qc-phu-my

'Thời kỳ chỉ dựa vào tăng trưởng nguồn vốn để tăng năng suất đã qua'

Khu vực kinh tế tư nhân thường có hiệu quả sử dụng vốn cao, tuy nhiên xu hướng này lại có dấu hiệu đảo chiều trong 2 năm dịch bệnh. Đây có thể là chỉ dấu báo hiệu thời kỳ gia tăng sản lượng chỉ bằng cách gia tăng nguồn vốn đầu tư đã qua.

Khu vực kinh tế tư nhân cần tìm kiếm các động lực tăng trưởng khác ngoài gia tăng nguồn vốn. Ảnh minh họa
Khu vực kinh tế tư nhân cần tìm kiếm các động lực tăng trưởng khác ngoài gia tăng nguồn vốn. Ảnh minh họa

Đó là chia sẻ của ông Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam tại Diễn đàn kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp "vượt sóng" chiều ngày 17/11 tại Hà Nội.

Theo ông Bình, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đã có sự thay đổi lớn trong 10 năm qua: từ 0,8 triệu tỷ đồng năm 2010 đã tăng lên gần 29 triệu tỷ đồng năm 2021. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân đóng góp vô cùng lớn với khoảng 0,3 triệu tỷ đồng năm 2010, tăng lên 1,7 triệu tỷ đồng vào năm 2021.

Đáng chú ý, tốc độ tăng của vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân tăng mạnh trong năm 2021 (tăng 7,2%), trong khi toàn xã hội chỉ tăng 3,2%. Tốc độ tăng này được hỗ trợ bởi kênh trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2010-2021.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2010-2021.

Về hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR), nếu năm 2010 khu vực kinh tế Nhà nước cần 9,8 đồng để tạo ra 1 đồng GDP thì khu vực kinh tế tư nhân chỉ cần sử dụng 4,3 đồng để tạo ra 1 đồng GDP. Điều này cho thấy khu vực tư nhân sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Tuy nhiên xu hướng này đảo ngược trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, trong khi khu vực kinh tế Nhà nước vẫn duy trì mức 10 đồng vốn cho 1 đồng GDP thì khu vực tư nhân lại cần đến 23 đồng.

Đặc biệt, trong 2 năm vừa qua, mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn vẫn cao nhưng tốc độ tăng năng suất lao động lại liên tục giảm, sự đóng góp của TFP (Năng suất nhân tố tổng hợp - chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động) vào GDP cũng giảm theo.

Theo ông Bình: "Sự suy giảm của hệ số ICOR đầu tư tư nhân trong 2 năm vừa qua có thể là chỉ dấu báo hiệu thời kỳ gia tăng sản lượng chỉ bằng cách gia tăng nguồn vốn đầu tư đã qua và khu vực kinh tế tư nhân cần tìm kiếm các động lực tăng trưởng khác như công nghệ và nhân lực..."

Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giai đoạn 2010-2021.
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giai đoạn 2010-2021.
'Thời kỳ chỉ dựa vào tăng trưởng nguồn vốn để tăng năng suất đã qua'
Cũng phải đặt câu hỏi liệu các nguồn vốn đầu tư tư nhân như đã đăng ký, thống kê đã thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản lượng và giá trị gia tăng cho nền kinh tế hay không? Cách thức phân bổ, bơm vốn như thời gian qua đã hợp lý chưa, đã đến được các doanh nghiệp cần nhất chưa? Vốn có chạy từ khu vực sản xuất sang phi sản xuất, đầu tư vào tài sản dài hạn, chạy vòng vòng hay không?Ông Lê Duy Bình

Khẳng định đầu tư tư nhân cần chiến lược mới trong bối cảnh mới, trong nguy có cơ, ông Lê Duy Bình cho rằng cần những động lực mới cho khu vực này.

Cần gắn tăng trưởng về vốn với các yếu tố động lực tăng trưởng khác như nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực.

