Chuyển đổi số logistics tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Việc áp dụng chuyển đổi số trong logistics giúp giảm chi phí dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng tốt hơn các cơ hội để phát triển thị trường, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.

Chiều 9/1, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Dự án Thương mại số tại Việt Nam (VDT) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành logistics”.

Logistics là một trong 8 ngành cần được ưu tiên chuyển đổi số trước

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, logistics có vai trò quan trọng đối với toàn bộ quá trình từ sản xuất xã hội, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối đến tiêu dùng, tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp ngày càng lớn đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của đất nước.

"Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do và với lợi thế địa kinh tế, ngành dịch vụ logistics Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu," ông Trần Thanh Hải nói.

Cùng với tiến trình hội nhập, sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư cũng như việc thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, ngành logistics Việt Nam cũng đạt được một số kết quả nhất định.

Theo đó, chỉ số hiệu quả logistics (LPI) năm 2023 đạt 3,3 điểm, đứng thứ 43/139 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 5 trong các nước ASEAN, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ khá cao, đạt 14 - 16%/năm với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm, số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Về chuyển đổi số trong logistics, ông Trần Thanh Hải thông tin, một trong những nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định số 200 ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ là “Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng nhằm đạt chất lượng dịch vụ logistics cao hơn”.

Bên cạnh đó, theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, logistics là một trong 8 ngành cần được ưu tiên chuyển đổi số trước.

"Là một trong những ngành then chốt, logistics cần được đầu tư kỹ lưỡng, đặc biệt trong khía cạnh chuyển đổi số để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Việc ứng dụng công nghệ trong logistics sẽ mang lại nhiều lợi ích, tối ưu hiệu quả, từ đó góp phần giảm chi phí logistics nói chung cho toàn bộ nền kinh tế, hiện thực hóa mục tiêu trọng yếu của bất cứ quốc gia nào, đặc biệt với Việt Nam khi mà chi phí logistics vẫn chiếm tỷ trọng cao".
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Việt Nam đang trở thành trung tâm lý tưởng cho vận chuyển hàng hải

Theo số liệu tại hội nghị, Việt Nam hiện có hơn 35.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, trong đó trên 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về cơ cấu, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất với 95,9%, tiếp đến là doanh nghiệp FDI (2,3%), hợp tác xã (1,4%) và doanh nghiệp Nhà nước (0,4%).

Các doanh nghiệp dịch vụ logistics tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nền kinh tế phát triển mạnh như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai.

Về cơ cấu ngành nghề, hoạt động chính của các doanh nghiệp dịch vụ lô diện tích là vận tải đường bộ (56,2%), dịch vụ chuyển phát và kho bãi (35,5%), và dịch vụ hỗ trợ vận tải (5%).

Ông Trevor O'Regan, Chuyên gia quốc tế, Dự án Thương mại số tại Việt Nam của USAID cho biết, ngành logistics Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội khi có vị trí chiến lược, đường bờ biển trải dài cùng các cảng quốc tế lớn (Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Vũng Tàu) khiến Việt Nam trở thành trung tâm lý tưởng cho vận chuyển hàng hải.

Bên cạnh đó, logistics chiếm khoảng 4,5% GDP tại Việt Nam và đang tăng trưởng với tốc độ 14-16% mỗi năm. Chính phủ cũng đang đầu tư mạnh vào hạ tầng logistics, bao gồm xây dựng đường cao tốc mới, mở rộng sân bay.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, chuỗi cung ứng của Việt Nam phải đối mặt với những thách thức như chi phí logistics cao, khoảng cách về cơ sở hạ tầng và các quy định phức tạp trong một số trường hợp.

