Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng đầu năm 2021 tăng 27,2%

xuất nhập khẩu Việt nAM
08:19 - 02/09/2021
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng đầu năm 2021 tăng 27,2%
0:00 / 0:00
0:00

Dù ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID - 19 nhưng tính chung 8 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính vẫn đạt ở mức cao so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 08/2021 ước tính đạt 53,7 tỷ USD, giảm 5,8% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính vẫn đạt ở mức cao, đạt 428,81 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2%; nhập khẩu đạt 216,26 tỷ USD, tăng 33,8%.

Cán cân thương mại 8 tháng năm 2021 ước tính nhập siêu 3,71 tỷ USD.

Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 07/2021 đạt 27,86 tỷ USD, cao hơn 865 triệu USD so với số ước tính. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 08/2021 đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,94 tỷ USD, giảm 9,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 19,26 tỷ USD, giảm 4,5%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Tám giảm 5,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 13,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 1,9%.

Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 55,69 tỷ USD, tăng 10,5%, chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 156,86 tỷ USD, tăng 25,5%, chiếm 73,8%.

Trong 8 tháng năm 2021 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,1% gồm:

Điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 35,7 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 31,3 tỷ USD, tăng 12,8%; Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 23 tỷ USD, tăng 49,9%; Hàng dệt may đạt 21,2 tỷ USD, tăng 9,7%; Giày dép đạt 12,6 tỷ USD, tăng 16,2%; Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,4 tỷ USD, tăng 41,9%.

Nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD

STT

Tên mặt hàng Xk

Tỷ trọng kim ngạch

tỷ( USD)

So với cùng kỳ

1

Điện thoại và linh kiện

35,7

13%

2

Điện tử, máy tính và linh kiện

31,3

12,8%

3

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng

23

49,9%

4

Hàng dệt may

21,2

9,7%

5

Giày dép

12,6

16,2%

6

Gỗ và sản phẩm gỗ

10,4

41,9%

Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng của một số mặt hàng nông, thủy sản tăng so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể: thủy sản đạt 5,6 tỷ USD, tăng 7,1%; rau quả đạt 2,5 tỷ USD, tăng 11,8%; hạt điều đạt 2,3 tỷ USD, tăng 15,1% (lượng tăng 19,2%); cà phê đạt 2 tỷ USD, tăng 1,1% (lượng giảm 6,9% nhưng do giá xuất khẩu tăng nên giá trị xuất khẩu tăng); cao su đạt 1,9 tỷ USD, tăng 61,4% (lượng tăng 23,3%); sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 776 triệu USD, tăng 28,4% (lượng tăng 13,4%); hạt tiêu đạt 666 triệu USD, tăng 50,2% (mặc dù lượng giảm 0,8% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng do giá xuất khẩu tăng).

Riêng mặt hàng gạo đạt 2,1 tỷ USD, giảm 6,8% (lượng giảm 14,8%); chè đạt 133 triệu USD, giảm 1,6% (lượng giảm 6%).

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản 8 tháng năm 2021

STT

Mặt hàng

Kim ngạch

Tỷ (USD)

Tăng

Giảm

1

Thủy sản

5,6

7,1%

2

Rau quả

2,5

11,8

3

Hạt điều

2,3

15,1

4

Cà phê

2

1,1

5

Cao su

1,9

61,4

6

Sắn và các sản phẩm từ sắn

0,776

28,4

7

Hạt tiêu

0,666

50,2

8

Gạo

2,1

6,8%

9

Chè

0,133

1,6%

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước tính đạt 2,29 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (giảm 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt 189,28 tỷ USD, tăng 22,5% và chiếm 89,1% (tăng 0,9 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 15,4 tỷ USD, tăng 14,9% và chiếm 7,2% (giảm 0,4 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 5,58 tỷ USD, tăng 7,1% và chiếm 2,6% (giảm 0,3 điểm phần trăm).

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,2 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 32,7 tỷ USD, tăng 19,8%.

Thị trường EU đạt 26,1 tỷ USD, tăng 14,5%. Thị trường ASEAN đạt 18,4 tỷ USD, tăng 23,3%. Hàn Quốc đạt 13,9 tỷ USD, tăng 9,9%. Nhật Bản đạt 13,5 tỷ USD, tăng 8,6%.

Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 07/2021 đạt 29,11 tỷ USD, cao hơn 412 triệu USD so với số ước tính.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 08/2021 ước tính đạt 27,5 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 9,65 tỷ USD, giảm 5,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,85 tỷ USD, giảm 5,4%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Tám tăng 21,2%, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước tăng 24,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,6%.

Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 216,26 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 76,05 tỷ USD, tăng 29,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 140,21 tỷ USD, tăng 36,4%.

Trong 8 tháng năm 2021 có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 88,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó:

Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 46,2 tỷ USD (chiếm 21,4% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 31,2 tỷ USD, tăng 35,5%; điện thoại và linh kiện đạt 12,5 tỷ USD, tăng 42,7%; vải đạt 9,5 tỷ USD, tăng 27,8%; chất dẻo đạt 8,1 tỷ USD, tăng 53,9%; sắt thép đạt 7,8 tỷ USD, tăng 43,5%; kim loại thường khác đạt 5,9 tỷ USD, tăng 57,3%; ô tô đạt 5,7 tỷ USD, tăng 64,2%; sản phẩm chất dẻo đạt 5,3 tỷ USD, tăng 18,3%; sản phẩm hóa chất đạt 5,1 tỷ USD, tăng 42,9%; hóa chất đạt trên 5 tỷ USD, tăng 59,3%.

Các mặt hàng nhập khẩu trên 1 tỷ USD

STT

Mặt hàng

Kim ngạch

(Tỷ USD)

Tăng

(So với cùng kỳ)

Giảm

(So với cùng kỳ)

1

Điện tử, máy tính và linh kiện

46,2

19,2

2

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng

31,2

35,5

3

Điện thoại và linh kiện

12,5

42,7

4

VẢI

9,5

27,8

5

Chất dẻo

8,1

53,9

6

Sắt thép

7,8

43,5

7

Kim loại thường

5,9

18,3

8

OTO

5,7

64,2

9

Sản phẩm chất dẻo

5,3

18,3

10

Sản phẩm hóa chất

5,1

42,9

11

Hóa chất

>5

59,3

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 204,16 tỷ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 94,4% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

Nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 96,6 tỷ USD, tăng 27,2% và chiếm 44,7% (giảm 2,3 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 107,56 tỷ USD, tăng 41,6% và chiếm 49,7% (tăng 2,7 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 12,1 tỷ USD, tăng 24% và chiếm 5,6% (giảm 0,4 điểm phần trăm).

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 72,5 tỷ USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 34,6 tỷ USD, tăng 20,5%. Thị trường ASEAN đạt 28,2 tỷ USD, tăng 47,4%. Nhật Bản đạt 14,5 tỷ USD, tăng 13,7%. Thị trường EU đạt 11 tỷ USD, tăng 17,1%. Hoa Kỳ đạt 10,4 tỷ USD, tăng 12,3%.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng Bảy nhập siêu 1,25 tỷ USD; 7 tháng nhập siêu 2,41 tỷ USD; tháng Tám ước tính nhập siêu 1,3 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,71 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 13,69 tỷ USD).

Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 20,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 16,65 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Giá lương thực, thực phẩm tăng tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 08/2021 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,51% so với tháng 12/2020 và tăng 2,82% so với tháng 08/2020. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng năm 2021, CPI tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 8 tháng tăng 0,9%.

Trong mức tăng 0,25% của CPI tháng 08/2021 so với tháng trước có 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 4 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 3 nhóm giữ giá ổn định.

Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới tháng 08/2021 giảm so với tháng trước.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng năm 2021 là 85,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó TP.Hồ Chí Minh có 24 nghìn doanh nghiệp (chiếm 28,1% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường), tăng 6,6%. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 43,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trong tháng 08/2021, cả nước có 5.761 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 68 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký 43,4 nghìn người, giảm 34,1% về số doanh nghiệp, giảm 44,6% về vốn đăng ký và giảm 39,1% về số lao động so với tháng 07/2021; giảm 57% về số doanh nghiệp, giảm 76,5% về số vốn đăng ký và giảm 54,9% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng năm 2021, cả nước có 81,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là gần 1.133,4 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 598,9 nghìn lao động; giảm 8% về số doanh nghiệp, giảm 7,5% về vốn đăng ký và giảm 13,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng năm 2021 là 114 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có gần 14,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Vốn đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 8 tháng năm 2021, ước tính đạt 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,31 tỷ USD, chiếm 71,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,44 tỷ USD, chiếm 12,4%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1,09 tỷ USD, chiếm 9,4%.

Nhìn chung, các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội tháng Tám và 8 tháng năm 2021 cơ bản duy trì và ổn định, đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn những khó khăn thách thức không nhỏ trong những tháng còn lại khi dịch bệnh COVID -19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo quyết liệt, điều hành dứt khoát và cương quyết để phát huy nguồn lực của cả hệ thống chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát từng bước đẩy nhanh phát triển kinh tế trong thời kỳ mới./.

Đọc tiếp