Đồng thời, cần có biện pháp để các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ có thể tiếp cận được nguồn vốn trước sự lấn át của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Phải có Nghị quyết riêng về phát triển doanh nghiệp

Cũng tại Diễn đàn kinh tế 2023 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, nhiều chuyên gia đã có những đóng góp ý kiến để doanh nghiệp “vượt sóng” trong giai đoạn tới.

Ông Nguyễn Hồng Long - Phó trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp nhận định, trong hai năm vừa qua, trước tình hình Covid-19, nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp đã chống chọi hiệu quả. Tuy nhiên dự báo quý 4/2022 và năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình chung của thế giới.

Chính phủ đã có nhiều cuộc họp để đưa ra đối sách cho tương lai của nền kinh tế cuối năm 2022 và năm 2023, chủ yếu tập trung vào hai chính sách quan trọng là tiền tệ và tài khóa. Tuy nhiên theo ông Long, Chính phủ sẽ chỉ đóng vai trò như “bà đỡ”, bản thân doanh nghiệp vẫn cần đóng vai trò chủ yếu để tồn tại và phát triển.

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, khu vực doanh nghiệp đông về số lượng, nhưng quy mô và tiềm lực không mạnh, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Thống kê cho thấy, bình quân một tháng có 18.100 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động thì cũng có 12.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Nói cách khác, trong nền kinh tế cứ 10 doanh nghiệp gia nhập mới và quay trở lại thì có 7 doanh nghiệp tạm thời hoặc vĩnh viễn rút lui khỏi thị trường.

Ông Hoàng Quang Phòng cho biết, trong văn bản góp ý Nghị quyết của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, VCCI đã nhất trí với việc cần phải có Nghị quyết riêng về phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ.

'Thời kỳ chỉ dựa vào tăng trưởng nguồn vốn để tăng năng suất đã qua'
Mục tiêu của VCCI mong muốn là doanh nghiệp tư nhân đăng ký chính thức theo Luật Doanh nghiệp đến năm 2025 có đóng góp 15% GDP, năm 2030 có đóng góp 20% của GDP. Hiện tại, con số đóng góp mới khoảng 9% GDP. Mục tiêu là có ít nhất 10 tập đoàn tư nhân trong nước quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp và 10 tập đoàn tư nhân trong nước quy mô lớn trong lĩnh vực dịch vụ. Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng

Đặc biệt, sự phát triển của doanh nghiệp cũng cần phát triển theo hướng phát triển bền vững với mục tiêu đến năm 2025, có ít nhất 20% số doanh nghiệp sản xuất được vận hành theo cơ chế kinh tế tuần hoàn.

VCCI cũng đề nghị các doanh nghiệp nỗ lực năng lực tự chủ tự cường, tự lập, nâng cao tính kết nối của doanh nghiệp tư nhân trong tham gia chuỗi sản xuất: Tỷ lệ nội địa hoá các ngành tăng thêm 10% tới năm 2025.

Theo TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong 2 năm vừa qua, Việt Nam đã duy trì được hình ảnh đất nước không ngừng cải cách. Tuy nhiên, bình diện vĩ mô hiện chưa có thêm ý tưởng và động lực mới cho quá trình cải cách. Nếu không thực hiện cải cách thể chế triệt để, sẽ khó để tạo ra sức bật, thay đổi về cơ cấu nền kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh.

Bà Minh cho biết, Chính phủ đã ban hành cơ sở ban đầu để thực thi các mô hình kinh tế mới như kinh tế ban đêm, đề án về kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp có cơ chế để thực thi. Tuy nhiên để đưa vào thực tế vẫn sẽ còn nhiều khó khăn.

Viện trưởng CIEM cũng cho rằng cần quan tâm đến việc theo đuổi và thực hiện phát triển bao trùm. Sự tham gia của phụ nữ vào quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển xã hội; vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Cần phải có giải pháp cụ thể để hỗ trợ các đối tượng này.

Cùng với đó, cần tăng cường huy động và sử dụng nguồn lực trong bối cảnh mới. Phải có cơ chế để người dân yên tâm bỏ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoàn thiện nhiều chính sách, trong đó chính sách cạnh tranh là chính sách quan trọng để nuôi dưỡng ý tưởng kinh doanh mới.