“Ngành logistics của Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, với 68% công ty đầu tư vào công nghệ mới. Các đổi mới chính bao gồm hệ thống quản lý kho bãi và vận tải, dự báo dựa trên AI và các giải pháp theo dõi lộ trình dựa trên Internet vạn vật (IoT). Điều này giúp các công ty vượt qua khoảng cách về cơ sở hạ tầng, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất chế tạo và thương mại điện tử đang mở rộng của Việt Nam".
Ông Trevor O'Regan, Chuyên gia quốc tế, Dự án Thương mại số tại Việt Nam của USAID

Trình bày dự thảo Báo cáo "Chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị" do nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế của Dự án Thương mại số tại Việt Nam (VDT) thực hiện, bà Phạm Thị Lan Hương, Chuyên gia trong nước, Dự án Thương mại số tại Việt Nam của USAID cho hay, dự án nhằm đánh giá mức độ chuyển đổi số trong các nhóm ngành dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải và giao hàng chặng cuối tại Việt Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể.

Theo bà Lan Hương, kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong các doanh nghiệp logistics tương đối cao.

"Tuy nhiên, đa phần doanh nghiệp logistics tại Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số. Nguồn vốn hạn chế, sự đầu tư nguồn lực, ngân sách cho hoạt động chuyển đổi số còn hạn chế và thiếu nhân sự có năng lực chuyên môn là những rào cản chính đối với các doanh nghiệp logistics hiện nay, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ," bà Lan Hương cho hay.

Giải pháp để ngành logistics Việt Nam "vươn mình"

Đối với những rào cản, hạn chế nêu trên, tại hội thảo, các chuyên gia đã tập trung thảo luận, thống nhất kiến nghị với cấp có thẩm quyền, các cơ quan chức năng về một số chính sách, giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong logistics, giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ, góp phần từng bước đưa ngành dịch vụ logistics Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.

Cụ thể, chuyên gia Trevor O'Regan khuyến nghị rằng, Việt Nam nên xem xét phát triển các doanh nghiệp phục vụ mục đích đặc biệt (Special Purpose Vehicle – SPV) đẳng cấp thế giới để trở thành quốc gia dẫn đầu về đổi mới logistics.

"Đồng thời, xem xét thành lập một trường đại học và viện nghiên cứu chuyên về chuỗi cung ứng toàn cầu với AI, thương mại số, logistics và tính bền vững để giáo dục đào tạo kỹ thuật và dạy nghề về quản lý chuỗi cung ứng và logistics," ông Trevor O'Regan đề xuất.

Cũng theo vị chuyên gia này, Việt Nam nên đặt mục tiêu trở thành top 5 trung tâm logistics xanh toàn cầu để đầu tư trong dài hạn. Cùng với đó là hợp tác chặt chẽ hơn với Thái Lan để tận dụng lợi thế của nhau trong việc biến hai nước láng giềng ASEAN thành địa điểm hàng đầu thế giới về logistics và thương mại điện tử.

Ông Trevor O'Regan cũng đề xuất thành lập quỹ khởi nghiệp logistics xanh do Nhà nước hậu thuẫn, tập trung vào việc đưa những ý tưởng mới và các giải pháp sáng tạo về logistics xanh ra thị trường. Từ đó, tạo nguồn cung đa dạng về các giải pháp chuyển đổi số với chi phí hợp lý, giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn tối ưu hơn.

Chuyển đổi số logistics tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Thu Thảo/Mekong ASEAN.

Đối với doanh nghiệp, bà Phạm Thị Lan Hương cho rằng, các doanh nghiệp trước tiên nên tự giải quyết bài toán nội lực trong khi chờ đợi những thay đổi từ các yếu tố khách quan.

“Về nhận thức, tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp không có cùng nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số, điều này tiềm ẩn nguy cơ chống đối trong giai đoạn đầu triển khai.

Theo đó, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược/kế hoạch chuyển đổi số, thể hiện vai trò của tất cả các bộ phận trong kế hoạch đó. Đồng thời, truyền thông đầy đủ và xây dựng cơ chế KPI cho các đầu mục công việc về chuyển đổi số. Chia nhỏ mục tiêu chuyển đổi số, làm từ những ứng dụng đơn giản trước. Tìm kiếm các giải pháp dạng “on cloud” thay vì viết riêng cho doanh nghiệp mình," bà Lan Hương nêu đề xuất.

