Tháo gỡ 'điểm nghẽn' cho logistics đường sắt Việt - Trung bằng hạ tầng và chính sách

Vận tải hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc bằng đường sắt đang tăng trưởng mạnh, nhưng các "nút thắt" về hạ tầng và thủ tục chính sách đang khiến hình thức logistics này chưa phát huy hết lợi thế.

Chiều tối 12/3, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp Sở Thương mại Quảng Tây tổ chức Hội nghị Hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Trung Quốc với chủ đề "Mở trang mới cho hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Trung Quốc".

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của tỉnh Quảng Tây

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, nhấn mạnh, sự kiện này là dấu mốc quan trọng trong việc triển khai Bản ghi nhớ (MOU) về thúc đẩy khai thác tuyến vận tải container đường sắt quốc tế Việt Nam - Trung Quốc được ký kết vào tháng 12/2024 giữa Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương Việt Nam) và Sở Thương mại Quảng Tây (Trung Quốc).

"Đây là kết quả của nỗ lực hợp tác bền chặt giữa hai bên, đồng thời thể hiện quyết tâm chung trong việc phát triển vận tải đường sắt xuyên biên giới, nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng và thúc đẩy thương mại song phương," ông Hải nói.

Cũng theo ông Trần Thanh Hải, trong những năm qua, tỉnh Quảng Tây đóng vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Quảng Tây và Việt Nam đạt 41,6 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2023. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây trong 26 năm liên tiếp. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Quảng Tây chiếm trên 95% tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Cơ hội thúc đẩy hơn nữa hợp tác logistics đường sắt Việt Nam   Trung Quốc
"Hệ thống logistics đường sắt, với ưu điểm về tính ổn định, chi phí hợp lý và khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc kết nối các trung tâm sản xuất và tiêu thụ của hai nước. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đầu tư, nâng cấp hạ tầng đường sắt, thúc đẩy kết nối đường sắt liên vận quốc tế để góp phần nâng cao năng lực logistics, hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu".
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Sản lượng chuyến tàu Việt - Trung cao kỷ lục

Về phía Trung Quốc, ông Lý Kiến Lương, Phó Giám đốc Sở Thương mại Quảng Tây khẳng định, năm 2024, Quảng Tây đã phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý là kết nối đất liền và biển với các nước ASEAN, và mối quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam đã đạt được những bước tiến mới. Quảng Tây vững vàng đứng thứ hai trong số các tỉnh Trung Quốc về hợp tác thương mại với Việt Nam, trong đó quy mô xuất khẩu đứng đầu.

Về cấu trúc thương mại, sản phẩm điện tử, nông sản và sản phẩm dệt may cũng như các mặt hàng khác đã trở thành mặt hàng chủ yếu trong hoạt động thương mại giữa hai bên. Việt Nam đã trở thành thị trường lớn nhất của Quảng Tây xuất khẩu kính quang điện và là thị trường lớn thứ hai của Quảng Tây xuất khẩu tấm pin năng lượng mặt trời.

Mặt khác, Quảng Tây đã trở thành cửa ngõ và trung tâm trung chuyển quan trọng dành cho trái cây ASEAN vào Trung Quốc, đặc biệt cửa khẩu Hữu Nghị Quan là cửa khẩu nhập khẩu sầu riêng lớn nhất của Trung Quốc.

Cơ hội thúc đẩy hơn nữa hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Trung Quốc
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thu Thảo/Mekong ASEAN.

Đặc biệt, tuyến vận tải đường sắt liên vận quốc tế Việt - Trung ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong kết nối giao thương giữa 2 nước, góp phần nâng cao hiệu quả logistics và thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng.

Năm 2024, các chuyến tàu Trung - Việt từ Quảng Tây vận chuyển 19.700 TEU hàng hóa, tăng gần 12 lần so với cùng kỳ năm trước, với 687 loại hàng xuất khẩu và 264 loại nhập khẩu. Tuyến đường sắt kết nối 25 tỉnh Trung Quốc với các nước ASEAN như Việt Nam, Lào, Thái Lan.

Ông Lý Kiến Lương cho hay, theo báo cáo, trong 2 tháng đầu năm 2025, số chuyến tàu đạt 145 chuyến, tăng 272%, vận chuyển 5.118 TEU, tăng 753%, tiếp tục duy trì xu thế tăng trưởng mạnh mẽ. Nhờ áp dụng mô hình “đường sắt thông quan nhanh” và mở thêm dịch vụ liên vận quốc tế tại ga Kép và ga Cao Xá của Việt Nam, hàng hóa có thể xuất phát, đến nơi và hoàn tất thủ tục hải quan xuất sang Trung Quốc trong cùng một ngày.