Lập liên doanh khai thác bến container số 3, 4 Lạch Huyện

Lập liên doanh khai thác bến container số 3, 4 Lạch Huyện

Liên danh bao gồm Cảng Hải Phòng (thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC) và công ty Terminal Investment Limited (TIL), công ty con về cảng container của MSC - hãng vận tải biển Mediterranean Shipping Company S.A.
Gom thêm 21 triệu cổ phiếu, Vietinbank Capital nâng sở hữu ở Viconship vượt 16%

Gom thêm 21 triệu cổ phiếu, Vietinbank Capital nâng sở hữu ở Viconship vượt 16%

Công ty TNHH MTV QLQ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank Capital) vừa có báo cáo giao dịch cổ phiếu VSC gửi CTCP Container Việt Nam (Viconship – HOSE: VSC), Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Chứng chỉ Halal mở cánh cửa rộng hơn vào thị trường Malaysia

Chứng chỉ Halal mở cánh cửa rộng hơn vào thị trường Malaysia

Bên cạnh những lợi thế về thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng đang đối mặt với những khó khăn nhất định tại thị trường Malaysia, bao gồm vấn đề về chứng chỉ Halal, về văn hóa tiêu dùng và áp lực cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác...
Hàng loạt cổ phiếu 'tăng nóng', triển vọng ngành phân bón ra sao?

Hàng loạt cổ phiếu 'tăng nóng', triển vọng ngành phân bón ra sao?

Cổ phiếu phân bón thời gian qua nhận được sự quan tâm của dòng tiền trên thị trường chứng khoán. Hầu hết các mã đã tăng hàng chục, thậm chí hàng trăm phần trăm, cho thấy kỳ vọng lớn của nhà đầu tư về triển vọng ngành này.
Vừa tăng vốn lên 8.700 tỷ đồng, Phát Đạt sắp phát hành thêm 131 triệu cổ phiếu

Vừa tăng vốn lên 8.700 tỷ đồng, Phát Đạt sắp phát hành thêm 131 triệu cổ phiếu

CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt (HOSE: PDR) ngày 5/7 công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc triển khai phương án phát hành và hồ sơ phát hành 131 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành 15%.
Vietcap triển khai tăng vốn lên 5.700 tỷ đồng

Vietcap triển khai tăng vốn lên 5.700 tỷ đồng

CTCP Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) ngày 4/7 công bố nghị quyết về việc triển khai tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Những điểm chạm cảm xúc nơi công sở

Những điểm chạm cảm xúc nơi công sở

Các chuyên gia cho rằng, việc nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp đề cao tính sáng tạo, hướng về cán bộ nhân viên sẽ tạo ra những điểm chạm cảm xúc riêng biệt cho người lao động nơi công sở.
Dragon Capital quay lại gom thêm cổ phiếu DGC

Dragon Capital quay lại gom thêm cổ phiếu DGC

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM ngày 3/7 công bố kết quả giao dịch cổ phiếu DGC của nhóm quỹ ngoại Dragon Capital.
Đánh thức tiềm năng ngành công nghiệp bán dẫn

Đánh thức tiềm năng ngành công nghiệp bán dẫn

Cho rằng công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp có tính chiến lược với nhiều quốc gia và Việt Nam không là ngoại lệ, ông Koen Soenens – Giám đốc Kinh doanh và Marketing tổ hợp khu công nghiệp DEEP C lưu ý Việt Nam cần ưu tiên cho hạ tầng và nhân lực để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư từ lĩnh vực này.
Doji trúng dự án 4.600 tỷ đồng ở Huế

Doji trúng dự án 4.600 tỷ đồng ở Huế

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định số 1759/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp – Tố Hữu.
Vietnam Airlines ký kết hợp tác với Korean Air