Bà Bùi Thị Hải Yến, ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) nhận định, muốn thúc đẩy chuyển đổi số trong logistics trước tiên là thay đổi tư duy người lãnh đạo, sau đó là phải thay đổi các khái niệm vốn đã quá quen thuộc, phản ánh phương thức logistics truyền thống. Theo bà, chuyển đổi số không phải vấn đề công nghệ mà trước tiên là vấn đề về cơ chế và nhận thức.

“Thời vận của Việt Nam nay đã khác, các yếu tố cần và đủ đã hội đủ, cả xã hội đang 'vươn mình'. Trong đó, các công trình kiến tạo logistics hiện đại đang được hình thành với các cảng quốc tế, mạng lưới đường sắt tốc độ cao liên vận quốc tế, các trung tâm logistics hiện đại. Vì thế, chiến lược phát triển logistics Việt Nam không chỉ là tự lo cho tốt mà phải vươn lên, vươn xa trở thành một trong những trung tâm logistics tiên tiến hàng đầu trong khu vực và quốc tế,” bà Yến nhấn mạnh.

VILOG 2025: Đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy logistics xanh

VILOG 2025: Đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy logistics xanh

Với chủ đề “Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics”, sự kiện VILOG 2025 sẽ giới thiệu các giải pháp số hoá và kết nối hợp tác, thúc đẩy ngành logistics bền vững và hiệu quả hơn.
Phú Mỹ và PTSC ký hợp tác chiến lược trong lĩnh vực logistics

Phú Mỹ và PTSC ký hợp tác chiến lược trong lĩnh vực logistics

Tổng giám đốc Phú Mỹ Phan Công Thành cho biết, việc hợp tác sẽ giúp Phú Mỹ tối ưu hóa hiệu suất vận hành, bảo đảm chuỗi cung ứng ổn định.
Việt Nam phấn đấu đến 2030-2045 phát triển được công nghiệp đường sắt

Việt Nam phấn đấu đến 2030-2045 phát triển được công nghiệp đường sắt

Thủ tướng Chính phủ cho biết mục tiêu đến năm 2030-2045, Việt Nam phải phát triển được công nghiệp đường sắt: làm chủ sản xuất toa xe, đầu máy và hệ sinh thái liên quan công nghiệp đường sắt.
Bến cảng 5 vạn tấn tại Chu Lai: Kích hoạt động lực mới cho logistics miền Trung

Bến cảng 5 vạn tấn tại Chu Lai: Kích hoạt động lực mới cho logistics miền Trung

Bến cảng 5 vạn tấn tại Cảng quốc tế Chu Lai là một trong tám công trình tiêu biểu chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh. Công trình đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển hạ tầng logistics khu vực miền Trung.
Campuchia thí điểm hệ thống niêm phong điện tử trong vận tải hàng hóa

Campuchia thí điểm hệ thống niêm phong điện tử trong vận tải hàng hóa

Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt (GDCE) vừa thông báo áp dụng thí điểm hệ thống theo dõi vận chuyển hàng hóa mới là sử dụng niêm phong điện tử, dự kiến bắt đầu từ ngày 1/4/2025.
Quảng Trị: Khởi công khu cảng cạn tại biên giới Việt - Lào

Quảng Trị: Khởi công khu cảng cạn tại biên giới Việt - Lào

Ngày 25/3, tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ khởi công Dự án Khu cảng cạn VSICO Quảng Trị.
Quảng Bình khởi công bến cảng kết nối giao thương khu vực Đông Nam Á

Quảng Bình khởi công bến cảng kết nối giao thương khu vực Đông Nam Á

Sáng 21/3, tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã diễn ra lễ khởi công Dự án bến cảng tổng hợp quốc tế Hòn La giai đoạn 1.
NESTGEN 2025 nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistics cho thế hệ trẻ