"Nút thắt" hạ tầng

Tuy nhiên, các đại biểu tại hội nghị cho rằng, dù có lợi thế về chi phí, khả năng chuyên chở lớn và thời gian vận chuyển ổn định, tuyến đường sắt giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng trong vận chuyển hàng hoá do vướng mắc về hạ tầng, chính sách và thủ tục liên vận.

Theo ông Trần Thanh Hải, một trong những điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là sự khác biệt về khổ đường giữa Việt Nam (1.000mm) và Trung Quốc (1.435mm). Điều này khiến việc kết nối giữa hai hệ thống trở nên phức tạp, làm tăng thời gian và chi phí chuyển tải. “Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng dù có khổ lồng giúp tàu chạy thẳng vào ga Yên Viên, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Khi điều kiện chín muồi, chúng ta sẽ phải xây dựng tuyến mới để đảm bảo khả năng kết nối lâu dài,” ông Hải chỉ ra.

Bên cạnh hạ tầng, thủ tục kiểm dịch hàng hóa tại cửa khẩu cũng là một rào cản lớn.

“Hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam qua ga Bằng Tường không có điểm kiểm dịch thực vật, mà phải di chuyển sang khu vực khác, khiến chi phí đội lên và mất nhiều thời gian hơn. Nếu phía Trung Quốc có thể trang bị một trung tâm kiểm dịch tại ga Bằng Tường, việc thông quan sẽ nhanh hơn, giảm chi phí cho doanh nghiệp,” ông Trần Thanh Hải chia sẻ.

Bên cạnh đó, tại buổi làm việc, nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ lo ngại về tình hình giá cước. Đại diện Công ty KA Logistics cho hay: “Năm ngoái, tuyến đường sắt từ Nam Ninh đến Yên Viên, Đồng Đăng hoạt động mạnh do có trợ giá, nhưng năm nay giá cước cao hơn, không còn hấp dẫn như trước. Điều này khiến khách hàng chuyển sang đường bộ, dù tắc nghẽn nhưng linh hoạt hơn”.

Cần "cú hích" từ chính sách và thủ tục

Trước những thách thức, rào cản nêu trên, tại hội nghị, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn và nâng cao hiệu quả khai thác tuyến đường sắt này.

Ông Thẩm Thượng Vỹ, đại diện Công ty TNHH Bắc Cảng Quảng Tây, cho biết: “Hiện tại, Quảng Tây đã có đường sắt thường nối Nam Ninh qua Bằng Tường, Đồng Đăng đến Hà Nội, cùng với tuyến cao tốc Phòng Thành Cảng - Đông Hưng và Trùng Khả - Bằng Tường sắp đưa vào khai thác. Đầu tư cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc đang được đẩy mạnh, tuy nhiên để phát huy tối đa hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn với phía Việt Nam”.

Một trong những giải pháp quan trọng được các đại biểu đề xuất là tăng cường mô hình cửa khẩu thông minh. Việc áp dụng công nghệ số trong quản lý thông tin hàng hóa tại các ga Đồng Đăng và Lào Cai sẽ giúp rút ngắn thời gian thông quan.

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh: “Lạng Sơn đang triển khai cửa khẩu thông minh, số hóa toàn bộ thông tin hàng hóa. Tuy nhiên, số liệu này sẽ không có ý nghĩa nếu không được chia sẻ giữa hai nước. Do đó, chúng ta cần phối hợp với Trung Quốc để đảm bảo luồng thông tin được thông suốt”.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các đoàn tàu chuyên tuyến chở container lạnh từ miền Nam Việt Nam sang Trung Quốc cũng đang được nghiên cứu triển khai. Đây sẽ là giải pháp quan trọng giúp giảm áp lực cho đường bộ, đồng thời đảm bảo chất lượng hàng hóa, đặc biệt là nông sản tươi sống.

Cơ hội thúc đẩy hơn nữa hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Trung Quốc

Đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc. Nguồn: Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn.

Về chính sách trợ giá, đại diện Công ty KA Logistics kiến nghị phía Trung Quốc xem xét lại chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải đường sắt, đồng thời cần có giải pháp kỹ thuật cho vấn đề chênh lệch khổ container giữa hai nước. Hiện nay, Trung Quốc sử dụng container có kích thước lớn hơn, gây khó khăn khi vận chuyển hàng hóa của Việt Nam.

Ngoài ra, việc phát huy vai trò của doanh nghiệp trong kết nối và hợp tác cũng rất quan trọng. Theo ông Trần Thanh Hải, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm bạn hàng, tháo gỡ khó khăn. Sự kết nối giữa các doanh nghiệp hai bên không chỉ giúp cải thiện chuỗi cung ứng, mà còn tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn.