Vietnam Airlines ký kết hợp tác với Korean Air

Buổi ký kết diễn ra trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 30 năm đường bay và chào mừng hành khách thứ 15 triệu trên đường bay Việt Nam - Hàn Quốc ngày 3/7 của Vietnam Airlines.
Cổ đông Dệt may TNG sắp nhận thêm cổ phiếu mới

Cổ đông Dệt may TNG sắp nhận thêm cổ phiếu mới

Dệt may TNG đã duy trì 5 năm liên tiếp chia cổ tức tỷ lệ 16% cho cổ đông với 8% tiền mặt và 8% cổ phiếu.
LPBank thực hiện công bố thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ

LPBank thực hiện công bố thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank – HOSE: LPB) vừa có thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp, công bố thông tin của cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên.
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Thêm một công ty chứng khoán tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên

Thêm một công ty chứng khoán tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM ngày 2/7 công bố biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG).
Hai hãng bay của Việt Nam mở rộng hoạt động tại Hàn Quốc

Hai hãng bay của Việt Nam mở rộng hoạt động tại Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Vietnam Airlines và Vietjet đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác với đối tác nước bạn cũng như mở thêm đường bay mới tới đất nước này.
Sức hấp dẫn của ngành bán lẻ bách hóa và cơ hội cho Masan, MWG

Sức hấp dẫn của ngành bán lẻ bách hóa và cơ hội cho Masan, MWG

Sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng của người Việt, từ chợ truyền thống và các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ sang các chuỗi siêu thị, kênh online chính là mảnh đất màu mỡ cho các nhà bán lẻ bách hóa hiện đại như Masan, MWG...
Loạt ông lớn sắp lộ diện tại PGBank

Loạt ông lớn sắp lộ diện tại PGBank

Bên cạnh 3 cổ đông lớn, PGBank còn có hàng loạt cổ đông "gần lớn" sở hữu từ 3,3% - 4,9% vốn điều lệ ngân hàng. Nếu không thay đổi tỷ lệ sở hữu, những cổ đông này sẽ tiến hành công bố thông tin theo Luật các Tổ chức tín dụng mới.
Viconship chi hơn 2.000 tỷ đồng nâng sở hữu tại Nam Hải Đình Vũ lên 100%

Viconship chi hơn 2.000 tỷ đồng nâng sở hữu tại Nam Hải Đình Vũ lên 100%

Bên cạnh nâng sở hữu tại Cảng Nam Hải Đình vũ lên 100%, Vinconship cũng sẽ thoái vốn khỏi Hyatt Place – dự án khách sạn hợp tác cùng T&D Group.
Novaland dùng một phần dự án Aqua City đảm bảo cho lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng

Novaland dùng một phần dự án Aqua City đảm bảo cho lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - HOSE: NVL) vừa công bố thông tin việc bổ sung bên bảo đảm và tài sản bảo đảm cho Trái phiếu NVLH2123010. Bên bảo đảm bổ sung là Công ty TNHH Bất động sản Gia Đức.
Đức là thị trường xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lớn nhất của Việt Nam trong EU

Đức là thị trường xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lớn nhất của Việt Nam trong EU

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Đức là thị trường xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, đứng sau là Ba Lan, Hà Lan, Italy, Síp, Đan Mạch…
Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo

Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo

Thuế nhập khẩu gạo vào Philippines sẽ được giảm từ 35% xuống còn 15% dự kiến từ tháng 8/2024.
Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo

Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo

Thuế nhập khẩu gạo vào Philippines sẽ được giảm từ 35% xuống còn 15% dự kiến từ tháng 8/2024.
Việt Nam xuất khẩu tôm sang 103 thị trường trong 5 tháng

Việt Nam xuất khẩu tôm sang 103 thị trường trong 5 tháng

Theo VASEP, 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 103 thị trường, mang về 1,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Hải Dương: Haduwaco đảm bảo cung cấp nước cho người dân

Hải Dương: Haduwaco đảm bảo cung cấp nước cho người dân

Nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân trong mùa nắng nóng, CTCP Kinh doanh nước sạch Hải Dương đã xây dựng kế hoạch cấp nước liên tục, ổn định, bảo đảm chất lượng.
Bình Dương sắp tổ chức đối thoại với doanh nghiệp FDI

