thương hiệu toàn cầu”.
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải là một 'hạt nhân đổi mới'

Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải là một 'hạt nhân đổi mới'

Đây là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techfest Việt Nam) 2024 diễn ra chiều 27/11.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề xuất xây dựng bộ quy tắc chung về AI

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề xuất xây dựng bộ quy tắc chung về AI

Ngày 20/11 tại Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự lễ khai mạc Đại hội Internet thế giới (World Internet Conference - WIC) 2024 với chủ đề “Tương lai số lấy con người làm gốc, trí tuệ thông minh hướng thiện – Cùng chung tay xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai không gian mạng”.
Sắp diễn ra sự kiện mua sắm trực tuyến Online Friday 2024

Sắp diễn ra sự kiện mua sắm trực tuyến Online Friday 2024

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) sẽ diễn ra từ ngày 25/11-1/12 với thông điệp là “Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến.
Quốc hội bàn Luật Dữ liệu: Làm rõ thế nào là bí mật đời sống riêng tư

Quốc hội bàn Luật Dữ liệu: Làm rõ thế nào là bí mật đời sống riêng tư

Các đại biểu Quốc hội cho biết tình trạng lộ lọt dữ liệu và xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng, đòi hỏi cần phải có những quy định cụ thể để bảo mật và bảo vệ người tiêu dùng; đồng thời cần tiếp tục rà soát, đảm bảo thống nhất quy định trong dự án Luật Dữ liệu và pháp luật hiện hành.
Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật Dữ liệu đề cập đến việc thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia, sẽ do Chính phủ quyết định theo thẩm quyền và dự kiến đây sẽ là một đơn vị mới thuộc Bộ Công an.
Trưng bày nhiều giải pháp chữ ký số, hợp đồng điện tử cho doanh nghiệp

Trưng bày nhiều giải pháp chữ ký số, hợp đồng điện tử cho doanh nghiệp

Ngày 15/10, Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử do Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc tế, Hà Nội.
Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ theo đuổi cuộc cách mạng chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả.
Đến năm 2025, phấn đấu mỗi người dân có một định danh số

Đến năm 2025, phấn đấu mỗi người dân có một định danh số

Chiến lược hạ tầng số vừa được phê duyệt đặt mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu trung bình mỗi người dân có một định danh số, mỗi người dân có một kết nối Internet Vạn vật (IoT)...
Bộ Công an nói về đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu

Bộ Công an nói về đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu

Bộ Công an đang xây dựng dự án Luật Dữ liệu với quy định đáng chú ý là đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu. Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 7/10, báo chí đã đặt câu hỏi với đại diện Bộ Công an về vấn đề này.
Vì sao có tình trạng nhiều việc nhỏ vẫn cần phải trình lên tận cấp Trung ương?

Vì sao có tình trạng nhiều việc nhỏ vẫn cần phải trình lên tận cấp Trung ương?

Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, thực tế một số luật chuyên ngành đang đưa thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ vào một số vấn đề cụ thể nên dẫn đến tình trạng có việc nhỏ vẫn đưa lên cấp cao để thông qua. Vấn đề này đang được Bộ Nội vụ nghiên cứu để làm rõ.
Mở rộng thí điệm tích hợp sổ sức khỏe điện tử, lý lịch tư pháp trên VNeID

Mở rộng thí điệm tích hợp sổ sức khỏe điện tử, lý lịch tư pháp trên VNeID

Việc triển khai sổ sức khỏe điện tử và phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, xã hội, giúp tiết kiệm hơn nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: NIC là đối tác tin cậy của Google, Meta, Nvidia...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: NIC là đối tác tin cậy của Google, Meta, Nvidia...

Sáng 1/10 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Ngày hội đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC).
Khánh thành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP HCM

Khánh thành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP HCM

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) tại TP HCM là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đây cũng là trung tâm C4IR thứ 2 tại Đông Nam Á (sau Malaysia) và thứ 19 trên thế giới trong mạng lưới của WEF.
Việt Nam vươn lên nhóm nước có chỉ số chính phủ điện tử ở mức rất cao

Việt Nam vươn lên nhóm nước có chỉ số chính phủ điện tử ở mức rất cao

Ở lần đánh giá năm nay của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tăng 15 bậc về chỉ số chính phủ điện tử (EGDI).
Đổi mới sáng tạo quyết định sự thịnh vượng của doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo quyết định sự thịnh vượng của doanh nghiệp

Sáng 9/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư họp báo công bố chương trình lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024.
Thủ tướng: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia

Thủ tướng: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia

Sáng 31/8, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của Đà Nẵng đạt cao nhất cả nước

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của Đà Nẵng đạt cao nhất cả nước

Đây là thông tin được Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết tại Hội nghị chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tổ chức sáng 31/8 tại Đà Nẵng.
FPT khởi công trung tâm trí tuệ nhân tạo ở Quy Nhơn

FPT khởi công trung tâm trí tuệ nhân tạo ở Quy Nhơn

Ngày 18/8 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, dự án trung tâm trí tuệ nhân tạo và đô thị phụ trợ có quy mô 93,24 ha với tổng vốn đầu tư 4.362 tỷ đồng được động thổ khởi công.
Phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 805/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 791/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Gần 14 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Gần 14 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Thông tin trên được đưa ra tại phiên họp thứ 5 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, diễn ra ngày 31/7.
Nửa năm 2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt hơn 2 triệu tỷ đồng

Nửa năm 2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt hơn 2 triệu tỷ đồng

Thông tin trên được nêu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông, diễn ra ngày 29/7.
Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Ngày 26/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định kiện toàn thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Đề xuất thành lập quỹ đầu tư, hỗ trợ đổi mới sáng tạo quốc gia

Đề xuất thành lập quỹ đầu tư, hỗ trợ đổi mới sáng tạo quốc gia

Tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 94/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thành lập Quỹ Đầu tư, hỗ trợ đổi mới sáng tạo quốc gia.
Hàn Quốc thành lập liên minh sản xuất tự động sử dụng AI

Hàn Quốc thành lập liên minh sản xuất tự động sử dụng AI

Chính phủ Hàn Quốc vừa công bố thành lập liên minh sản xuất tự động ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), tờ Business Korea đưa tin ngày 23/7.
Hải Dương: Huyện Thanh Hà tập huấn kiến thức chuyển đổi số

Hải Dương: Huyện Thanh Hà tập huấn kiến thức chuyển đổi số

Nhằm bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số, kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng cấp huyện, xã, thị trấn và thôn, chiều 17/7, UBND huyện Thanh Hà phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số, kỹ năng số năm 2024.
Công bố 103 nền tảng số do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Công bố 103 nền tảng số do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố 103 nền tảng số do các bộ, ngành triển khai trên quy mô toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp.
Doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin cán mốc gần 2 triệu tỷ đồng

Doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin cán mốc gần 2 triệu tỷ đồng

Thông tin trên được đưa ra tại phiên họp lần thứ 9 trực tuyến với 63 tỉnh, thành và các bộ, ngành sơ kết 6 tháng đầu năm về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06, diễn ra chiều 10/7.
Đã có 19 triệu tài khoản ngân hàng làm xác thực sinh trắc học

Đã có 19 triệu tài khoản ngân hàng làm xác thực sinh trắc học

Tính đến chiều ngày 5/7, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã đối chiếu làm sạch từ căn cước công dân được 19 triệu tài khoản.
Chuyển đổi số là công cụ quan trọng hỗ trợ thực thi công lý

Chuyển đổi số là công cụ quan trọng hỗ trợ thực thi công lý

Thủ tướng yêu cầu ngành tư pháp cần tích cực chuyển đổi số, xác định xây dựng tòa án điện tử là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
TAND tiết kiệm 100 tỷ đồng nhờ xét xử trực tuyến

TAND tiết kiệm 100 tỷ đồng nhờ xét xử trực tuyến

Từ đầu năm 2022 đến nay, TAND các cấp phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức xét xử trực tuyến được gần 20.000 vụ án, tiết kiệm khoảng 100 tỷ đồng.
Cải cách hành chính tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ Đề án 06

Cải cách hành chính tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ Đề án 06

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long cho biết, việc triển khai sổ hộ khẩu điện tử thay thế sổ hộ khẩu giấy đạt 150.000 lượt sử dụng hàng ngày, giúp tiết kiệm khoảng 450 tỷ đồng mỗi tháng...
Xem thêm