Xuất khẩu hụt hơi, cán cân thương mại thâm hụt nửa đầu tháng 1/2022

Thương Mại Việt nAM
07:00 - 20/01/2022
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,58 tỷ USD
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,58 tỷ USD
0:00 / 0:00
0:00
Bước sang tháng 1/2022, tổng giá trị xuất nhập khẩu giảm 12% so với tháng trước đó, gấp đôi so với mức giảm của nhập khẩu, khiến cán cân thương mại đổi chiều thâm hụt. 

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 1/2022 đạt 27,55 tỷ USD, giảm 12% so với tháng trước đó.

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng 5,1%.

Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 1/2022 đạt 12,96 tỷ USD, giảm 17,9% so với kỳ 2 tháng 12/2021.

Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 1 đạt mức cao nhất ở các mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,85 tỷ USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,58 tỷ USD; Hàng dệt may 1,44 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 1,38 tỷ USD; Giày dép các loại 878 triệu USD.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu chỉ giảm nhẹ 0,1%.

Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 1/2022 đạt 14,6 tỷ USD, giảm 6% so với kỳ trước đó.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 1 vẫn tăng 10,2%.

Như vậy, trong kỳ 1 tháng 12/2021, cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 1,64 tỷ USD.

Đáng chú ý, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 ngành Công Thương sáng 9/1 vừa qua, Bộ Công Thương đặt mục tiêu trong năm 2022 kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-8% so với năm 2021 và cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư.

Đến nay, Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác quan trọng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU (Liên minh châu Âu), Canada, Anh, Nga…

Các FTA không chỉ mở ra thị trường xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp khi nhiều dòng thuế đã hoặc đang giảm về 0% mà còn giúp thu hút đầu tư FDI tốt hơn. Với 16 FTA đã ký kết, trong đó có những hiệp định lớn như: CPTPP, EVFTA, RCEP đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến khá hấp dẫn tại khu vực ASEAN.

Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước ước tính xuất siêu 4 tỷ USD. Kết quả này tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 88,71 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6%.

Trong năm 2021, có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2021, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89,2%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm trước; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 7,1%, giảm 0,2 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,6%, giảm 0,4 điểm phần trăm; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,1%, bằng năm trước.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.