Hiện nay, cửa khẩu Lạng Sơn là nơi có lưu lượng hàng hoá lớn nhất, dẫn đến việc ùn tắc đường bộ đến cửa khẩu. Khó khăn này đặt ra yêu cầu phải cải thiện đường sắt để giảm tải cho đường bộ. Đồng thời nâng cao hiệu quả vận chuyển qua đường sắt.

“Logistics vừa là lực kéo, vừa là lực đẩy, phát triển logistics sẽ giúp xuất nhập khẩu thuận lợi hơn. Đồng thời khi xuất nhập khẩu phát triển cũng giúp logistics phát triển theo. Do đó, việc cải thiện logistics đường sắt Việt - Trung sẽ góp phần giúp nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Đại diện đoàn Trung Quốc, ông Lý Kiến Lương, Phó Giám đốc Sở Thương mại Quảng Tây bày tỏ mong muốn cùng nỗ lực với phía Việt Nam phát huy tối đa vai trò và ưu thế của cơ chế hợp tác và cơ sở hợp tác hiện có, làm cho tuyến vận tải đường sắt Việt - Trung tiến lên tầm cao mới. Đồng thời, vị này kiến nghị hai bên tăng cường hợp tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường sắt, đẩy nhanh xúc tiến mở rộng và nâng cấp các tuyến đường sắt, nâng cao năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt.

Tăng cường xây dựng thiết bị đồng bộ cho các khu logistics, ga đường sắt, nâng cao năng lực thông quan và chất lượng dịch vụ, đảm bảo hàng hóa có thể thông quan nhanh chóng và suôn sẻ. Hoàn thiện bố trí mạng lưới đường sắt, cung cấp nền tảng hạ tầng vững chắc hơn cho việc vận hành các chuyến tàu…

Bên cạnh đó, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và nâng cao hiệu quả thông quan. Tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp giám sát giữa các cơ quan hữu quan như hải quan... thúc đẩy xây dựng cửa khẩu thông minh, kết nối "hệ thống một cửa" và kiểm nghiệm kiểm dịch trước, thực hiện khai báo một lần. Đẩy mạnh hướng dẫn chính sách và đào tạo cho các doanh nghiệp logistics, giúp họ hiểu rõ và áp dụng hiệu quả chính sách thông quan, giảm giá thành thông quan.

Thêm nữa, ông Lý Kiến Lương cho rằng các đơn vị đường sắt của hai bên cần điều độ chuyến tàu, xác định rõ lịch trình khai thác, nhằm cung cấp dịch vụ logistics đáp ứng được mong muốn cho các doanh nghiệp chuỗi cung ứng quốc tế.

Khuyến khích các doanh nghiệp vận hành tuyến tàu không ngừng mở rộng lĩnh vực dịch vụ, phát triển kinh doanh đa dạng, mở rộng sang các lĩnh vực như kho bãi, phân phối và tài chính chuỗi cung ứng, để cung cấp giải pháp logistics toàn diện cho khách hàng.

Ngoài ra, tăng cường việc chia sẻ thông tin logistics có liên quan như tuyến đường sắt, hải quan, khu công nghiệp và doanh nghiệp của cả hai bên Trung - Việt. Tiếp tục tăng cường hợp tác hai bên trong nhiều ngành nghề.

Bộ trưởng Công Thương điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ

Bộ trưởng Công Thương điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ

Tại cuộc điện đàm tối 23/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Việt Nam sẵn sàng đàm phán xử lý những vấn đề Mỹ quan tâm, cùng Mỹ tìm ra giải pháp hợp lý để hai bên cùng có lợi.
Top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan

Top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan

Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan trong hai tháng đầu năm 2025.
Việt Nam nhập siêu hơn 1 tỷ USD từ Thái Lan trong quý 1/2025

Việt Nam nhập siêu hơn 1 tỷ USD từ Thái Lan trong quý 1/2025

Quý 1/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Thái Lan đạt 5,16 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Sắp diễn ra triển lãm ngành chế tạo ASEAN 2025

Sắp diễn ra triển lãm ngành chế tạo ASEAN 2025

Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo FBC ASEAN sẽ diễn ra từ ngày 17 - 19/9 tại TP Hà Nội.
Bộ trưởng Séc: 'Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng nhất tại ASEAN'

Bộ trưởng Séc: 'Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng nhất tại ASEAN'

