Bộ đôi VCB, TCB 'gồng gánh' đưa VN-Index lên mốc 1.195 điểm

VCB TCB
16:16 - 25/07/2023
Giao dịch nhóm tài chính và bảo hiểm phiên 25/7.
Giao dịch nhóm tài chính và bảo hiểm phiên 25/7.
0:00 / 0:00
0:00
Thị trường có dấu hiệu điều chỉnh sau chuỗi phiên tăng mạnh và gần chạm tới ngưỡng cản 1.200 điểm. Tuy nhiên nhóm ngân hàng đã tung lực đỡ kịp thời để VN-Index tiếp tục tiến bước.

Chỉ số đóng cửa phiên 25/7 tại mốc 1.195,9 điểm, tăng hơn 5 điểm so với kết phiên hôm qua. HNX-Index tăng 0,4 điểm còn UPCoM giảm nhẹ. Thanh khoản vẫn giữ ở mức cao với hơn 22.800 tỷ đồng được giao dịch. Khối ngoại cũng gia tăng giao dịch với hơn 3.200 tỷ đồng và mua ròng nhẹ hơn 8 tỷ đồng.

HPG trở lại vị trí đứng đầu trong danh sách mua ròng của khối ngoại, với giá trị gần 72 tỷ đồng. VRE, SSI, GEX cũng được mua ròng hơn 30 tỷ đồng. Nhiều mã được mua ròng trên 20 tỷ đồng, như HDB, VHM, HSG, MSN, GMD...

Ngược lại, VNM bị bán ròng mạnh nhất, với giá trị gần 140 tỷ đồng. Tiếp theo là MSB với 76 tỷ đồng. Danh sách bán ròng còn có DGW, VPB, VCB, POW, STB, DGC...

VCB là mã có tác động tích cực nhất đến thị trường, với mức tăng 3,5%. Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền để VCB chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 18,1%. Hiện, VCB vẫn đang giao dịch ở quanh vùng đỉnh lịch sử 91.000 đồng, tăng hơn 30% so với thời điểm đầu năm 2023.

Ngoài VCB, TCB cũng tăng tốt với tỷ lệ +3,2%. Techcombank vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với điểm sáng về tiền gửi không kỳ hạn (CASA) khi chứng kiến đà tăng trở lại, từ 32 % cuối quý 1 lên gần 35% cuối quý 2, đánh dấu sự hồi phục sau 4 quý sụt giảm liên tục.

Tuy nhiên do thu nhập lãi thuần giảm nên lợi nhuận trước thuế quý 2 của ngân hàng giảm 22,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5.649 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, Techcombank đạt 11.272 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương hơn 51% so với kế hoạch đặt ra cả năm (22.000 tỷ đồng).

Trong VN30, các mã giữ được sắc xanh còn có ACB, BID, GAS, CTG, FPT, SAB, SSI, TPB, VJC, VNM, VRE. Còn lại ở chiều giảm, điều chỉnh mạnh nhất là GVR -1,8%, MWG -1,7%.

Thị trường tăng điểm chủ yếu nhờ sức kéo của VCB, TCB và một số cổ phiếu vốn hoá lớn nên số mã giảm giá vẫn nhiều hơn số mã tăng. Nhóm ngân hàng tích cực nhất khi chỉ có vài mã giảm giá là BAB, HDB, MSB, PGB, STB, VIB; mức giảm chỉ dưới 1%. MSB hôm nay khớp lệnh đột biến 29,4 triệu đơn vị, dẫn đầu nhóm ngân hàng.

Tại nhóm bất động sản và xây dựng, bộ đôi DIG, CEO tăng tốt với tỷ lệ 2,4 và 3,9%. DIG đứng thứ hai về thanh khoản thị trường với 40,7 triệu đơn vị được khớp lệnh. Dẫn đầu thanh khoản là NVL với 42,4 triệu đơn vị. Mã này đứng tham chiếu.

CEO hôm nay tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2023, sau lần 1 thất bại hồi cuối tháng 6. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2023 với mục tiêu doanh thu 3.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022; lợi nhuận sau thuế 315 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ (năm 2022 CEO lãi 310 tỷ đồng).

Các mã tăng giá còn có VRE, VCG, HDC, CTD, TCH, REE... Ngược lại, sắc đỏ ghi nhận ở DXG, CII, KBC, VHM, VIC, BCG, NLG, DPG, KDH, HHV, LCG...

Nhóm chứng khoán áp đảo bởi sắc đỏ. HAC giảm sâu nhất 4%. VND, VIX, HCM, HBS, TVB, VDS... đều giảm giá. SSI tăng nhẹ 0,3%. Ngoài ra còn có TVS, VCI, VFS, VUA, CSI, BSI cũng giữ được sắc xanh.

Nhìn chung, VN-Index phiên hôm nay đóng cửa giữ được sắc xanh trong bối cảnh thanh khoản duy trì ở mức cao cho thấy tâm lý dòng tiền tham gia chủ động. Đây chính là yếu tố quan trọng để duy trì sức cầu nhằm mở ra cơ hội chinh phục 1.200 trong tuần này.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.