Bình Dương sắp tổ chức đối thoại với doanh nghiệp FDI

UBND tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp nước ngoài thuộc 4 thị trường Nhật Bản, Trung Quốc (Đài Loan), Hàn Quốc và khối doanh nghiệp sử dụng tiếng Anh trong khoảng thời gian từ tháng 6-9/2024.
Xuất khẩu thịt heo toàn cầu dự báo tăng 4% trong năm 2024

Xuất khẩu thịt heo toàn cầu dự báo tăng 4% trong năm 2024

Thông tin tại báo cáo ngành chăn nuôi heo của TPS, dự kiến sản lượng xuất khẩu thịt heo năm 2024 sẽ đạt mức 10,5 triệu tấn, tương ứng tăng 4% so với năm trước.
Hải Dương kết nối tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực tại Quảng Ninh

Hải Dương kết nối tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực tại Quảng Ninh

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương, nhằm đưa đến tận tay người tiêu dùng sản phẩm đặc sản, có thương hiệu, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
Mỹ ăn liền của Việt Nam không còn bị kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU

Mỹ ăn liền của Việt Nam không còn bị kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU

Theo Quy định mới nhất được công bố bởi EC, mỳ ăn liền của Việt Nam đã được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU.
Ngày hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ tại Hải Dương

Ngày hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ tại Hải Dương

Tổng diện tích sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy của huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) hiện đạt 550 ha. Sản lượng rươi đạt 450 tấn/năm, cáy 200 tấn/năm, lúa 3.000 tấn/năm; giá trị sản phẩm đạt từ 400 - 450 triệu đồng/ha/năm.
Hai doanh nghiệp dệt may chốt danh sách nhận cổ tức trong tuần tới

Hai doanh nghiệp dệt may chốt danh sách nhận cổ tức trong tuần tới

Trung tuần tháng 6/2024, có 2 doanh nghiệp ngành may sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức, trong đó May Hữu Nghị chia cổ tức bằng tiền mặt và Dệt may Thành Công chia cổ phiếu thưởng.
Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ Văn học Nghệ thuật trẻ

Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ Văn học Nghệ thuật trẻ

Câu lạc bộ Văn học Nghệ thuật trẻ là tổ chức trực thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương, được thành lập theo quyết định của Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương, hoạt động theo điều lệ Hội.
Vedan Việt Nam phát triển thêm ngành hàng thực phẩm đông lạnh

Vedan Việt Nam phát triển thêm ngành hàng thực phẩm đông lạnh

Công ty Vedan Việt Nam đã phát triển thêm ngành hàng thực phẩm đông lạnh, dự kiến chính thức giới thiệu ra thị trường vào cuối tháng 5 này.
10 thị trường xuất khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam

10 thị trường xuất khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam

Mặc dù Việt Nam xuất khẩu phân bón nhiều sang các thị trường đơn lẻ tại ASEAN hoặc các thị trường lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc, tuy nhiên đây đều không phải là các thị trường có giá phân bón xuất khẩu trung bình cao nhất.
Hải Dương khởi động Chương trình vải thiều Thanh Hà gắn với các tour du lịch

Hải Dương khởi động Chương trình vải thiều Thanh Hà gắn với các tour du lịch

Chương trình vải thiều Thanh Hà, Hải Dương - Hành trình cùng các tour du lịch được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh, đẩy mạnh tiêu thụ và nâng cao giá trị của sản phẩm, đồng thời là điểm nhấn du lịch miệt vườn trong hành trình khi đến với Hải Dương.
Cà Mau duyệt phương án phát triển ngành tôm, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư

Cà Mau duyệt phương án phát triển ngành tôm, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư

Cà Mau dự kiến sẽ dành 20.000 tỷ đồng để phát triển ngành tôm đến năm 2030, hướng đến mục tiêu đưa ngành tôm tỉnh này thành trung tâm lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm