Trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: CTCP Giao thông số Việt Nam VDTC. |
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang tính đến việc tăng phí theo lộ trình với 4 tuyến cao tốc do doanh nghiệp này đầu tư, quản lý khai thác, theo thông tin trên Báo Giao thông.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 245km, thông xe toàn tuyến từ năm 2014, tổng mức đầu tư hơn 26.700 tỷ đồng, mức phí 1.250 đồng/PCU (đơn vị xe con quy đổi)/km.
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 50km được khai thác từ năm 2012, tổng mức đầu tư gần 8.600 tỷ đồng, mức phí đang thu là 1.500 đồng/PCU/km.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 245km, thông xe toàn tuyến từ năm 2014, tổng mức đầu tư hơn 26.700 tỷ đồng, mức phí 1.250 đồng/PCU/km.
Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 139km, thông xe toàn tuyến vào năm 2018, tổng mức đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng, mức phí 1.500 đồng/PCU/km.
Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55km, thông xe toàn tuyến từ năm 2015, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng, mức phí 2.000 đồng/PCU/km.
Hiện, VEC cũng đang là chủ đầu tư cao tốc Bến Lức - Long Thành, tổng mức đầu tư hơn 30.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025.
VEC cho biết, các cao tốc trên chưa được tăng phí từ khi đưa vào khai thác. Ngược lại có thời điểm còn giảm phí để hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo quyết định của bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt phương án tài chính hòa chung dòng tiền 5 dự án đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, lộ trình tăng phí là định kỳ 3 năm tăng 1 lần, mỗi lần tăng 12%.
Hiện nay, VEC đang xây dựng kế hoạch phí sử dụng dịch vụ đường bộ đối với 4 dự án đường cao tốc trên vào năm 2024 tuy nhiên chưa đề xuất mức tăng cụ thể, dự kiến phương án tăng phí sẽ được cơ quan có thẩm quyền đề xuất vào đầu năm 2024.