Bộ trưởng Tài chính Cộng hòa Séc Zbynek Stanjura nhấn mạnh, thương mại Việt Nam - Séc đã vượt mốc 4 tỷ USD trong năm qua và đang tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.
Chuyên gia nhận diện 5 nút thắt lớn cho chuyển đổi xanh tại Việt Nam

Chuyên gia nhận diện 5 nút thắt lớn cho chuyển đổi xanh tại Việt Nam

Năm nút thắt lớn trong việc phát triển chuyển đổi xanh tại Việt Nam bao gồm vấn đề tài chính, nhân lực, hạ tầng, chính sách và văn hóa doanh nghiệp.
Singapore thành lập cơ quan hỗ trợ ứng phó thuế quan của Mỹ

Singapore thành lập cơ quan hỗ trợ ứng phó thuế quan của Mỹ

Chính phủ Singapore đã thành lập Cơ quan phục hồi kinh tế Singapore (SERT) để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với thiệt hại bởi thuế quan của Mỹ và sự thay đổi của thị trường toàn cầu.
Thương mại Việt Nam - Brunei tăng gần 21% trong quý 1/2025

Thương mại Việt Nam - Brunei tăng gần 21% trong quý 1/2025

Quý 1/2025, dù Việt Nam xuất khẩu sang Brunei giảm về giá trị nhưng nhập khẩu lại tăng cao nên tổng thương mại song phương vẫn tăng 20,9% so với cùng kỳ.
Thương mại Campuchia - Trung Quốc đạt kỷ lục trong quý đầu năm 2025

Thương mại Campuchia - Trung Quốc đạt kỷ lục trong quý đầu năm 2025

Sau 6 quý tăng trưởng liên tiếp, thương mại Trung Quốc - Campuchia đã đạt mức kỷ lục 33,33 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 4,53 tỷ USD) trong quý 1/2025, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Doanh thu quý 1/2025 của Vĩnh Hoàn ‘đi lùi’

Doanh thu quý 1/2025 của Vĩnh Hoàn ‘đi lùi’

Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính sụt giảm đã khiến doanh thu chung của Vĩnh Hoàn giảm 5,9% trong quý 1/2025.
Việt Nam xuất siêu 4,1 tỷ USD hàng nông sản kể từ đầu năm 2025

Việt Nam xuất siêu 4,1 tỷ USD hàng nông sản kể từ đầu năm 2025

Lũy kế từ đầu năm 2025 đến ngày 15/4, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đạt 11,97 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Thái Lan đưa ra 5 biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trước thuế đối ứng

Thái Lan đưa ra 5 biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trước thuế đối ứng

Theo Bangkok Post, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan (EXIM Bank) công bố 5 biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp Thái Lan bị ảnh hưởng bởi thuế đối ứng của Mỹ.
Malaysia xuất siêu gần 5 năm liên tiếp

Malaysia xuất siêu gần 5 năm liên tiếp

Với kết quả xuất siêu trong tháng 3/2025, Malaysia đánh dấu tháng xuất siêu thứ 59 liên tiếp kể từ tháng 5/2020.
Bốn mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD từ đầu năm 2025

Bốn mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD từ đầu năm 2025

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/4/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 237,9 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý 1/2025

Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý 1/2025

Quý 1/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào đạt 980 triệu USD, tăng 106% so với cùng kỳ, đây cũng là mức cao nhất trong vòng 5 năm.
Hàng may mặc chiếm hơn 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Campuchia trong quý 1

Hàng may mặc chiếm hơn 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Campuchia trong quý 1

Sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng may mặc và phụ kiện với giá trị xuất khẩu đạt 2,43 tỷ USD, chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này trong quý đầu năm.
Pin cát, ViGen và loạt sản phẩm xanh góp mặt tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Pin cát, ViGen và loạt sản phẩm xanh góp mặt tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Dự án pin cát của Alternō, ViGen của AI for Vietnam Foundation hay sản phẩm nhựa sinh học của Buyo Bioplastics cùng một loạt sản phẩm xanh khác đã góp mặt tại Triển lãm về Tăng trưởng Xanh.
Siết chặt quản lý hàng hóa xuất khẩu trong bối cảnh mới

Siết chặt quản lý hàng hóa xuất khẩu trong bối cảnh mới

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT về tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các vụ kiện phòng vệ thương mại

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các vụ kiện phòng vệ thương mại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Thương mại quốc tế quý 1/2025 của Campuchia tăng hơn 15%

Thương mại quốc tế quý 1/2025 của Campuchia tăng hơn 15%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Campuchia quý 1/2025 đạt 14,44 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Malaysia

Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Malaysia

Theo số liệu từ Cục Hải quan, quý 1/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Malaysia đạt 3,48 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Campuchia thu hơn 160 triệu USD từ xuất khẩu gạo trong quý 1/2025

Campuchia thu hơn 160 triệu USD từ xuất khẩu gạo trong quý 1/2025

Campuchia đã xuất khẩu 211.058 tấn gạo xay xát trong quý đầu tiên của năm 2025, tăng 26,8% từ mức 166.451 tấn năm 2024; doanh thu 160,5 triệu USD, tăng gần 30% từ mức 123,6 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Những địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng có thương mại trên 10 tỷ USD

Những địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng có thương mại trên 10 tỷ USD

Quý 1/2025, các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng có thương mại trên 10 tỷ USD lần lượt là Bắc Ninh, Hà Nội và Hải Phòng.
Trí tuệ nhân tạo sẽ là điểm nhấn tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN năm 2025

Trí tuệ nhân tạo sẽ là điểm nhấn tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN năm 2025

Hội chợ thương mại Trung Quốc - ASEAN lần thứ 22 (CAEXPO-22) sẽ tập trung vào việc trao đổi các lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo, kinh tế số.
Lãnh đạo Vinatex: Khởi động '90 ngày thử lửa' của ngành dệt may Việt Nam

Lãnh đạo Vinatex: Khởi động '90 ngày thử lửa' của ngành dệt may Việt Nam

Theo Chủ tịch Vinatex, thời gian Mỹ tạm hoãn áp thuế quan mới là "90 ngày thử lửa" cho sức bền và tinh thần gắn kết của cả hệ thống trong tập đoàn.
Đến năm 2045 Việt Nam có ít nhất 3 HTX lọt top toàn cầu

Đến năm 2045 Việt Nam có ít nhất 3 HTX lọt top toàn cầu

Đây là chia sẻ của Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025.
Lào xuất khẩu lô cá tra nuôi đầu tiên sang Trung Quốc

Lào xuất khẩu lô cá tra nuôi đầu tiên sang Trung Quốc

Lào vừa xuất khẩu thành công lô hàng cá tra nước ngọt nuôi tại trang trại đầu tiên sang Trung Quốc, đánh dấu một cột mốc lịch sử cho ngành thủy sản của quốc gia này.
Trái bưởi Việt Nam chính thức lên kệ Lotte Mart Hàn Quốc

Trái bưởi Việt Nam chính thức lên kệ Lotte Mart Hàn Quốc

Sự kiện trái bưởi Việt Nam có mặt tại Lotte Mart Hàn Quốc đánh dấu mốc quan trọng đối với ngành xuất khẩu nông sản và khẳng định chất lượng vượt trội của trái cây Việt.
Những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Tây Ban Nha

Những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Tây Ban Nha

Cà phê, điện tử, dệt may là những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Tây Ban Nha trong quý 1/2025.
FTA Index 2024: Công cụ mới đánh giá hội nhập kinh tế tại các địa phương

FTA Index 2024: Công cụ mới đánh giá hội nhập kinh tế tại các địa phương

Chiều 8/4, Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương năm 2024.
Ba địa phương ĐBSCL có thương mại tỷ USD quý 1/2025

Ba địa phương ĐBSCL có thương mại tỷ USD quý 1/2025

Quý 1/2025, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận gần 11 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu, có ba địa phương đạt giá trị thương mại tỷ USD.
Cà Mau chỉ đạo ổn định thị trường tôm sau khi Mỹ công bố thuế mới

Cà Mau chỉ đạo ổn định thị trường tôm sau khi Mỹ công bố thuế mới

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo rà soát, đánh giá tác động hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của thuế đối ứng.
Campuchia kêu gọi doanh nghiệp Việt tăng đầu tư vào cây cao su

Campuchia kêu gọi doanh nghiệp Việt tăng đầu tư vào cây cao su

Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam tăng cường đầu tư vào các khu công nghiệp - nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chế biến cao su và các sản phẩm nông nghiệp khác.
10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2025

10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2025

Quý 1/2025, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 56 thị trường chính trên thế giới, trong đó Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia là những thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Việt Nam nhập siêu gần 4 tỷ USD từ ASEAN trong quý 1/2025

Việt Nam nhập siêu gần 4 tỷ USD từ ASEAN trong quý 1/2025

Quý 1/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN đạt 22,2 tỷ USD, Việt Nam nhập siêu 3,8 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu quý 1/2025 lập kỷ lục 10 năm

Xuất nhập khẩu quý 1/2025 lập kỷ lục 10 năm

Quý 1/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 202 tỷ USD, là mức cao nhất của quý 1 trong giai đoạn 2016 - 2025.
Xem thêm