NESTGEN 2025 nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistics cho thế hệ trẻ

Nestlé Việt Nam ra mắt chương trình đào tạo trực tuyến NESTGEN 2025 từ ngày 18 – 20/3/2025, nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Quảng Nam: Phát triển trung tâm logistics tại Chu Lai

Quảng Nam: Phát triển trung tâm logistics tại Chu Lai

Cảng quốc tế Chu Lai (thuộc THILOGI - Tập đoàn thành viên của THACO) đang dần khẳng định vị thế là trung tâm logistics quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, kết nối Nam Lào và Bắc Campuchia.
Hải Dương chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án logistics gần 1.700 tỷ đồng

Hải Dương chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án logistics gần 1.700 tỷ đồng

UBND tỉnh Hải Dương vừa có quyết định số 501/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án Trung tâm dịch vụ logistics, cảng xăng dầu và hàng hóa, kho xăng dầu, khu dịch vụ thương mại tại thị xã Kinh Môn.
Viettel Post, Viettel Telecom có tân tổng giám đốc

Viettel Post, Viettel Telecom có tân tổng giám đốc

Thượng tá Phùng Văn Cường được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) còn Thượng tá Hoàng Trung Thành sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom).
Viettel Post báo lãi quý 4/2024 cao kỷ lục trong 4 năm

Viettel Post báo lãi quý 4/2024 cao kỷ lục trong 4 năm

Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post – mã chứng khoán: VTP) báo lãi sau thuế trong quý 4/2024 hơn 130,4 tỷ đồng, đánh dấu mức lợi nhuận theo quý cao nhất của doanh nghiệp này kể từ năm 2020.
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trước 10/2

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trước 10/2

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến sẽ được hoàn thiện trình Quốc hội xem xét trước ngày 10/2/2025.
Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 148 ngày 16/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ tại Cù lao Gò Con Chó, huyện Cần Giờ, TP HCM.
TP HCM: Xây dựng huyện Nhà Bè thành trung tâm logistics hiện đại

TP HCM: Xây dựng huyện Nhà Bè thành trung tâm logistics hiện đại

Chiều 31/12, UBND huyện Nhà Bè phối hợp Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tiềm năng và triển vọng phát triển ngành logistics trên địa bàn huyện Nhà Bè”.
10 sự kiện nổi bật ngành logistics Việt Nam năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành logistics Việt Nam năm 2024

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành logistics Việt Nam trong năm 2024.
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đầu tư hơn 495 tỷ đồng nâng cấp vũng quay tàu Lạch Huyện

Đầu tư hơn 495 tỷ đồng nâng cấp vũng quay tàu Lạch Huyện

Sau khi hoàn thành, vũng quay tàu Lạch Huyện sẽ giúp tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 165.000 tấn giảm tải và các cỡ tàu lớn hơn có thông số phù hợp phục vụ tàu quay trở ra, vào khu bến cảng Lạch Huyện.
Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Thời gian qua, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu về các khu thương mại tự do trên thế giới. Đây là một loại hình khu kinh tế có thể góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics.
Thủ tướng: Ngành logistics Việt Nam phải tăng trưởng 20% mỗi năm

Thủ tướng: Ngành logistics Việt Nam phải tăng trưởng 20% mỗi năm

Ngày 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 (VLF 2024) được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Lộ diện quán quân Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam năm 2024

Lộ diện quán quân Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam năm 2024

Vượt qua 16 đội thi tại vòng chung kết, đội D_LOG đến từ Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại (TP HCM) đã xuất sắc trở thành quán quân Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam năm 2024.
Chân dung WHA - tập đoàn Thái Lan trúng dự án KCN gần 180 ha tại Thanh Hóa

Chân dung WHA - tập đoàn Thái Lan trúng dự án KCN gần 180 ha tại Thanh Hóa

Xác định Việt Nam là một trong những quốc gia chiến lược trong quá trình mở rộng, Tập đoàn WHA đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam từ năm 2017 đến nay, với dự án đầu tay là khu công nghiệp WHA IZ 1 Nghệ An diện tích 2.100 ha.
Sắp diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Sắp diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 (VLF 2024) do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức với chủ đề “Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics” sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024 tại huyện Xuyên Mộc.
Khai mạc triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may năm 2024

Khai mạc triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may năm 2024

Triển lãm quốc tế HanoiTex & HanoiFabric 2024 dự kiến mở ra nhiều cơ hội gặp gỡ và hợp tác kinh doanh trong và ngoài nước.
51 đội lọt vào bán kết Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2024

51 đội lọt vào bán kết Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2024

Vòng bán kết sẽ diễn ra từ ngày 7-30/10/2024 với sự tham gia của 51 đội đến từ các trường đại học, cao đẳng và học viện trên khắp cả nước. Mỗi khu vực sẽ chọn ra 8 đội xuất sắc nhất để tiến vào vòng chung kết.
Doanh nghiệp nỗ lực đưa Việt Nam thành trung tâm logistics của khu vực và quốc tế

Doanh nghiệp nỗ lực đưa Việt Nam thành trung tâm logistics của khu vực và quốc tế

Chia sẻ tại cuộc gặp mặt với Thường trực Chính phủ, đại diện doanh nghiệp, hiệp hội bày tỏ quyết tâm nỗ lực, phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa để cùng nhau xây dựng đất nước tự chủ và hùng cường. Thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước.
Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Ngày 25/9, Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt và may Việt Nam – VTG 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP HCM.
Không 'bó cứng' quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng

Không 'bó cứng' quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, mặc dù là quy hoạch chi tiết nhưng không quy hoạch "bó cứng", cần bảo đảm tính tổng thể, tầm nhìn làm tiền đề cụ thể hóa trong quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển.
Thủ tướng kiểm tra, khảo sát một số dự án trọng điểm của TP Đà Nẵng

Thủ tướng kiểm tra, khảo sát một số dự án trọng điểm của TP Đà Nẵng

Trong chương trình công tác tại Đà Nẵng, sáng 1/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Cảng Chu Lai mở thêm các tuyến hàng hải mới

Cảng Chu Lai mở thêm các tuyến hàng hải mới

Cảng Chu Lai vừa mở thêm tuyến dịch vụ mới, kết nối trực tiếp đến các cảng lớn tại Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á.
Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường, Thilogi tăng cường dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc thông qua cảng biển quốc tế Chu Lai.
Phê duyệt đề án thí điểm cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Phê duyệt đề án thí điểm cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự án thí điểm cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn không chỉ giảm tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu mà còn giảm chi phí vận chuyển, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Hải Dương đồng ý chủ trương đầu tư trung tâm logistics hơn 1.400 tỷ đồng tại Kinh Môn

Hải Dương đồng ý chủ trương đầu tư trung tâm logistics hơn 1.400 tỷ đồng tại Kinh Môn

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương vừa đồng ý chủ trương đầu tư, triển khai thực hiện Dự án Trung tâm dịch vụ logistics, cảng xăng dầu và hàng hoá, kho xăng dầu, khu dịch vụ thương mại rộng gần 35 ha tại thị xã Kinh Môn, với tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng.
Thilogi tăng sức cạnh tranh bằng chuỗi dịch vụ logistics trọn gói

Thilogi tăng sức cạnh tranh bằng chuỗi dịch vụ logistics trọn gói

Với chuỗi dịch vụ logistics mang tính tích hợp cao, Thilogi đã khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh địa phương, góp phần phát triển lĩnh vực giao nhận - vận chuyển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Nam.
Hai “ông lớn” hợp tác nâng cao năng lực vận tải biển và logistics Việt Nam

Hai “ông lớn” hợp tác nâng cao năng lực vận tải biển và logistics Việt Nam

Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đạt được thỏa thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực vận tải biển và logistics tại Việt Nam.
Xem thêm